Tiêm vắc xin từ trước đến nay vẫn được cho là một điều bình thường, nhưng qua trận đại dịch Covid-19 lần này, nó đã gây ra nhiều tranh luận khác nhau.

Nhiều điều khác thường xung quanh việc tiêm vắc xin phòng Covid-19

Nói đến tiêm chủng ai cũng nghĩ ngay đến tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm. Từ xưa đến nay tiêm chủng phòng bệnh được xem như là lĩnh vực chuyên sâu của ngành y tế. Trong cuộc đời con người có lẽ ai cũng đã từng tiêm một hay nhiều loại vắc xin nào đó; điều này cũng là hết sức bình thường. 

Nhưng từ đầu năm 2019 đến nay, tiêm chủng để phòng Covid-19 lại đang là một hiện tượng khác thường trong xã hội. Nói là khác thường là bởi vì nó diễn ra quá nhanh. Chỉ trong khoảng hơn 2 năm mà hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang chạy đua với chỉ số tăng nhanh số lượng người được tiêm chủng trong cộng đồng; cũng có nghĩa là chạy đua với việc cho ra đời một số lượng rất lớn các liều vắc xin để đáp ứng yêu cầu đó. 

Thật sự trong một thời gian ngắn ấy đã có rất nhiều loại vắc xin được chế tạo và được tiêm trên con người. Rất nhiều quốc gia đã có vắc xin; rất nhiều hãng sản xuất vắc xin đã cho ra các thành phẩm sinh học khác nhau chỉ để phòng một loại virus mang tên Covid-19. 

Tiêm vắc xin covid việt nam; Tiêm vắc xin covid 19; Tiêm vắc xin covid mũi 2
Chỉ trong một thời gian ngắn đã có rất nhiều loại vắc xin phòng Covid-19 được cho ra đời (ảnh minh họa Adobestock)

Nhiều mâu thuẫn trong xã hội nảy sinh

Vắc xin bây giờ không còn là chuyên môn đặc thù của ngành y tế nữa. Nó đã trở thành chiến lược của nhiều quốc gia; là “vũ khí” cho sự đảm bảo xã hội trở lại trạng thái sinh hoạt bình thường. Hơn thế nữa nó còn trở thành mục đích chính trị, ngoại giao, thương mại của một số quốc gia có tiềm lực. Nó cũng là nguyên nhân gây nên nhiều tranh cãi trong giới khoa học – y học; nhiều mâu thuẫn trong cách tiếp cận về liều lượng, chủng loại, công nghệ sinh học, đối tượng tiêm chủng v.v.

Thực ra vắc xin đã là giải pháp hữu hiệu phòng được nhiều bệnh cho con người kể từ khi nó được các nhà khoa học phát minh ra. Nguyên tắc chung là dùng một liều lượng thích hợp tác nhân gây bệnh (gọi là kháng nguyên) để đưa vào cơ thể. Từ đó tạo ra đáp ứng miễn dịch (gọi là kháng thể). Nó sẽ giúp chống lại tác nhân gây bệnh làm cho con người không bị mắc bệnh; hoặc có mắc thì biểu hiện nhẹ hơn không nguy hại đến tính mạng. 

Trên cơ sở phát minh đó, các nhà khoa học, vi sinh học đã chế ra rất nhiều vắc xin có công hiệu phòng được một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh dại (do súc vật cắn); đậu mùa, sởi, lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván v.v.

Tiêm vắc xin covid bị sốt; Vắc xin covid nào tốt nhất; Vắc xin covid 19
Phải mất rất nhiều thời gian nghiên cứu và thử nghiệm mới có thể cho ra đời một loại vắc xin (ảnh minh họa Adobestock)

Vắc xin phòng Covid-19 đã được đưa ra có vội không?

Tuy nhiên, để có một chế phẩm vắc xin có hiệu lực tốt, cần phải trải qua một quy trình nghiên cứu rất công phu; nhiều công đoạn rất khắt khe từ trong phòng thí nghiệm cho đến thử nghiệm trên động vật. Sau đó trên người tình nguyện rồi phân tích đánh giá có chất lượng tốt mới tiến hành sản xuất hàng loạt. 

Cho đến lúc tiêm chủng nó còn đòi hỏi rất nghiêm ngặt về nhiều phương diện: sinh học, dây chuyền sản xuất; vận chuyển, bảo quản, kỹ năng tiêm… Nếu như thuốc là để chữa bệnh cho người bệnh; thì vắc xin được coi là “thuốc” để phòng bệnh cho người bình thường (người chưa mắc bệnh). Chính vì vậy, để có một loại vắc xin ra đời, phòng ngừa được một bệnh truyền nhiễm nào đó thì phải mất rất nhiều thời gian; thường mất từ 5-7 năm, có khi còn dài hơn.

Vậy mà, trong vòng hơn 2 năm qua, chúng ta thử liệt kê xem có bao nhiêu loại vắc xin được chế tạo sử dụng. 

Nhiều nơi biểu tình phản đối tiêm chủng

Chưa bao giờ lại có nhiều ý kiến trái chiều về chất lượng vắc xin, hiệu lực của vắc xin, nghi ngờ vắc xin nhiều đến như vậy. Thậm chí còn có hiện tượng người dân tẩy chay vắc xin, kỳ thị vắc xin, chọn lựa vắc xin; một số quốc gia người dân còn biểu tình phản đối tiêm vắc xin… 

Vắc xin covid của mỹ; Vắc xin covid của việt nam; Vắc xin covid 19 loại nào tốt nhất
Hàng trăm ngàn người Pháp xuống đường biểu tình phản đối ‘hộ chiếu vắc xin Covid-19’ (ảnh AFP)

Ví như hàng trăm ngàn người Pháp đã xuống đường để phản đối ‘hộ chiếu vắc xin Covid-19’. Các cuộc biểu tình phản đối ‘hộ chiếu vắc xin’ cũng nổ ra tại Anh, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ v.v. Thậm chí 19 tiểu bang của Mỹ còn kiện chính quyền tổng thống Mỹ Joe Biden vì sắc lệnh bắt buộc tiêm phòng vắc xin Covid-19; cuối cùng thì Tòa phúc thẩm liên bang Mỹ ngày 6/11 đã chặn lệnh bắt buộc tiêm vắc xin của chính quyền Biden. 

Nhìn nhận một cách tổng thể, có cảm giác như loài người đang đứng trước sự tuyệt vọng đối với dịch bệnh lần này. Nhất là khi áp dụng các giải pháp phòng dịch như thế nào để vừa phòng được bệnh dịch vừa phát triển được kinh tế ổn định cuộc sống. Các biện pháp cách ly, gián cách đã làm cho nhịp sống bị đứt đoạn; con người như bị giam lỏng trong cái lồng sợ hãi hoang mang. Trật tự xã hội dường như bị đảo lộn; cả nhân loại đang đối phó với một thế lực vô hình nhưng lại có sức mạnh khủng khiếp…

Vắc xin đang được xem là cứu cánh, là chỗ dựa tinh thần

Người ta hình dung ra một cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba; một cuộc chiến tranh không có tiếng súng nhưng lại mang đến nhiều bi thương, mà thiệt hại và mức độ tàn khốc chẳng khác gì hai cuộc chiến tranh thế giới trước đó. Điều khác biệt là cuộc chiến lần này con người không nhìn thấy đối phương; đây là cuộc chiến sinh học, cuộc chiến không có hồi kết. Một số giả thiết về thuyết âm mưu, về vũ khí sinh học càng làm cho dư luận thêm hoài nghi về nguyên nhân thật sự của dịch bệnh. 

Một vài suy nghĩ về việc tiêm vắc xin
Con người sử dụng vắc xin không ngoài mục đích là muốn bảo vệ sức khỏe (ảnh Adobestock)

Khi không còn lựa chọn nào tốt hơn, vắc xin đã được xem như một cứu cánh; như một chỗ dựa tinh thần, như một đảm bảo cho sự ổn định xã hội trở lại bình thường. Tuy nhiên sau một thời gian ngắn thì dường như nó cũng chỉ là sự an ủi cho con người. Bởi vì biến thể của virus liên tục xuất hiện làm cho con người dù phát triển khoa học đến đâu, nỗ lực nghiên cứu đến thế nào cũng không thể theo kịp để tạo ra loại vắc xin đáp ứng kịp thời.

Con người sử dụng vắc xin không ngoài mục đích là không muốn mắc bệnh truyền nhiễm; không muốn chết vì nhiễm bệnh đó. Đây là quan niệm của xã hội nhân loại, họ có niềm tin là như vậy. Về mặt thực tiễn khoa học cũng đã chứng minh được tác dụng như thế ở nhiều loại bệnh truyền nhiễm; vì vậy đã làm cho con người càng tin tưởng hơn vào giải pháp tiêm chủng.

Mục đích tiêm vắc xin đang dần thay đổi?

Tuy nhiên chưa bao giờ con người lại mất niềm tin vào vắc xin như hiện nay. Nhiều người tiêm chủng vì những mục đích khác chứ không hẳn là vấn đề liên quan đến sức khỏe. Người ta tiêm chủng với rất nhiều lý do khác nhau như: Để được đi lại thuận lợi; để được mua vé máy bay; để được đi làm, để khỏi ảnh hưởng người khác; hoặc là tuân theo quy định phòng chống dịch của nhà nước ban hành v.v.

Một vài suy nghĩ về việc tiêm vắc xin
Người chưa tiêm vắc xin có thể bị hạn chế đến một số địa điểm (ảnh minh họa Adobestock)

Thậm chí ở Trung Quốc, tiêm vắc xin còn được xem là một nhiệm vụ ‘chính trị’. Ngày 23/3, một bản tin của Đài Á châu Tự do (RFA) dẫn lời người dân từ nhiều nơi ở Trung Quốc cho biết, vì lo ngại về tác dụng phụ của vắc-xin Covid-19 nên nhiều người đã từ chối tiêm vắc xin của các hãng dược trong nước. Trước thực tế đó, giới chức nhiều địa phương bắt đầu thực hiện tiêm phòng vắc xin bắt buộc; mục đích là để hoàn thành các chỉ tiêu được giao.

Bởi lẽ một khi việc này được thực hiện thì trách nhiệm không còn thuộc về những người lãnh đạo chính quyền nữa. Nếu tình trạng lây nhiễm tiếp tục gia tăng thì sẽ là “lỗi của vắc xin”.

Người dân trên toàn thế giới đang đối diện trước đại dịch, có người mong muốn được tiêm, có người từ chối. Bạn quyết định thế nào, đó là sự lựa chọn của bạn.

Có lẽ tiêm vắc xin cũng như là dùng thuốc; vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.