Tôi đứng trước ban công trên lầu lặng lẽ cầu cứu Sư phụ, lúc này tôi ngửi thấy hương hoa thơm phức giống như lần trước lúc tham dự lớp học ở Thạch Gia Trang, trong tâm bỗng thấy vui và đầy hy vọng.

Lần đầu tôi nghe nói về lớp học ở Quảng Châu là vào một buổi sáng sớm ngày chủ nhật. Sau khi hoàn thành luyện công buổi sáng ở nhà thi đấu xong, đồng tu bèn nói do thời gian tổ chức khóa học gấp rút nên nghe nói là không còn vé vào cổng nữa, trong tâm tôi cảm thấy buồn bã, tâm ý nguội lạnh. Nhưng trên đường đạp xe về nhà, trong tâm giống như nước thủy triều dâng, tôi nghĩ rằng đây là một lần cơ hội, nếu mình đi qua thôn này rồi sẽ không có quán trọ nào nữa, khi đó tay phải của tôi không chút do dự giơ lên khỏi đầu với khí thế có thể xẻ núi, định ra một niệm rằng mình phải đi Quảng Châu.

Nhưng mà làm sao để đi! Tôi bàn bạc với một số học viên ở Học viện Trung y, cuối cùng có đồng tu Giáp nói là anh ta sẽ đi dò đường trước, đến đâu xem thử có thể mua được vé hay không, rồi sẽ gọi điện thoại liên lạc sau, nếu mua được vé rồi thì sẽ cùng đi. Nhưng anh ấy đi mãi mà vẫn chưa có tin tức gì. Chúng tôi cũng không biết phải làm sao, đến cuối cùng chúng tôi quyết định cứ đi đến Quảng Châu trước.

Nhưng tôi cũng gặp phải bốn cái khó: Thứ nhất, không có vé vào cổng; thứ hai, không có vé xe lửa (thời đó không dễ mua vé xe lửa đi Quảng Châu, không giống như bây giờ có thể đặt chỗ trước mấy ngày, thêm nữa là rơi đúng vào dịp năm mới, mỗi ngày chỉ có một chuyến xe); thứ ba, không có ngày nghỉ phép, đơn vị vẫn đi làm; thứ tư, không có tiền, đồng lương thời đó vô cùng eo hẹp, căn bản là không đủ để chi tiêu.

Mấy sinh viên đại học trường trung y cũng không có tiền, chúng tôi đã chuẩn bị một bao to mì ăn liền loại rẻ nhất và dưa cải muối. Chúng tôi cũng nghe nói giá thuê nhà nghỉ rất đắt, đâu đó trên 100 nhân dân tệ, cho nên mấy người chúng tôi cũng chuẩn bị tinh thần sẽ ngủ qua đêm ngoài đường.

Cuối cùng bốn người chúng tôi quyết định lên đường, cộng thêm một anh chiến sĩ nhỏ quê ở Sơn Đông nấu cơm trong nhà ăn ở đơn vị của tôi, vậy là năm người chúng tôi cùng nhau đi đến Quảng Châu.

Thông qua sự việc lần này tôi thể ngộ ra chỉ cần chúng ta đặt tâm trong Pháp, bước đi trên con đường đã được nhắm chuẩn thì hết thảy đều là liễu ám hoa minh, hết thảy đều biến thành hảo sự. Điều Sư phụ cần chính là cái tâm hướng thượng này của chúng ta. Trên thực tế hết thảy khó khăn đều là giả tướng, kết quả là “bốn cái khó” nêu trên đã biến thành bốn điều thuận lợi và cát tường.

Chỉ cần đặt tâm trong Pháp, hết thảy đều biến thành hảo sự

Trước khi xin nghỉ phép, tôi nhờ chị đánh điện báo cho đơn vị: “Trong nhà có việc cần em tôi về gấp.” Tôi nghĩ đây không tính là nói dối vì nghe giảng Pháp chính là đại sự trong nhà. Cán bộ tiếp nhận yêu cầu nghỉ phép đã cầm điện báo đưa lên cấp trên ký tên để kịp cho tôi nghỉ vào chiều thứ bảy, hơn nữa người lãnh đạo phê duyệt đơn nghỉ phép bình thường cũng không giỏi ăn nói nên có điện báo thì không chắc là ông ấy có thể duyệt ngay. Bởi vì chúng tôi đã mua vé xe lửa xuất phát vào đêm hôm đó nên trong tâm tôi cảm thấy gấp gáp.

Tôi đứng trước ban công trên lầu lặng lẽ cầu cứu Sư phụ, lúc này tôi ngửi thấy hương hoa thơm phức giống như lần trước lúc tham dự lớp học ở Thạch Gia Trang, trong tâm bỗng thấy vui, đồng thời cũng thấy có hy vọng. Một lúc sau, vị cán bộ kia quay về với nụ cười trên môi, bảo rằng đơn xin nghỉ phép của tôi đã được phê duyệt xong.

Về việc mua vé xe lửa, chúng tôi nhờ người quen biết ở trạm xe tìm thử trước nhưng anh ấy nói là không còn vé nữa, tuy nhiên anh ấy cũng nói là biết đâu có thể gửi thêm vé bổ sung. Lúc chúng tôi đến trạm xe thì anh ấy đã chuẩn bị đầy đủ vé xe cho chúng tôi, hơn nữa còn là vé có chỗ ngồi.

Ngồi trên xe, tôi nhìn thấy có rất nhiều học viên đeo huy hiệu Pháp Luân đến từ Đông Bắc, Bắc Kinh, nhiều người cũng ngồi trên chuyến xe này. Lúc đó tôi nghe một vị học viên cũ nói là Sư phụ cũng ở trên xe. Tôi và chị ấy đến toa xe giường nằm xem thử nhưng không tìm thấy Sư phụ. Sau đó chúng tôi mới biết là Sư phụ không có ngủ trong toa giường nằm.

Lúc xe lửa chạy ngang qua Hà Nam, Hồ Bắc, lại có thêm một số đồng tu bước lên xe. Tôi nhìn ai cũng thấy thân thiết, giống như người thân của mình sau nhiều năm mới gặp lại. Có một cô bé khoảng chừng bốn năm tuổi, đeo chiếc huy hiệu Pháp Luân nhỏ, đi qua đi lại ở lối đi. Tôi bèn hỏi cô bé: “Nhà con ở đâu? Ai đi với con?” Cô bé trả lời: “Vũ Hán, ba đi với con.” Lần đầu tiên nghe thấy từ Vũ Hán, tôi cảm thấy rất thân thiết. Tôi đã gặp mặt ba của cô bé đó, chúng tôi đã kết nên một mối duyên đáng trân quý, ở đây tôi xin phép không nói chi tiết thêm nữa về chuyện này.

Sau khi chúng tôi xuống xe, đồng tu Giáp đã đến trước để chờ chúng tôi, giá thuê nhà nghỉ rẻ đến bất ngờ, chúng tôi chỉ mất 7 nhân dân tệ, chỗ nhà nghỉ vốn là ký túc xá sinh viên học viên trung y, đúng lúc vào dịp năm mới nên sinh viên đều nghỉ học về quê, mấy tầng lầu đều chật kín học viên đến nghe giảng Pháp, giường hai tầng không đủ dùng nên chúng tôi phải ghép những chiếc bàn lại với nhau để làm giường ngủ.

Phòng trọ bên chúng tôi rộng rãi hơn nên ngủ được 10 người, có học viên đến từ Trường Xuân, Nội Mông v.v. Ở cùng tầng lầu này còn có các học viên đến từ Tề Tề Cáp Nhĩ, Cẩm Châu, Qúy Châu. Trạm trưởng Khương ở Quý Dương đã kể cho chúng tôi nghe rất nhiều câu chuyện về Sư phụ khi Ngài mở lớp ở Quý Dương.

Lớp học ở Quảng Châu từ đầu có thông báo là sẽ không mở lớp, nhưng Hiệp hội khí công đã ép buộc đưa ra quảng cáo mở lớp và đăng lên tạp chí khí công để kiếm tiền. Bởi vì Hiệp hội khí công Quảng Châu trước đây vẫn chưa có mở lớp khí công với quy mô lớn, họ cũng lo rằng không bán được vé, tin tức bán vé đã được đăng lên tạp chí trước đó, rất nhiều vé vào cổng lớp học là vé điện tử, ý là họ sẽ thu tiền trước và nhập tên họ của người đăng ký vào trong máy tính, khi nào người ta đến nơi thì mới nhận vé sau.

Nhưng họ có nằm mơ cũng chẳng nghĩ ra số người mua vé lại nhiều đến vậy, vé được bán hết trong chớp mắt, hơn nữa mỗi ngày người ta gọi điện thoại hỏi mua vé không ngớt khiến họ hết sức bận rộn.

Trước ngày mở lớp một ngày, họ thông báo là máy tính bị hỏng nên đã mất hết thông tin (thời đó máy tính còn chưa phổ biến, kỹ thuật hay dung lượng lưu trữ cũng kém). Có rất nhiều người đã đặt tiền giữ chỗ trước, với tình huống này thì số người chưa lấy được vé là quá nhiều, họ đứng xếp thành hàng dài để chờ mua vé bổ sung.

Có người xếp hàng chờ suốt cả ngày, đặc biệt là có rất nhiều sinh viên đến từ Đại học Cát Lâm và các nơi khác ở Đông Bắc, trong sân của nhà thi đấu đầy ắp người, phần lớn là những người chưa có vé. Tôi nghe một học viên cũ nói là Sư phụ vừa xuống xe lửa liền đi đến sân của nhà thi đấu, khi Ngài vừa nhìn thấy cảnh này thì Ngài liền rơi lệ. Đây chính là can nhiễu từ không gian khác phản ánh đến đây để ngăn cản con người đắc Pháp.

Còn có nguyên nhân can nhiễu là trước khi việc này diễn ra, ở Quảng Châu có nơi đã xảy ra hỏa hoạn cho nên nhà thi đấu sợ bị hỏa hoạn, lúc bắt đầu bán vé đứng không dám bán nhiều, vì họ nghĩ là sẽ có rất nhiều người đến. Nhưng mấy ngày sau khi mở lớp, Hiệp hội khí công và nhà thi đấu đã tự bàn bạc với nhau bán vé đứng nhiều hơn, giá vé cũng càng ngày càng đắt, từ vài chục nhân dân tệ tăng lên vài trăm nhân dân tệ.

Buổi tối ngày đầu tiên mở lớp có rất nhiều người không thể vào trong hội trường, một vị nhân viên công tác của Hiệp hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp nhìn thấy có quá nhiều người không vào trong được, cô ấy liền bật khóc. Những người không vào được cũng không rời đi, họ ngồi thành một nhóm ở nhà thi đấu, mọi người tĩnh tĩnh ngồi đó. Chờ cho đến khi Sư phụ giảng Pháp xong thì mới tản đi, có người vượt cả nghìn cây số để đến Quảng Châu nghe Pháp.

Phòng ban của Hiệp hội khí công nằm ở phía đối diện, những nhân viên của Hiệp hội khí công và nhà thi đấu thấy vậy đều bị làm cho cảm động, cuối cùng họ đã đồng ý cho lắp loa ở bên ngoài vào ngày hôm sau, và cũng đồng ý cung cấp hội trường phụ của nhà thi đấu cho những học viên không thể vào bên trong hội trường chính, mỗi ngày đều phát băng ghi hình Sư phụ giảng Pháp của ngày trước đó.

“Tay Phật mềm mại như bông”

Vé của chúng tôi là do đồng tu Giáp đến trước vất vả mua được vé đứng từ Hiệp hội khí công. Vé đứng không có số ghế ngồi, chúng tôi có thể tùy ý ngồi ở bất cứ chỗ đất trống nào bên trong hội trường, cũng có người muốn đổi từ vé ngồi sang vé đứng để ở gần Sư phụ hơn, mặt đối mặt với Sư phụ để nhìn cho rõ. Tôi ngồi ở hàng thứ hai, cách Sư phụ chưa tới mười mét.

Có một lần, Sư phụ đi quanh hội trường một vòng, khoảng cách rất gần với mọi người, rất nhiều người đứng lên bắt tay với Sư phụ. Anh chiến sĩ nhỏ trong bộ đội đi cùng với tôi (lúc đó anh ấy đang mặc quân phục) cũng đứng bật dậy, đi ra bắt tay với Sư phụ, sau khi về chỗ ngồi anh ấy nói với tôi là tay của Sư phụ mềm mại như sợi bông vậy, anh bảo ngày xưa có một câu nói là: “Tay Phật mềm mại như bông.”

Một ngày nọ, rất nhiều người chúng tôi đứng trên tầng thượng của Học viện trung y Quảng Châu quan sát cảnh bầu trời về đêm, bỗng dưng nhìn thấy quầng hào quang giữa không trung bay tới bay lui, có lớn có nhỏ, có nhanh có chậm. Vào ngày hôm sau, tôi đã viết câu hỏi hỏi Sư phụ xem chúng có phải là Pháp Luân hay không. Sư phụ trả lời: “Là có Pháp Luân, mấy ngày diễn ra lớp học, toàn bộ địa khu Quảng Châu đã được bao bọc lại.”

Ngoài ra, còn có cặp vợ chồng đến từ Thạch Gia Trang, vốn là họ đến chữa bệnh, họ ngồi ở vị trí phía sau lưng của Sư phụ. Vào buổi học cuối cùng, lúc Sư phụ đả đại thủ ấn thì nam đồng tu kia nhìn thấy cánh tay của Sư phụ trong suốt, anh ta bèn phấn khích đứng lên vỗ tay và nói: “Tôi đã thấy rồi, đã nhìn thấy (cảnh tượng thần kỳ)”.

Trước khi buổi học cuối cùng kết thúc, mọi người tự nguyện dâng lên Sư phụ cờ hoa (cờ dùng để khen thưởng), có cái là cá nhân học viên tặng, có cái là đại diện cho gia đình, cũng có cái là đại diện cho các địa khu. Đủ loại cờ hoa bày ra trên bục giảng kéo dài đến hơn hai mươi mét. Mấy chục lá cờ hoa đều là phát tự nội tâm của học viên, thể hiện tấm lòng thành kính đối với Sư phụ, quang cảnh lúc đó quả thật cảm động lòng người.

Sau khi kết thúc lớp học, có một vị đồng tu phàn nàn với tôi: “Các học viên Thạch Gia Trang chúng ta đi mà không có chuẩn bị cờ hoa. Cậu nhìn xem các địa khu khác đều có, phải chi cậu nói trước với tôi một tiếng, cho dù làm tám cái cờ thì tôi cũng chuẩn bị được.” Tôi nói với bà ấy là lúc đó tôi không nghĩ đến việc này. Lớp học lần này ngoại trừ ở Tây Tạng không có người đến tham dự, hầu hết các tỉnh khác đều có học viên đến tham gia.

Sau khi kết thúc lớp giảng Pháp, bước ra khỏi hội trường, mắt tôi đẫm lệ, nước mắt rơi lã chã. Lần này bởi vì tôi mặc quân phục (tôi cho rằng đây cũng là một cách hồng Pháp, tôi đã nghe không ít người nói là những người trong quân ngũ cũng đến tham dự lớp học), tôi sợ rằng những người trên phố nhìn thấy mình khóc sẽ không lý giải được cho nên tôi đã kéo mũ xuống thật thấp để che đi khuôn mặt giàn giụa nước mắt của mình. Tôi đi qua mấy trạm dừng, rồi về đến nơi ở trọ thì nước mắt mới ngừng tuôn rơi.

Tôi biết Sư phụ đã ban cho chúng ta quá nhiều quá nhiều. Từ sau lớp học này trở về điểm luyện công, có một vị đồng tu cũ nói với những người khác rằng, kể từ lúc tôi trở về từ Quảng Châu, bà ấy nhìn thấy xung quanh tôi có rất nhiều Pháp Luân nhỏ.

Như mọi người đều biết, vào năm 1999 xảy ra bức hại trên chỉnh thể nên tôi đã ra khỏi quân ngũ vào năm 2000, tôi trở về quê nhà đã mười một năm rồi.

Nhân dịp kỷ niệm Sư phụ truyền Pháp, cũng như kỷ niệm “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”, con xin kính tặng Sư tôn bài viết này, cũng như gửi tặng đến các đồng tu bằng tấm lòng thành kính của mình. Nếu như bài viết này có thể khích lệ các đồng tu tinh tấn thì đó là cũng niềm an ủi của tôi.

Theo Minh Huệ Net