Con trai trở thành kỹ sư máy bay là niềm tự hào của gia đình cô Nhâm. Một ngày nghe con nói tu luyện, người mẹ lo sợ, nghĩ rằng đã mất con trai thật rồi…

Niềm tự hào về cậu con trai

Cô Nguyễn Thị Nhâm, sinh năm 1966, giáo viên trường Tiểu học Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội. Vợ chồng cô sinh được hai người con, một trai, một gái. Kinh tế gia đình khó khăn, việc nuôi dạy hai con ăn học cũng là một gánh nặng lớn. Khi con trai Nguyễn Quang Luân (sinh năm 1987) đỗ vào trường Đại học Bách Khoa, con gái đỗ trường Đại học Ngoại Thương, cô đã cảm ơn Trời Đất rất nhiều.

Nuôi con vất vả bao năm, đến khi con có công việc ổn định là niềm mong mỏi của gia đình. Khi Luân ra trường, anh may mắn thi tuyển vào hãng hàng không Vietnam Airlines, trở thành kỹ sư bảo dưỡng máy bay, đó là điều vô cùng tự hào cho gia đình. Công việc và đồng lương ổn định, Luân sau đó xây dựng gia đình, có cháu nội cho ông bà bế. Con gái, con trai đều ổn định công việc và gia thất, khiến cả gia đình sống trong hạnh phúc lâng lâng.

Tuy nhiên, cuộc sống chẳng thể cho ai tất cả. Do áp lực học hành, công việc nên con trai cô mắc bệnh mất ngủ, tiểu đêm. Kéo dài 3 năm chạy chữa khắp các bệnh viện nhưng không có kết quả khả quan. Cơ thể của Luân gầy gò, rơi vào tiêu trầm, chán nản.

Lo sợ mất con trai vì con tu luyện

Một ngày, con trai nói với cô Nhâm là đang tu luyện môn Pháp Luân Công; cô Nhâm bị sốc toàn phần. Lúc đó, cô chưa tìm hiểu, chưa biết Pháp Luân Công thế nào nhưng nghe hai từ “tu luyện” cô hẫng hụt trong lòng. Là một giáo viên, ảnh hưởng từ trang vở, chịu ảnh hưởng của khoa học, đối với cô, tu luyện thuộc phạm trù mê tín dị đoan, đương nhiên cô không thích. Đường hoàng một kỹ sư máy bay, đem lại niềm tự hào gia đình, giờ lại theo đường mê tín. Người mẹ như cô bị sốc và vô cùng buồn.

Cô khuyên con: “Con tu môn này sẽ dẫn đến tà ngộ, đi theo mê tín dị đoan”. Con cô nói: “Mẹ không tìm hiểu không biết, con tin con đường con chọn là đúng đắn.” Khuyên con nhiều lần nhưng con không nghe. Những lúc không giữ được bình tĩnh, cô đã đánh con, ném cả cái chăn vào mặt con; nhưng cậu con trai vẫn không lay chuyển. Cô không liễu giải được: “Một thanh niên tràn đầy ước mơ lại bước vào con đường tu luyện?” Cô cực đoan cho rằng, mình sắp mất con trai thật rồi. Gia đình này bước vào con đường vực thẳm rồi…

Nỗi sợ hãi của người mẹ

Nghĩ rằng không thể mất con, cô đi tìm hiểu xem Pháp Luân Công là gì. Cô hỏi thăm bạn bè, họ cho biết môn này bị đàn áp, bị mổ cướp nội tạng bên Trung Quốc. Lo sợ, cô nghĩ: “Phải thế nào thì Đảng cộng sản Trung Quốc mới mổ nội tạng chứ?” Cô Nhâm thấy rất sợ. Vội về nói chuyện với con: “Con nghe mẹ, thương mẹ, con đừng tu luyện Pháp Luân Công nữa.” Con cô nhất định không nghe. Cô Nhâm chỉ biết khóc.

Nỗi thống khổ chồng chất nỗi khổ.
Người mẹ lo lắng đêm ngày (Ảnh minh họa: Istockphoto).

