Nhìn vào 4 điểm này để xem một người có khí phách hay không
Để biết một người có khí phách hay không, có thể dựa 4 phương diện sau: Khả năng gánh vác trách nhiệm, tấm lòng, tu dưỡng, kiến thức.
Người thực sự có hiểu biết, trong lòng tất nhiên có những quy tắc độc đáo của riêng mình. Nhà thư họa Trần Kế Nho vào thời nhà Minh ở trong cuốn “Tiểu song u ký” đã viết rằng: “Đại sự khó khăn nhìn vào sự gánh vác, nghịch cảnh thuận cảnh nhìn tấm lòng, lúc vui lúc giận nhìn vào sự tu dưỡng, ngôn hành và cử chỉ trong đám đông thể hiện kiến thức”.
Một người có khí phách hay không, có thể tại hồng trần cuồn cuộn bảo trì tự ngã hay không, thường có thể được nhìn thấy từ 4 phương diện này.
Nội dung chính
1. Gánh vác trách nhiệm
Người có khí phách luôn một lòng lo cho nước cho dân, cho việc của thiên hạ cũng chính là việc của mình. Năm 1449, bộ tộc Ngõa Lạt xâm lược phía Nam quân Tịch Quyển, Minh Anh Tông nghe lời thái giám không có kiến thức quân sự, kết quả là đánh một trận Thổ mộc bảo, 3 quân đoàn tinh nhuệ nhất của triều Minh, với 200 ngàn quân đã bị quét sạch, Minh Anh Tông trở thành tù nhân, quân Ngõa Lạt tiến về kinh thành…
Triều đình khiếp sợ, đại thần như rắn mất đầu, bàn luận sôi nổi, nghênh chiến hay là Nam tiến, mãi không thống nhất được.
Lúc này, Vu Khiêm đã đứng lên nhận lãnh trách nhiệm, thay mặt cho Binh bộ thượng thư, ông tập hợp binh lính từ khắp nơi trong toàn quốc, tề tựu tại Bắc Kinh, huấn luyện tân binh, cổ vũ sĩ khí, gây dựng lại quân đội, củng cố phòng thủ thành, an ủi bách tính, chủ trì triều chính.
Khi quân đội Ngõa Lạt đến Bắc Kinh, nhìn thấy không phải là thành trì cũ nát, mà là tường thành cao lớn uy vũ, không nhìn thấy binh sĩ chán chường, mà là binh linh bừng bừng khí thế. Ngõa Lạt không tin chuyện này, vẫn cho tiến công.
Vu Khiêm chỉ huy quân đội, bày trận nghênh địch, quân Ngõa Lạt người ngã ngựa đổ, thất bại thảm hại, cuối cùng phải rút quân, cuộc chiến bảo vệ Bắc Kinh cuối cùng đã giành thắng lợi.
Tổng thống Lincoln của Hoa Kỳ đã từng nói: “Tôi sẽ đảm nhận những trách nhiệm mà mọi người có thể gánh vác; tôi cũng có thể đảm nhận những trách nhiệm mà mọi người không thể gánh vác. Như thế mới có thể ma luyện chính mình, tìm kiếm tri thức ngày càng cao hơn và tiến nhập vào một cảnh giới cao hơn”.
Một người có thể đảm nhận bao nhiêu trách nhiệm, thì có bấy nhiêu khí phách, và có thể đạt được thành công càng lớn hơn.
2. Tấm lòng
Nhân sinh chẳng qua là thuận và nghịch, khi thuận cảnh thì vui mừng hát ca, nhưng khi gặp nghịch cảnh mới là khảo nghiệm về tấm lòng và khí độ của một người.
Người có khí phách sẽ có tấm lòng rộng lớn, cho dù thân trong nghịch cảnh cũng sẽ không oán trời trách người, coi nghịch cảnh và thuận cảnh chỉ là con đường phải đi qua trong cuộc đời.
Nói đến đây thì phải nhắc đến đại văn hào Tô Thức. Tô Thức từng làm qua Thái thú của Hàng Châu, Mật Châu, Từ Châu; cũng từng phải nuôi ngựa, bổ củi, trông nom lương thực và ruộng vườn. Trong cuộc đời ông, từng có 2 lần được Hoàng đế đề bạt trọng dụng, cũng có 2 lần bị cách chức, hơn nửa đời người bị giáng chức làm tiểu quan đi đến vùng đất xa xôi hẻo lánh.
Mặc dù gặp phải bất hạnh, tấm lòng rộng lớn của Tô Thức đã giúp cho ông bảo trì được sự an nhiên. Tại Hàng Châu, do bị giáng chức mất đi bổng lộc, Tô Thức bỏ đi khăn vuông áo dài của văn nhân, mặc áo ngắn mang giày của nông dân, ông bận bịu xây đập nước, hồ cá.
Tại Huệ Châu ông phát hiện ra cây vải có trái ăn rất ngọt, “Ngày ăn vải chín ba trăm quả, muốn mãi làm dân đất Lĩnh Nam”. Trong thư, ông còn nói đùa với con trai rằng, chớ để những người hãm hại ông biết ở Lĩnh Nam có cây vải, nếu không họ sẽ chạy đến cướp mất cây vải của ông.
Lâm Ngữ Đường nói: “Đối với một người như Tô Đông Pha (Tô Thức), cả đời của ông là múa hát tưng bừng, hoạn nạn ập đến, cười một tiếng là xong”.
Bạn có thể chấp nhận điều tồi tệ nhất, cũng có thể hưởng thụ điều tốt đẹp nhất, thay đổi những gì có thể thay đổi, chấp nhận những gì không thể cải biến, phúc khí tương lai được cất giấu ở chính trong tấm lòng của bạn.
3. Tu dưỡng
Xem nhẹ được mất, mỉm cười với nhân sinh. Vui giận là là cảm xúc thường thấy trong đời người. Tuy nhiên 2 loại cảm xúc này dễ khiến cho người ta dao động và làm mất đi lực phán đoán của bản thân.
Một người có khí phách, thì tu dưỡng là một tiêu chí rất quan trọng. “Đạo làm tướng, trước tiên là trị tâm, đối diện với Thái Sơn sụp đổ mà không biến sắc, con hươu nhảy bên cạnh cũng không chớp mắt”.
Người có hàm dưỡng, hiểu rõ sự lý, không bị vui giận chi phối, không vì tình cảm mà thay đổi, luôn nghiêm túc khách quan phân tích sự tình để tìm ra ngọn nguồn, liễu giải phương hướng phát triển trong tương lai.
Người có tu dưỡng, vui không hớn hở ra mặt, nhục không than trời trách đất. Bởi vì không quan tâm hơn thua, nên mới có thể dùng tấm lòng thản đãng mà đối đãi với vô thường, xem nhẹ được mất thế gian, người như vậy mới gọi là có khí phách.
4. Kiến thức
Khi mọi người ở bên nhau, dựa vào lời nói và cử chỉ của một người thì có thể biết được tư tưởng của người đó. Lời nói và cử chỉ sẽ thể hiện ra kiến thức của một người.
Kiến thức là kết quả của sự góp nhặt từng ngày, là đối với thị phi, trắng đen, thiện ác, xấu đẹp, ân huệ cừu thù của đời người có thể nhìn thấy rõ ràng,
Trong “Trung dung” có viết: “Quân tử hòa nhi bất lưu, cường tai kiểu; trung lập nhi bất ỷ, cường tai kiểu”. Nghĩa là: Giữ hoà khí với mọi người mà không a dua theo họ, kiên cường mạnh mẽ thay; Trung lập mà không thiên lệch, kiên cường mạnh mẽ thay
Một người có kiến thức, trong lòng tự nhiên có chuẩn tắc độc đáo của riêng mình, quyết sẽ không mù quáng đi theo người khác.
Theo Vision Times