Người xưa vẫn dạy rằng không được lãng phí thức ăn. Nhưng nó không đơn giản chỉ là để tiết kiệm, mà vì lãng phí thức ăn sẽ tạo nghiệp rất lớn.

Hai chị em lãng phí thức ăn

Ở trên mạng có lan truyền một câu chuyện ly kỳ về việc lãng phí thức ăn khiến nhiều người chấn động. Chuyện kể rằng, có hai chị em tên là Lý Lệ và Lý San sống tại thành phố Thẩm Quyến, Trung Quốc. Đó là hai cô gái thông minh xinh đẹp, làm ăn buôn bán cũng rất giỏi. Khi có nhiều tiền rồi thì hai chị em ăn uống rất sang trọng; bữa nào cũng đầy đủ các món sơn hào hải vị, nhưng họ chỉ động đũa một chút, còn lại thì đổ bỏ.

Một ngày nọ, cô chị Lý Lệ không may bị mắc bệnh ung thư vú di căn và sớm qua đời. Lý San vô cùng thương nhớ chị, cảm thấy đã mất đi một người rất quan trọng trong cuộc đời.

Lãng phí thức ăn; Lãng phí thức ăn ở việt nam; Lãng phí thức ăn trên thế giới
Hai chị em lãng phí rất nhiều thức ăn (ảnh Adobe Stock)

Trung thu năm đó, Lý San nằm mơ màng trên một chiếc bàn có ánh trăng, vì nghe người ta nói làm như vậy thì có thể tương thông âm dương và gặp lại được người quá cố. Lý San thiếp đi và quả nhiên linh hồn đã đi được đến chốn u minh.

Lần theo con đường tối với những linh hồn dã quỷ phiêu dạt. Lý San nhìn thấy trước mặt mình có một cô gái. Cô gái này từ xa đã thấy bốc mùi hôi thối, tóc tai bù xù, toàn thân dơ dáy.

Thức ăn thừa đều sẽ phải tự mình ăn hết

Lý San đi tới gần thì phát hiện ra đó chính là chị Lý Lệ của mình. Quá đau lòng, cô chạy tới ôm lấy chị và hỏi: “Chị ơi! Sao chị lại ở đây ăn những thứ đồ dơ bẩn này? Sao chị không đi trình báo Diêm Vương để sớm được đầu thai trở lại nhân gian?”

Chị gái cô khóc mà nói: “San à, 4 thùng thức ăn thối rữa này chính là thức ăn thừa mà hai chị em mình đã lãng phí ở dương gian. Mỗi lần chúng ta bỏ mứa đồ ăn thì đều sẽ được cất giữ vào một cái thùng đặt ở đây. Khi chết đi, trên đường tới quỷ môn quan thì chúng ta phải ăn hết những đồ ăn đó mới có thể tiếp tục đi.

Em nhìn đằng kia xem, đó đều là những người đang phải ăn lại thức ăn thừa của mình; có người đã ở đây được 10 năm rồi. Phần của chị đã ăn hết rồi, giờ chị đang ăn phần của em; em nhìn trên nắp thùng xem, còn có cả số chứng minh thư và ảnh của em nữa”.

Lãng phí thức ăn ở nhật; Tội lãng phí thức ăn; Tránh lãng phí thức ăn
Đồ ăn bỏ phí sẽ phải tự mình ăn hết khi xuống âm phủ (ảnh Facebook)

Lý San nghe vậy thì cũng ngồi xuống giúp chị ăn những đồ ăn thừa đó…

Chừng nửa giờ sau thì Lý San tỉnh lại. Cô cảm thấy trong miệng vẫn còn có mùi rất khó chịu. Lúc ấy cô chợt tỉnh ngộ: “Từ giờ về sau không dám lãng phí thức ăn nữa”. Đến công ty cô cũng đặt ra quy định, nếu ai ăn còn thừa dù chỉ 1 hạt cơm trong bát cũng phải nộp phạt 10 NDT (khoảng 35.000 vnd).

Không lãng phí thức ăn dù chỉ là một hạt cơm

Ngày xưa cuộc sống khó khăn nên người ta cũng không dám lãng phí thức ăn; lúc ăn cơm sẽ ráng vét sạch bát mà không để vương lại chút gì. Ngày nay cuộc sống dư dả chút thì dường như nhiều người đã quên hẳn việc này, ăn uống tùy tiện bỏ thừa mứa và đổ vào thùng rác. Câu chuyện ở trên Lý San có nói rằng không được ăn thừa dù chỉ 1 hạt cơm, vậy 1 hạt cơm có giá trị như thế nào?

Có một câu chuyện cổ Phật gia kể rằng, xưa kia có một cặp vợ chồng nghèo không có nhà để ở, phải vào trong một hang đá để nương náu. Hai vợ chồng nghèo đến mức chỉ có một bộ quần áo để mặc chung. Khi chồng hoặc vợ đi ra ngoài thì người còn lại đành phải ở trong hang để giấu mình.

Một ngày nọ, hai vợ chồng nghe nói Đức Phật Thích Ca dẫn các đệ tử đi qua vùng này khất thực. Người chồng liền nói với vợ: “Bởi vì trước đây chúng ta không biết bố thí nên bây giờ tình cảnh mới khốn cùng thế này. Khó khăn lắm mới có dịp Đức Phật đi tới đây giáo hóa, chúng ta sao có thể để vuột mất cơ hội này được?”

Người chồng nói xong thì lại thở dài nói: “Nhưng nhà chúng ta gần như không có gì cả. Biết lấy gì để cúng dường cho các tăng nhân đây?”

Đừng lãng phí thức ăn; Sự lãng phí thức ăn; Ở đây một hạt cơm rơi; ngoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng
Cúng dường chủ yếu là phải có tâm thành kính (ảnh Zhihu)

Cúng dường chủ yếu là phải có tâm thành kính

Người chồng nghĩ ngợi một lát rồi nói dứt khoát: “Dù sao đi nữa, chúng ta không thể để lỡ cơ hội này. Chúng ta hãy mang bộ quần áo duy nhất này đi cúng dường thôi!”.

Thế là hai vợ chồng họ lập tức mang bộ quần áo duy nhất đi cúng dường, điều này khiến cho các đệ tử của Phật Thích Ca rất khó xử. Tất cả các đệ tử đều trốn tránh không muốn nhận bộ quần áo. Cuối cùng ngài Ananda đành phải mang bộ quần áo đến trước Đức Phật và nói: “Bạch thầy! Bộ quần áo này thực sự là không thể mặc được; hay là chúng ta vứt bỏ đi ạ?”

Đức Phật ân cần chỉ giáo đệ tử: “Con không thể nghĩ như vậy được. Sự cúng dường của người nghèo là vô cùng đáng quý! Hãy mang đến để cho ta mặc”.

Ananda cảm thấy hổ thẹn, liền cùng với ngài Mục Kiền Liên mang bộ quần áo ra bờ sông giặt giũ. Không ngờ vừa nhúng chiếc quần xuống nước thì sóng lớn ở đầu ầm ầm nổi dậy. Mục Kiền Liên vội vàng vận dụng thần thông đem núi Tu Di ra trấn áp (núi Tu Di được xem là vua của các ngọn núi theo quan niệm của Phật giáo). Nhưng vẫn không thể nào ngăn cản được ngọn sóng không ngừng dâng cao. Hai người đành phải vội vã trở về nói với Đức Phật.

Lãng phí thức ăn tạo nghiệp rất lớn, một hạt cơm to lớn như núi Tu Di
Tấm lòng chân thành cảm động Long Vương (ảnh Adobe Stock)

Sức mạnh của một hạt cơm

Lúc này, Phật Thích Ca đang ăn cơm, mới nhẹ nhàng cầm một hạt cơm lên và nói với 2 người: “Nước sông cuồn cuộn dâng lên là do Long Vương khen ngợi người nghèo có tấm lòng quyên tặng, cứu tế. Các con hãy cầm hạt cơm này đi, nó có thể trấn áp được sóng lớn!”

Ananda thấy ký lạ liền hỏi: “Bạch thầy! Núi Tu Di cao như vậy còn không thể làm được gì, một hạt cơm nhỏ bé như thế này làm sao có thể ngăn cản được sóng lớn ạ?”

Phật Thích Ca cười nói: “Các con cứ cầm đi thử xem, rồi sẽ nói sau”.

Ananda và Mục kiền Liên bán tin bán nghi cầm hạt cơm đi và ném xuống sông. Không ngờ thoáng một cái mà gió êm sóng lặng.

Hai người vô cùng kinh ngạc, mới quay về xin được Đức Phật giảng giải. Đức Phật nói: “Một hạt thóc ban đầu được gieo trồng, trải qua tưới tiêu, bón phân, thu hoạch, chế biến, buôn bán… Tức là trải qua bao nhiêu vất vả mới tạo thành một hạt gạo. Công đức mà một hạt cơm ẩn chứa là vô cùng lớn. Cũng giống như hai vợ chồng nghèo kia vậy, bộ quần áo là tài sản duy nhất của họ. Tâm lượng mà nó ẩn chứa bên trong cũng là vô hạn.

Tứ Hải Long Vương hiểu được công đức của một hạt cơm và của bộ quần áo kia là to lớn như nhau, cho nên mới nhanh chóng nhượng bộ. Bởi vậy, chỉ cần một niệm thành kính thì một hạt cơm nhỏ hay một bộ quần áo rách cũng sẽ có sức mạnh lớn như tòa núi Tu Di kia vậy!”.

Theo Tinh Hoa