Ban ngày đi dạy học nhưng tâm cô lo lắng, bất an. Đêm về nằm khóc chờ con. Mỗi khi con trai ra khỏi nhà, cô bồn chồn không yên. Không biết con đi đâu, mãi sau này cô mới biết, con cô đi học Pháp. Cô nằm chờ, bao giờ thấy con mở cổng, xịch cửa cô mới yên tâm.

Năm tháng cứ thế trôi qua, cô Nhâm sống trong lo sợ vô hình. Cô liên tục gây áp lực, nói với con dừng tu luyện. Nhất là khi con cô bị bộ phận an ninh gây khó dễ, hoặc khi bạn cô làm trong ngành an ninh khuyên cô nghiêm cấm con tu luyện. “Mẹ không biết gì thì đừng nói linh tinh”, có lần, không nhẫn được, con cô nói lại. Cô quát: “Linh tinh cũng là mẹ của con…” Và cô đã buông lời xúc phạm Đại Pháp…

Bất luận cô nói thế nào, mẹ vợ hay vợ buồn khóc không cho tu luyện; dù mọi người có nói là tà pháp, vớ vẩn, phải tin khoa học, không tin mê tín dị đoan… nhưng Luân vẫn kiên định với con đường tín ngưỡng mình đã chọn.

Mặc dù mẹ lo sợ và can ngăn, người con trai vẫn kiên định tu luyện
Con trai cô Nhâm đang luyện bài Công Pháp số 5 (ảnh: Nguyện Ước).

Âm thầm tìm hiểu

Đất không chịu trời thì trời phải chịu đất, cô Nhâm nghĩ như vậy. Cô âm thầm lên mạng tìm hiểu Pháp Luân Công là gì? Có nhiều người tập không? Có được Pháp luật Việt Nam cho phép không? Đồng thời cũng liễu giải vì sao con trai cô lại cương quyết chọn tập môn này đến vậy?

Cô yên tâm khi thấy Pháp luật Việt Nam không cấm, không có hình thức đàn áp, bắt bớ như bên Trung Quốc. Cô yên tâm hơn khi thấy rất nhiều người tập, từ trong nước đến toàn thế giới. Cô lại đọc những bài chia sẻ của những người nổi tiếng như: Trưởng khoa Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ Thành Thái; nghệ sĩ múa Lê Vy, nghệ sỹ Trung Đức,… Họ đều ca ngợi và tu luyện Pháp Luân Công. Lúc này, cô tin rằng con đường con trai chọn là đúng đắn.

Đời người bể khổ trầm luân, bệnh tật ân oán là duyên cớ gì?
Bác sĩ Thái đã khỏi bệnh tim nhờ tu luyện Pháp Luân Công (ảnh chụp màn hình video).

Một lần, khi Luân mang về treo ở nhà ba chữ: Chân – Thiện – Nhẫn, cô Nhâm chấn động. Dù chưa hiểu hết nội hàm ba chữ này nhưng cô hiểu Chân Thiện Nhẫn là tốt. Cô cũng thấy đạo đức con người ngày nay xuống dốc, nếu một người tu theo Chân Thiện Nhẫn thật chẳng tốt quá hay sao? Đến lúc này, cô Nhâm hiểu ra: cô sai, con trai cô đã đúng.

Theo dõi con trai

Biết rằng mình đã sai, con trai đúng nhưng cô Nhâm vẫn chưa yên tâm hết. Cô cần theo dõi xem con trai có biểu hiện gì bất thường, có chuyển biến gì tốt khi tu luyện môn này. Cô âm thầm theo dõi. Lúc này, khi tâm tĩnh lặng quan sát, cô mới nhận ra những thay đổi ở con trai.

Những căn bệnh mà cả gia đình đã lao tâm chữa chạy cho Luân nhưng không đâu chữa được, thì nay Luân lại khỏi hoàn toàn. Cô thấy con trai ngủ ngon, không đi tiểu đêm nữa; khuôn mặt rạng rỡ, tinh thần phấn khởi, thoải mái, đặc biệt tăng cân. Trước đi làm về, do áp lực công việc, trầm cảm nên Luân thường khó chịu, cáu gắt; từ khi con tu, cô thấy bạn ấy thay đổi hẳn bản thân. Vui vẻ, cởi mở với mọi người, giảm cáu gắt. Trước không bao giờ than thở hay tâm sự với mẹ; giờ lại chủ động kể cho mẹ nghe mọi chuyện nơi làm việc. Chẳng phải một khởi sắc tốt đẹp sao? Cô thấy con thay đổi về sức khỏe, tâm tính, công việc cũng thuận buồm, tốt đẹp. Tuy như vậy, cô Nhâm vẫn không tin sự kỳ diệu ấy do Pháp Luân Công đem lại.

Đến lượt con gái mắc bệnh

Con gái cô Nhâm mắc căn bệnh bướu cổ basedow lồi mắt, cả bệnh đại tràng. Dù đi khắp các bệnh viện, uống đủ loại thuốc không khỏi. Bệnh tật hành hạ không chịu đựng được, đến nỗi cô bé quỳ xuống chân bác sĩ van xin: “Bác sĩ cho cháu thuốc uống cho khỏi đi.” Bác sĩ gắt: “Đi về đi, về uống hết thuốc này sẽ khỏi.”

Về nhà, uống hết số thuốc bác sĩ kê cũng không khỏi, còn chuyển sang bệnh gan. Con gái cô khóc: “Mẹ ơi, con thà chết đi cho xong, chứ mẹ sinh ra con lắm bệnh quá.” Người mẹ nhìn con mà xót hết ruột gan. Chị gái cô Nhâm còn nói thêm: “Tao tìm hiểu rồi, mắc bệnh này sau không có con đâu.” Hai chị em cô Nhâm ôm nhau khóc.

Rồi gia đình lên tận Mán Mường lấy thuốc, cô bé uống cũng không khỏi. Tay chân lại càng run thêm. Khi đi phỏng vấn, cô bé bị hồi hộp, tim đập nhanh, chân tay đổ mồ hôi, không tập trung nên không đạt kết quả. Về nhà, cô bé chỉ nằm khóc. Anh trai nói: “Em phải tu luyện Pháp Luân Công đi. Em phải tu luyện mới khỏi được bệnh, không thì không khỏi được đâu.” Mỗi lần như thế, cô lại khóc bảo mẹ: “Mẹ ơi, anh Luân chẳng giúp đỡ được gì, cứ thấy con đau lại bảo tu luyện Pháp Luân Công.” “Ừ, anh mày cái gì cũng đưa Pháp Luân Công vào.”

Nhưng cuối cùng Đông – Tây y chữa không khỏi, cô bé đã bước vào tập Pháp Luân Công.

Cô Nhâm lo sợ vì con trai tu luyện thì nay con gái cũng tu luyện
Con gái cô Nhâm đang luyện bài Công Pháp số 2 (ảnh: Nguyện Ước).

Không tin hiệu quả trị bệnh của Pháp Luân Công

Cô Nhâm nói: “Nhà có 2 anh em, giờ thi nhau bước vào tu luyện Pháp Luân Công”. Cô không tin lắm bộ môn này. Khi con gái nói: “Con đỡ nhiều rồi mẹ ạ”, cô cũng không tin. Cô nói: “Chắc chữa mãi rồi cũng khỏi.” Con gái thuyết phục cô: “Mẹ cũng tập đi, con thấy mẹ cũng lắm bệnh lắm.” Cô Nhâm phản ứng ngay: “Mẹ bận lắm, làm gì có thời gian. Ngoài việc đi dạy ra, còn cơm nước, bao việc sổ sách…” “Mẹ buổi tối đi thể dục được mà không bỏ bớt chút thời gian tập luyện được sao…” Dù con gái thuyết phục thế nào cô cũng nghe.

Khi cô Nhâm bước vào tuổi mãn kinh, cơ thể xuất hiện rất nhiều bệnh. Bệnh thiểu năng tuần hoàn máu, bệnh mất tiếng trầm trọng, bệnh tim hay bị ngất, bệnh động kinh từ bé, bị u đa sơ tử cung,… Mỗi lần lên viện khám là cả một chặng đường. Riêng tiền khám chữa bệnh mất giọng, bác sĩ thường bơm trực tiếp thuốc vào cổ họng, mỗi lần tiêu tốn 7 – 8 triệu. Chạy chữa nhiều năm cũng không khỏi.

Chồng cô nói: “Em ơi, từ ngày hai đứa nhà mình tập Pháp Luân Công, chúng đã khỏi hết bệnh mà cớ gì em không bước vào tập? Anh thấy em tâm tính hiền hòa, em bước vào tu luyện là hợp. Anh ở nhà mở mạng cho em tập.” Con nói không nghe, chồng thuyết phục lại nghe, cô Nhâm nói: “Tu thì tu, nhưng anh tu cùng thì em mới tu.” Hai vợ chồng từ hôm đó đóng cửa luyện công.

Người mẹ lo sợ vì con trai tu luyện cũng bước vào tu luyện
Cô Nhâm đang luyện bài Công Pháp thứ 5 (ảnh: Nguyện Ước).

Bị thuyết phục bởi sự huyền diệu của Đại Pháp

Vì phản đối các con nhiều quá, cũng không tin điều gì nên giờ nói rằng mình tu luyện, ngượng với các con nên cô Nhâm đóng cửa luyện, sợ các con nhìn thấy. Con trai đi về, mở cửa, thấy vậy nói: “Mẹ tập sai rồi.” Con chỉnh sửa động tác và trợ giúp bố mẹ mình đọc sách, tu luyện. Từ đó, cả gia đình cô Nhâm thành một chỉnh thể nhỏ cùng tu luyện.

Chuyển từ lo sợ thành tu luyện chính thức
Chồng cô Nhâm (bên trái) và con rể cô Nhâm (bên phải) đều tu luyện Pháp Luân Công (ảnh: Nguyện Ước).

Khi tĩnh tâm đọc cuốn Chuyển Pháp Luân nhiều lần, cô Nhâm đã hiểu nội hàm thâm sâu của việc tu luyện. Những đạo lý, nguyên lý, Pháp lý từ đơn giản đến thâm sâu qua từng lời Sư phụ giảng đã cải biến hoàn toàn cái nhìn, thay đổi quan niệm của cô Nhâm. Cô đã hiểu ra Đại Pháp này cao quý, uyên thâm nhường nào. Đây mới đúng là tu luyện, là cải biến nhân tâm, trở thành người tốt, đồng hóa theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Cô không còn lý bao biện nào mà không cải biến nhân tâm. Cô đã bớt nóng nảy, đã dạy học sinh thế nào là Chân, là Thiện, là Nhẫn. Học sinh cũng nghe cô mà thay đổi tốt hơn. Cô cũng vậy, tốt lên từng ngày.

noi lam viec cua nguoi me lo so vi con trai tu luyen
Ảnh chụp cô Nhâm (thứ hai từ trái sang) tại ngôi trường nơi cô đang dạy (ảnh: Nguyện Ước).

Lời kết

Bệnh tật của cô Nhâm tiêu mất lúc nào không hay. Tim không còn đau, cũng không có cơn ngất, không bị mất tiếng; đa khối u siêu âm không thấy, bác sĩ cũng phải ngạc nhiên. Chồng cô cũng khỏe mạnh, khỏi hết bệnh. Con gái cô khỏi bệnh, lấy chồng và sinh hai cậu con trai kháu khỉnh. Con dâu, con rể cũng bước vào tu luyện. Cả nhà cô sống trong niềm hân hoan vô bờ. Cô không còn lo sợ bởi bệnh tật và cuộc sống vô thường khi cô và người thân đã hiểu ý nghĩa của sinh mệnh khi bước trên con đường tu luyện.

Không một lời cảm ân nào nói hết tấm lòng của cô, của gia đình dành cho Đại Pháp. Cô Nhâm chỉ biết chuyển lời chia sẻ qua câu chuyện chứng thực Pháp này tới bạn đọc. Cô Nhâm sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ ai muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công. Cô để lại số điện thoại liên lạc: 035 8841550.

Xem thêm: