Từ một người lành lặn thành người mất sức lao động sau tai nạn giao thông, chị Thư chịu nỗi thống khổ cuộc đời nước mắt chan cơm. Nhưng rồi “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”, kể từ ngày chị tu Pháp Luân Công.

Chị Nguyễn Thị Minh Thư, sinh năm 1976, sống tại Xuân Mới, Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Cuộc sống của chị êm ả trôi qua khi hàng ngày chị đi làm công nhân, rồi về cơm nước, chăm sóc cho gia đình nhỏ của mình. Nhưng tai họa bắt đầu ập đến sau lần tai nạn giao thông vào năm 2010.

Sau ca sáng, trên đường trở về nhà, một xe máy đi cùng chiều đâm vào chị, dù chị đang đi chậm bên rìa đường. Chị ngã xuống đường, toàn thân tê dại. Kết quả, chị bị gãy cột sống ở giữa, 3 đốt sống trên bị sụt, 3 đốt sống dưới bị lún.

Nỗi thống khổ vì tai nạn giao thông
Tình trạng bệnh của chị Thư sau tai nạn (ảnh: Nguyện Ước).

Chị nghĩ rằng bản thân mình khỏe mạnh, không có bệnh nên không mua bảo hiểm y tế. Khi tai nạn xảy ra, chị không có bảo hiểm chi trả giúp. Chi phí cho cuộc điều trị mất hơn 50 triệu. Người đâm chỉ chi trả hóa đơn đỏ 40 triệu, còn lại chị phải lo.

Khi ra viện, chị không đi lại được, gần như bị liệt hoàn toàn. Lúc nào cũng phải có 2 người nâng. Một người nâng đầu, một người nâng chân. 6 tháng liền chị chỉ nằm hoặc ngồi dậy được một chút, chị gắng tập đi như một đứa trẻ.

Ở nhà được mấy tháng thì khối u ở tử cung to bằng quả trứng gà, phải mổ cấp cứu. Trước tai nạn, chị phát hiện có khối u nhỏ như hạt gạo ở tử cung. Chị uống thuốc nó đã nhỏ lại. Sau tai nạn, chị chỉ nằm một chỗ nên khối u nhanh chóng to lên. Cuộc phẫu thuật này tuy lúc này đã có bảo hiểm, vì sai chữ đệm, nên bảo hiểm không chi trả, gia đình chị phải vay nóng ngân hàng. Nỗi khổ chồng nỗi khổ.

Sự thống khổ vì bệnh tật
Ngoài chấn thương về cột sống, chị Thư còn bị u ở tử cung (ảnh: Nguyện Ước).

Nước mắt chan cơm – nỗi thống khổ không cất thành lời

Chị không làm được bất kể việc gì trong nhà. Chị không có lương, mọi chi phí sinh hoạt, học hành cho 2 con, tiền thuốc, tiền đi viện cho chị chỉ trông chờ ở đồng lương công nhân của anh. Đi làm về, anh phải lo toan mọi việc, từ nấu ăn, giặt giũ, chăm sóc vợ con. Lúc đầu, anh còn giữ được bình tĩnh, sau không còn làm chủ được nữa. Nỗi thống khổ cả tinh thần lẫn vật chất đè nặng lên vai anh. Anh bắt đầu cáu bẳn. Một năm có thể còn chịu đựng được nhưng chị Thư rất yếu như vậy kéo dài suốt 3 năm.

Mỗi lần đi làm về, nhìn thấy cảnh nhà, anh lại đấm vào ngực mình mà than. “Cứ nằm đó mà chờ ăn”, “thế này thì sạt nghiệp”, “thế này thì chết thôi”,… Ngày nào anh cũng tức giận như thế, ai đến cũng cáu. Mỗi khi bưng bát cơm, nghe những lời chồng nói, nước mắt chị lại lưng tròng. Đúng là nước mắt chan cơm. Điều đó giày vò trái tim chị. Chị muốn ly dị để anh đỡ khổ thì các con lại động viên: “Mẹ ơi, bố cáu cứ kệ bố. Bố mẹ bỏ nhau thì tương lai chúng con lỡ dở…”

Nỗi thống khổ chồng chất nỗi khổ.
Nỗi thống khổ không cất thành lời. (Ảnh minh họa: Istockphoto).

Vì chi phí quá nhiều, năm 2013 chị Thư phải bán 50m2 đất để thuốc thang và sinh hoạt phí hàng ngày.

Ngày tháng trôi qua, chị hao mòn tấm thân. 42 kg, chỉ nhìn thấy da và xương, gió thổi mạnh cũng khiến chị có thể ngã. Mẹ chồng chị xót xa, khuyên con dâu: “Nó nói 1 thì mày phải ăn 10, gắng sức mà ăn, mà sống con ạ…”

Gượng đứng dậy để sống tiếp

Năm 2014, tình trạng bệnh của chị có khá hơn. Do chị uống thuốc giảm đau nhiều nên cơn đau dịu lại theo từng giờ. Chị kết hợp uống thuốc giảm đau và châm cứu. Chị cố gắng làm việc nhà để chồng đỡ khó chịu. Điều đó cũng khiến anh thấy nhẹ hơn và giảm bớt sự bực tức.

Năm 2017, chị đi làm may, dù người chủ thương tình, tạo điều kiện cho chị một tuần nghỉ 3 buổi đi châm cứu nhưng cơn đau ngày một nhiều. Chị đành làm nửa buổi, nửa buổi đi châm cứu, số tiền kiếm được chẳng đủ để chi trả thuốc men. Cơn đau ở lưng bắt đầu lan sang đau vai và tay khiến chị không cầm nổi cái chổi, chân đau không đi lại được. Một tháng chị phải đi viện Phúc Yên 4 lần. Bác sĩ cho biết: “cơn đau là do bị chèn dây thần kinh, phải chấp nhận đau đớn và chung sống với nó suốt đời.” Chị không thể đi làm được, đành nghỉ làm. Ở nhà cấy lúa, trồng rau, nuôi gà chăm sóc gia đình và gập quần áo từ thiện.

Giữa năm 2020 chị mắc bệnh trĩ phải phẫu thuật, lúc này đã mua bảo hiểm ngân hàng HMB, khi ra viện BH không thanh toán vì đó là Bệnh viện Đông y.

Chuyện tử tế trong những chuyện tử tế

Bà con mang đến cho con chị nhiều quần áo. Thấy các con mặc không hết, nghĩ bà con trên vùng cao chắc còn thiếu thốn hơn mình nên chị Thư quyết định làm từ thiện. Từ 2011, chị gom thêm quần áo, phân loại gập, đóng bao tải khi đủ chuyến xe chị chở xuống Hà Nội. Từ Hà Nội, chị nhờ những người làm từ thiện chở lên vùng núi cao. Ngoài số tiền chồng đưa cho chi tiêu, có lúc chị bán được con gà, hay chị ăn ít đi một chút, uống thuốc giảm đi một chút, ăn rau nhiều hơn một chút để dành dụm làm từ thiện.

Mặc dù cuộc sống chịu nhiều đau đớn và khổ cực, chị Thư vẫn tích cực làm từ thiện
Mặc dù cuộc sống chịu nhiều đau đớn và khổ cực, chị Thư vẫn tích cực làm từ thiện (ảnh: Nguyện Ước).

Khi hỏi chị: “Chị đau ốm bệnh tật như vậy, lại khó khăn sao chị còn đi làm từ thiện?” Chị cho biết: “Cho đi, làm từ thiện tôi không thấy mình nghèo thêm. Phần vì người ta cho quần áo, phần vì tôi nghĩ còn có người khổ hơn mình, giúp được ai cái gì thì giúp thôi. Đó cũng là niềm vui và tôi thấy cuộc đời mình có ý nghĩa hơn. Mà có lẽ ông trời thương tình, tôi nuôi gà không khi nào bị dịch chết, nuôi được 50 con là bán xuất chuồng 50 con…”

Sự thống khổ được an ủi bằng niềm vui nhỏ bé
Việc nuôi gà khiến chị vui và thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn (ảnh: Nguyện Ước).

Chị Thư vẫn bền bỉ với công việc từ thiện như vậy kéo dài đến tận bây giờ. Tình huống này thật sự khiến người viết cảm thấy trân quý tấm lòng của chị. Đúng là chuyện tử tế trong những chuyện tử tế ngoài xã hội.

Gánh khoai mang đến niềm hy vọng

Chị Thư trồng thêm vài sào khoai lang. Khi khoai lang được bán, chị đi ship bán cho mọi người. Khi cô em dâu họ nhìn thấy chị gầy ốm, đeo nẹp lưng xách từng túi khoai, vội hỏi: “Chị bị làm sao vậy?” Khi biết bệnh tình của chị, cô em vội nói: “Ôi! Em có môn tập này tốt lắm. Tập những động tác này sẽ lưu thông khí huyết, chị sẽ không bị đau lưng nữa. Chị muốn hết bệnh thì đọc cuốn sách này, tâm sẽ an, bệnh sẽ chuyển…”

Vì có chút tin chữa năng lượng tốt cho sức khỏe nên khi nghe người em nói, chị Thư tin ngay và muốn đọc cuốn sách. Chị đọc liên tục 9 – 10 ngày thì xong. Đọc lượt đầu chị chẳng hiểu gì cả. Do phải trông cháu chị không tập luyện được nhiều nên chuyển biến thân thể rất ít. Lúc ấy, chị thấy cơ thể còn khó chịu hơn, là sự chuyển biến được thanh lọc nhưng chị không nhận ra. Chị tưởng rằng bệnh cũ tái phát.

Dần dần chị đọc lại cuốn Chuyển Pháp Luân, đọc nhiều lần chị mới ngộ ra việc phát bệnh kia là việc tốt. Những cơn đau xuất hiện còn đau hơn trước nhưng chị mặc kệ nó. Sau gần 2 năm tập Pháp Luân Công, chị không còn những cơn đau, không phải đeo nẹp, không phải đi bệnh viện, không một viên thuốc giảm đau… mà sức khỏe của chị còn vượt gấp nhiều lần trước kia.

Gánh khoai cũng thể hiện sự kỳ diệu của Pháp Luân Công

Chị thức khuya dậy sớm để đảm bảo việc luyện công, đọc sách. Còn ban ngày, chị làm việc quần quật, từ việc cấy, trồng khoai tăng vụ, chăn nuôi, chăm sóc gia đình, trông cháu… đến việc gấp quần áo từ thiện làm may rồi đi bán hàng thuê cho cửa hàng bán hàng si. Sức làm việc của chị khiến chủ nhà ngạc nhiên, khen chị làm nhanh thế. Một mình chị cắt lúa đến 9h sáng đã xong một sào, người chồng phải thốt lên: “Sao mẹ mày cắt nhanh thế?”

Mỗi sáng sớm luyện công xong, chị thấy thân thể mình nhẹ nhàng, người tràn đầy năng lượng. Chị không nghỉ ngơi mà làm việc suốt ngày. Một mình chị trồng 6 sào khoai… Khoai của nhà chị củ lại to, đẹp.

Gánh khoai của chị Thư (ảnh: Nguyện Ước).

Nhìn chị đi bán khoai, ai cũng hỏi:

– Thư đi đâu đấy?

– Em đi bán khoai.

– Mày đi buôn à?

– Không, em trồng khoai bán.

– Sao bảo mày đau lưng.

– Đúng! Là trước kia thôi. Từ ngày em tập Pháp Luân Công, khỏi hoàn toàn đau lưng, sức khỏe lại dồi dào nên em mới làm được nhiều việc như vậy.

Mỗi người hỏi như vậy, chị Thư lại giới thiệu cho mọi người sự tốt đẹp, kỳ diệu của môn tập này. Nhiều người bước vào tập.

Chị Thư đọc sách Chuyển Pháp Luân
Chị Thư đọc sách Chuyển Pháp Luân (ảnh: Nguyện Ước).

Sự thống khổ nhường chỗ cho hạnh phúc ngập tràn

Chị Thư cho biết: “Chưa bao giờ tôi hạnh phúc như bây giờ”. Từ ngày chị tu luyện Đại Pháp, khi bệnh tật của chị được tiêu tan, khi tâm thái của chị được bình an, không khí trong gia đình chị vì thế mà lần nữa thay đổi. Người thay đổi nhiều nhất, 1800 , người khiến chị phải rơi nước mắt nhiều nhất giờ lại đem lại sự vui vẻ, hạnh phúc nhất cho chị, chính là người chồng. Sư phụ giảng cho đệ tử của mình đạo lý: “Một người tu Đại Pháp, cả nhà thọ ích.”

Chồng chị tự nhiên uống ít rượu. Trước mỗi khi anh đi uống rượu là không biết đường về phải nhờ các em chồng đi tìm ở các đường phố. Giờ anh không còn gắt gỏng, mà còn nói nhẹ nhàng, còn chủ động ra ruộng làm giúp vợ. Thậm chí, đi làm về mệt nhưng anh vẫn đứng cạnh chị xem chị có cần nhờ gì không.

Mỗi khi chị dậy sớm đi luyện công, anh chủ động dậy dắt xe cho vợ. Anh muốn tình nguyện làm như vậy cho vợ. Có hôm chị ngủ quên 3 phút, anh lại đánh thức chị. Hôm sau, anh sợ vợ ngủ quên nên đã đánh thức chị sớm hơn. Chị bảo: “Thôi, em cài chuông rồi, anh không phải lo.”

Cả gia đình chị khi thấy Pháp Luân Công thật kỳ diệu nên mẹ chồng, em chồng, em gái chồng, bố đẻ, chồng, cậu chồng, con gái, em dâu, rồi bên ngoại còn nhiều người hơn nữa đều bước vào tập. Cả đại gia đình chị đều nhận về những lợi ích to lớn mà Đại Pháp, Sư phụ Lý ban cho.

Sự thống khổ mà chị phải chịu đựng đã khép lại kể từ ngày chị tu Pháp Luân Công. Chị nói: “Đắc Pháp này cuộc đời chị như được nở hoa”.

Nếu bạn đọc quan tâm đến câu chuyện đắc Pháp của chị Thư, có thể gọi điện trực tiếp đến chị: 039 8899661.

Xem thêm: