2000 cây số đi bộ, 9 đôi giày tả tơi, ông lão 70 tuổi đến Bắc Kinh chỉ để nói một điều
Ông Vương, một nông dân 70 tuổi, đã đi bộ 1200 dặm (tương đương 2000 cây số) từ tỉnh Tứ Xuyên đến Bắc Kinh. Chặng đường gian nan trong 2 tháng với 9 đôi giày sờn rách, tất cả chỉ để nói lên một sự thật.
Ông Vương đã 70 tuổi, quê nhà tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) là một người hiền lành và được nhiều người dân trong làng quý mến.
Khi mùa mưa đến, ông phải đối mặt với căn bệnh đau nhức toàn thân. Toàn thân thể phát ngứa khiến ông gãi liên tục cho tới khi từng mảng da trên cơ thể bật máu.
May mắn thay, căn bệnh này lại biến mất sau một thời gian ông tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Pháp Luân Đại Pháp (hay Pháp Luân Công) là một môn khí công tu luyện thuộc trường phái Phật gia theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ. Môn này gồm bộ phận tu sửa tâm tính theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn; và luyện tập 5 bài công pháp nhẹ nhàng, trong đó có một bài thiền định. Thông qua việc vừa tu, vừa luyện, học viên có thể đạt đến trạng thái thân thể khỏe mạnh, vô bệnh; và thăng hoa về cảnh giới tinh thần.
Là môn tu luyện đơn truyền qua nhiều thế hệ, Pháp Luân Đại Pháp lần đầu tiên được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992; và nhanh chóng phổ biến khắp Trung Quốc. Ước tính có khoảng 70-100 triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc vào năm 1999.
Nội dung chính
Đại Pháp của vũ trụ bị bôi nhọ
Bỗng chốc tai họa giáng xuống khắp Trung Quốc. Khi biết số học viên Pháp Luân Đại Pháp vượt quá số lượng đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (khoảng 60 triệu người); Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân ra lệnh đàn áp môn tập trên toàn Trung Quốc. Từ tháng 7/1999, khắp các phương tiện truyền thông đồng loạt đưa những tin tức vu khống, bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp. Cảnh sát đã bắt bớ vô điều kiện các học viên Pháp Luân Công.
Không thể cầm lòng khi Đại Pháp chịu lời vu khống; ông Vương đã quyết tâm đến Bắc Kinh để nói lời công bình. Nhưng xuất thân nghèo khó, ông vốn không có gì làm lộ phí. Ông quyết tâm đi bằng chính đôi chân của mình.
Đi bộ từ Tứ Xuyên đến Bắc Kinh – 2000 cây số
Men theo đường tàu, ông Vương đi dần tới Bắc Kinh. Ông phải băng qua nhiều núi cao, những cánh đồng rộng lớn, nhiều thôn làng và thành phố.
Sau 2 tháng đi bộ, ngày 5 tháng 10 năm 2001, cuối cùng ông đã đến được Bắc Kinh.
Đến quảng trường Thiên An Môn, ông Vương chọn một vị trí trang nghiêm, ngồi đả tọa thế kiết già.
Nhưng ngay khi ông vừa ngồi xuống, hai viên cảnh sát lao tới; ánh mắt họ như những thanh kiếm sắt với nhiệm vụ là tìm bắt những học viên Pháp Luân Công.
“Chờ đã, chàng trai trẻ”, ông Vương bình tĩnh nói. “Tôi chỉ có một tâm nguyện”.
9 đôi giày rách nát, một tâm nguyện trọn vẹn
Sau đó ông cẩn thận lấy từ túi mình ra từng đôi, từng đôi giày một; từng sợi chỉ lộ ra sờn rách, dơ cũ.
Cuối cùng, có hết thảy 9 đôi giày rách nát trên mặt đất.
“Tôi đã đi bộ suốt 2 tháng từ Tứ Xuyên, vượt qua 2000 cây số và đi rách 9 đôi giày này. Gian khổ không thể cản được việc tôi đi đến Bắc Kinh… chỉ để nói 1 lời: Pháp Luân Đại Pháp là tốt, Pháp Luân Đại Pháp là chân chính. Chính phủ nói sai rồi”.
Hai viên cảnh sát sửng sốt với những điều họ nhìn thấy: 9 đôi giày tả tơi trên mặt đất, một ông lão từ bi nói lời chân thật. Đây là điều gì vậy? Từ đáy lòng họ bỗng dâng lên một niềm cảm phục sâu sắc.
Họ dịu giọng nói: “Chúng tôi sẽ chuyển lại lời của ông. Bây giờ ông hãy về nhà đi nhé”.
Lão Vương biết mình đã hoàn thành thệ nguyện. Ông đứng lên, chậm rãi cất 9 đôi giày vào túi rồi rời đi.
Hàng trăm người đã đến Bắc Kinh
Ông Vương không phải là người duy nhất đã đến Bắc Kinh để nói lên điều đó. Đã có hàng trăm người đến Bắc Kinh để bày tỏ ý kiến của họ.
Ngày 20 tháng 11 năm 2001, 36 học viên Tây phương khác đến từ 12 quốc gia khác nhau đã kháng nghị ôn hòa; phản đối cuộc bức hại trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Họ ngồi đả tọa trong tĩnh lặng, một nhóm giương cao tấm biểu ngữ lớn với dòng chữ “Chân-Thiện-Nhẫn”.
Sự xuất hiện của các học viên Tây phương đã cho người dân ở Trung Quốc và trên khắp thế giới thấy sự hồng truyền khắp toàn cầu của Pháp Luân Công. Cuộc kháng nghị ôn hòa đã gây một tiếng vang lớn ở phương Tây; thu hút sự chú ý trên toàn thế giới đến cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Tội ác nhân quyền hơn 20 năm
Cốt lõi của Pháp Luân Công là dạy con người trở nên tốt hơn; dựa trên nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”. Điều đó thì có gì là sai trái? