Xưa nay, các nhân sĩ thành công mà còn để được tiếng thơm muôn đời thì đa phần đều là coi nhẹ được mất; sống luôn biết suy nghĩ cho người khác mà tự an vui; tâm không truy cầu mà phúc đức đầy nhà; cuộc đời thanh nhàn mà con cháu lại được giàu sang phú quý.

Coi nhẹ được mất thế gian

Cổ nhân giảng “Thiên nhân hợp nhất”, tin vào thiên lý “Thiện ác hữu báo”. Văn hóa truyền thống là kết tinh giao thoa của ba gia phái là Nho giáo, Thích giáo và Đạo giáo. Dù góc độ khác nhau, nhưng thực chất là dạy người ta làm sao đối xử với được mất nơi thế gian con người; làm sao hành thiện tích đức; làm sao để không làm việc xấu, không tạo nghiệp, đề cao ngộ tính; làm sao có thể bước trên con đường tu luyện, tu thành chính quả. 

Trong dân gian lưu truyền gia tộc Phạm thị của Phạm Trọng Yêm. Trong lịch sự có câu nói “Phúc không quá ba đời”, tuy nhiên gia tộc này lại hưng thịnh tới tám đời; tới ngày nay vẫn còn hậu thế. Nếu cổ nhân tầm nhìn thiển cận, làm việc bất chấp hậu quả, không suy xét tới tương lai, chắc chắn sẽ không có được thành tựu như vậy; sẽ không có được đại gia tộc nổi danh hậu thế như vậy. 

Phạm Trọng Yêm (989 -1052), là danh thần nổi tiếng thời Bắc Tống, từ nhỏ khắc khổ đọc sách; học tập các kinh điển Nho gia như Kinh Thi, Thượng Thư, Lễ Ký, Xuân Thu v.v. Sau này, ông còn tiếp thu ảnh hưởng của tư tưởng Phật gia, kính tín Thần Phật.

Thứ để lại cho con cháu là phúc đức

Phạm Trọng Yêm sống cả đời cần kiệm, chất phác
Phạm Trọng Yêm sống cả đời cần kiệm, chất phác (ảnh Aboluowang)

Làm quan mấy chục năm, ông sống vô cùng cần kiệm, chất phác. Mặc dù đã làm tới chức tể tướng nhưng ông vẫn không xây dựng phủ đệ đàng hoàng. Có người chủ trương xây dựng nhà mới cho ông, ông nói: “Cái mà con người truy cầu chỉ là đạo nghĩa. Một người nếu trong tâm đã có đạo nghĩa thì bất kể thân ở nơi nào thì tâm cũng đều vui thích”.

Những năm cuối đời sau khi bị cắt chức, ông dùng tiền tích góp của mình trong nhiều năm mua một nghìn mẫu đất màu mỡ tại Tô Châu; gạo thu hoạch được dùng để cứu tế những người nghèo khó trong gia tộc. 

Có người không lý giải được cách làm của ông, nên tới khuyên răn: “Ông làm như vậy thì con cháu sau này làm thế nào? Họ có thể vì nguyên nhân này mà oán hận ông đó”. Phạm Trọng Yêm thở dài đáp: “Nếu chúng thực sự oán hận ta, thì đã không hiểu ta rồi. Ta lưu lại cho chúng là tài phú còn quý báu hơn nhiều”. 

Luôn suy nghĩ cho người khác

Năm Cảnh Hựu thứ hai (năm 1035), Phạm Trọng Yêm làm quan tại Tô Châu, ông mua một mảnh đất tên “Nam viên”; vốn định xây dựng làm nhà ở riêng. Thầy phong thủy nói với ông: “Mảnh đất này là phong thủy bảo địa. Ai có nó trong tay thì gia đình sẽ không ngừng có công khanh quý nhân”

Sau khi nghe vậy, ông nói: “Nếu mảnh đất này đã có phong thủy tốt như vậy, chi bằng xây dựng một trường học tại đây; để nó có thể bồi dưỡng thêm nhiều nhân tài cho xã hội; chẳng phải tốt hơn nhiều so với việc gia tộc của ta xuất hiện nhiều công khanh quý nhân hay sao?”

Vì vậy, ông tu sửa nơi đây thành Tô Châu quận học, còn mời người có uy tín tới dạy. Bởi chịu ảnh hưởng của phong trào học tập lười nhác khi đó, dù “học trò có hàng mấy trăm, nhưng đa số không được dẫn dắt dạy dỗ”. 

Để xoay chuyển vấn đề học sinh không giữ kỷ luật, ông cho con trai cả là Phạm Thuần Điếu vào học. Trong trường mặc dù là người ít tuổi nhất, nhưng Phạm Thuần Điếu sau khi nhập học hết sức tuân thủ kỷ luật và quy tắc nên các học sinh dần dần không dám phạm lỗi; khiến không khí học tập trong trường thay đổi. Sau đó nơi đây trở thành ngôi trường nổi tiếng thời đó; bồi dưỡng ra không ít nhân tài. 

Cứ cho đi rồi sẽ được nhận lại, tâm biết đủ thì nơi đâu cũng an ổn
Cứ cho đi rồi sẽ được nhận lại, tâm biết đủ thì nơi đâu cũng an ổn (ảnh Aboluowang)

Cho đi rồi sẽ được nhận lại

Không lo được mất, dùng tâm bình thản đối đãi với những chìm nổi trong cuộc đời; đây là một cảnh giới không dễ đạt được. Lão Tử từng viết trong “Đạo Đức kinh”: “Ồn ào náo nhiệt đều vì lợi mà bôn tẩu”, đó là nói chốn nhân gian, đại đa số mọi người đều vị lợi ích cá nhân mà bận rộn ngược xuôi. Đạo đức, nhân nghĩa, ai cũng có thể từng nghe qua; nhưng vào thời khắc then chốt, hỏi có bao nhiêu người có thể buông bỏ lợi ích cá nhân, nghĩ cho người khác đây?

Trong tác phẩm “Nhạc Dương lâu ký”, Phạm Trọng Yêm viết: “Không vui buồn vì được mất cá nhân”, đó chính là loại cảnh giới này. Ông còn viết: “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”. Tấm lòng quảng đại của Phạm Trọng Yêm thật khiến người ta cảm phục.

Cổ nhân tin rằng “Đức” là rất quan trọng với con người. Không có đức tích lũy lại từ hành thiện kiếp trước, thì không có tài phú và công danh lợi lộc kiếp này. Tất cả mọi thứ trong đời người đều có số mệnh an bài.

Sống thuận theo tự nhiên, không cưỡng cầu để tránh tạo nghiệp. Hơn nữa, dù đạt được điều gì thì cũng phải biết cảm tạ Thần Phật; trong tâm có sự tôn kính. Dù mất đi điều gì thì trong tâm cũng không đau buồn, oán hận; vì mắt nhìn thấy là mất, nhưng trên thực tế là đã đắc được “Đức”; đây mới là thứ trân quý nhất đối với sinh mệnh. Có Đức rồi thì phúc báo mới có thể kéo dài, gia tộc mới có thể phồn thịnh.

Theo Secret China