Cuộc sống khó khăn vất vả, rồi những người thân yêu liên tục ra đi khiến cô Huệ đau khổ cùng cực, cô bắt đầu oán trời trách đất sao quá bất công với mình.

Đi đến đầu làng Vọng Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi hỏi thăm vào nhà cô Ngô Thị Huệ (60 tuổi) thì một bà cùng làng nói: “Bà ấy thì làng này ai cũng biết, có một không hai ở trên đời, đêm nào bà ấy cũng ngủ cùng giường để chăm sóc cho mẹ chồng. Thật là hiếm gặp!”

Tìm đến nhà cô Huệ, tiếp chúng tôi là một phụ nữ trung niên, với nước da ngăm đen nở nụ cười hiền hậu. Cô bắt đầu câu chuyện về cuộc đời mình:

“Cuộc đời tôi trước đây là một chuỗi ngày đau khổ. Năm 1965, khi chiến tranh bùng nổ, bố tôi hy sinh tại thành phố Nam Định. Khi đó tôi mới 2 tuổi, cô em gái nhỏ vẫn đang trong bụng mẹ. Thương con, mẹ tôi âm thầm ở vậy nuôi các con khôn lớn. Năm 1981, tôi thi đỗ vào trường Sư phạm nhưng vì nhà neo người, kinh tế vô cùng khó khăn nên tôi bỏ học về giúp mẹ.

Năm 1982, anh bạn cùng học phổ thông, lại cùng xóm đến tìm hiểu, tôi thương mẹ vất vả chưa muốn nhận lời thì mẹ cùng người thân cứ động viên là anh thật thà, giàu tình cảm, cứ có sức khỏe thì cái gì chẳng có. Thương mẹ, thương anh ấy, tôi theo anh về. Được hai tháng tôi nhờ chị bạn cho tôi đi bán nhộng cùng. Cuộc sống dù vất vả nhưng không còn khó khăn như trước”.

Người chồng đột ngột qua đời

“Năm 2002, người chồng thân yêu của tôi đột ngột ra đi do không may gặp phải một cơn gió độc, để lại cho tôi sự đau đớn khôn nguôi. Nhiều lúc tôi muốn chết theo anh nhưng lại không chết được bởi tôi còn bố mẹ chồng già và 3 đứa con còn thơ dại, đứa con lớn của tôi mới đỗ vào Đại học Kiến trúc, đứa thứ 2 mới học lớp 10, đứa nhỏ nhất đang học lớp 8. Bạn bè, người thân đều động viên tôi phải cố gắng để làm chỗ dựa cho gia đình.

Oán trời trách đất vì số phận bất hạnh, để rồi hiểu ra hai chữ tùy duyên
Mong ước có một cuộc sống yên bình giản dị, xưa nay đã mấy ai được thỏa lòng? (ảnh minh họa; nguồn sachgiai.com)

Tôi nghĩ đi nghĩ lại, nếu mình cứ sầu đau mãi về người chồng đã quá cố như thế này thì bố mẹ và các con sẽ sống sao? Vậy là tôi đã gạt bỏ tất cả những muộn phiền đi để kiếm kế sinh nhai. Lúc đó, có một người bạn khuyên tôi không nên đi bán nhộng nữa, mà nên chuyển sang bán cá sẽ lãi hơn. Nghe bạn nói có lý nên tôi đã quyết định chuyển mặt hàng kinh doanh. 

Hai năm sau, cháu thứ 2 nhà tôi lại đỗ đại học. Nhìn thấy mẹ vất vả mưu sinh, con gái đã bảo với tôi rằng: ‘Hay con không đi học đại học nữa, con học nghề để phụ giúp mẹ, một mình mẹ làm sao chèo chống nuôi được ba anh em con’. Tôi động viên và bảo: ‘Con chỉ cần chăm lo học hành cho tốt thì mẹ sẽ làm được’.

Nói vậy để các con an tâm thôi chứ tôi thật sự lo lắng. Lúc đó kinh tế khó khăn chung, anh em họ hàng cũng không giúp được gì. Nhưng may nhờ trời Phật thương xót an bài, có chị Huyền hàng xóm, thương cảm cho hoàn cảnh của tôi, chị bảo: ‘Huệ ơi, lúc nào cần tiền em cứ hỏi chị nhé!’ Thế là từ đó tôi đã có chỗ để nhờ cậy”.

Cứ như vậy 5 năm vất vả trôi qua, chưa một đêm nào được ngủ yên, chưa khi nào dám mua cho mình một tấm áo đẹp, cô phải lo toan cho một gia đình có sáu miệng ăn, cô vừa phải làm cha, vừa phải làm mẹ, vừa làm nàng dâu hiếu thảo chăm sóc bố mẹ chồng già yếu…

Cuộc sống quá vất vả mà sức người có hạn, bệnh tật cũng dần xuất hiện, cô bị thoái hóa 3 đốt sống lưng, đau đầu triền miên, tay mổ cá bị lở loét, chảy nước rất hôi (ai nhìn cũng thấy sợ), mất ngủ triền miên, viêm xoang mãn tính, đau dạ dày, mắt mờ (có giai đoạn không mở nổi mắt, mọi người đều lo lắng tưởng cô sẽ bị mù)…

Người con trai yêu dấu cũng rời bỏ cô

Vất vả thì cố gắng rồi cũng có thể qua, còn nỗi đau mất người thân thì cô dường như không thể chịu đựng nổi, cô đã quá đau khổ từ khi chồng mất, nhưng đó vẫn chưa phải hết, cô còn mất đi người con trai mà cô vô cùng yêu quý. Cô tâm sự:

“Một cơn giông bão khác lại giáng xuống cuộc đời tôi. Đó là ngày tôi nhận được tin ‘sét đánh ngang tai’, con trai thứ hai, đứa con út mà tôi yêu quý hơn cả chính bản thân mình, nó là nguồn động viên an ủi của tôi, nó là đứa con hiếu thảo, luôn biết chia sẻ với tôi những khi tôi đau khổ cùng cực nhất, vậy mà nó đã ra đi mãi mãi do bị tai nạn trên đường về quê ăn Tết.

Tôi nghe tin mà ngất lên ngất xuống cả một tuần liền. Tôi vẫn cứ nghĩ rằng mình ‘ở hiền sẽ gặp lành’, ấy vậy mà sao ông Trời lại bất công với tôi thế này? Tại sao ông Trời độc ác bất công lại bắt con tôi đi, làm cho tôi khốn khổ chẳng có ngày nào yên? Lúc đó tôi bắt đầu oán trời trách đất…”

Tu luyện Đại Pháp, hiểu ra hai chữ tùy duyên

Nhưng đúng là “Khổ tận cam lai”, trong lúc tuyệt vọng, ngập tràn oán hận thì cô lại biết đến Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công), cuộc đời cô đã bước sang trang mới kể từ đây. Cô đã kể lại nhân duyên của chuyện này:

“Mấy tháng sau, chị chồng tôi từ Quảng Ninh về thăm bố mẹ, thấy tình trạng sức khoẻ của tôi, chị bảo tôi nên đến bệnh viện khám, hoặc mua thuốc sắc hoặc tìm một ông thầy cao tay để xem. Nghe theo lời chị tôi cũng tìm đến một ông thầy bói để gieo quẻ xem sao. Ông thầy phán rằng tôi phải mở tứ phủ để giải trừ tai ương.

Tôi đang loay hoay không biết kiếm đâu ra mấy chục triệu để mở tứ phủ thì có cháu Thuỷ (người cùng làng), sau khi nghe tôi kể về bệnh tình của mình và cần có tiền để mở tứ phủ đã nói rằng: ‘Thế thì cô giống mẹ cháu ở trên Đoài, dừng lại thôi cô, tối cô cứ sang tu luyện cùng cháu sẽ qua thôi’.

Môn tu luyện mà cháu Thủy nói chính là Pháp Luân Đại Pháp, tôi tập ba ngày mà vẫn chưa nhớ được động tác. Cháu Thuỷ nói cô có nhiều bệnh thì phải cố gắng tu luyện chăm chỉ, chỉ luyện động tác thôi thì không đạt hiệu quả. Và cháu đã đưa cho tôi mượn quyển sách có tên Chuyển Pháp Luân (quyển sách chính của Pháp Luân Đại Pháp).

Oán trời trách đất vì số phận bất hạnh, để rồi hiểu ra hai chữ tùy duyên
Đọc sách Chuyển Pháp Luân giúp cô Huệ hóa giải được tâm oán hận của mình (ảnh nhân vật cung cấp)

Đọc sách rồi tôi mới biết, con người đều là vì duyên mà đến, mà gặp, hết duyên thì họ sẽ rời đi. Trước đây tôi cứ đau khổ oán trời trách đất khi chồng và con rời bỏ tôi đi, nhưng bây giờ học Pháp (đọc Kinh sách của Đại Pháp) thì tôi đã hiểu đó đều là nhân duyên, chồng và con mình đã hết duyên với mình, có lẽ họ đã chuyển sinh, có một cuộc đời khác và đang sống khỏe mạnh, hạnh phúc… Nghĩ thế nên tôi thấy lòng mình nhẹ nhàng đi nhiều”.

Cuộc đời bước sang trang mới

“Tu luyện được một thời gian thì vào một ngày nọ, tôi bỗng thấy người rất đau đớn, tôi lăn lộn từ trên giường rồi lại xuống đất cứ như có con gì đó đang đục trong xương. Tôi hiểu rằng tôi đang được Sư phụ tịnh hóa thân thể cho, vì vậy tôi cố gắng chịu đựng. Ba hôm sau tôi đội mũ đi luyện công chung với mọi người, lúc nào mệt quá tôi lại nghỉ. Chỉ vài hôm là tôi khỏe mạnh bình thường. Các căn bệnh như đau đầu, viêm xoang mãn tính, viêm đa khớp… của tôi cũng dần dần khỏi lúc nào mà tôi không hay biết.

Lúc đầu mới tu luyện, thấy tôi hay đi ra ngoài học Pháp và luyện công, mẹ chồng có ý không hài lòng. Tôi chỉ nhẹ nhàng nói với mẹ: ‘Mẹ ơi con tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, để hành xử theo Chân – Thiện – Nhẫn. Con có cư xử gì trái với luân thường đạo lý hay phận làm con với mẹ đâu ạ. Con vẫn chăm lo mọi thứ cho mẹ đầy đủ đấy thôi!’. Mẹ chồng tôi cũng hiểu ra và không nói gì việc tôi tu luyện nữa.

Các con tôi hồi đầu cũng không thích tôi tu luyện, nhưng về sau thấy tôi ngày càng khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ, thì cũng không ý kiến gì nữa.

Oán trời trách đất vì số phận bất hạnh, để rồi hiểu ra hai chữ tùy duyên
Cô Huệ đang luyện bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Đại Pháp (ảnh nhân vật cung cấp)

Hàng ngày tôi ở nhà chăm sóc mẹ chồng (91 tuổi) cùng mấy đứa cháu nội ngoại, cơm nước và dọn dẹp nhà cửa cho các con yên tâm công tác. Tối tôi vẫn ngủ cùng giường với mẹ để lo cho mẹ đêm hôm không ngủ được thì có người trò chuyện rồi đi vệ sinh.

Tôi đã được thọ ích rất nhiều từ khi tu luyện Đại Pháp, tôi chỉ biết cảm tạ Đại Pháp đã cứu giúp cuộc đời tôi thoát khỏi bể khổ, ban cho tôi một cuộc đời mới vô cùng khỏe mạnh và hạnh phúc”.

Bạn đọc muốn giao lưu chia sẻ về Pháp Luân Đại Pháp với cô Huệ thì có thể liên lạc qua số điện thoại 0942 856 072. Hoặc cũng có thể vào trang web chính của Pháp Luân Đại Pháp https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn chi tiết hơn về Pháp môn này.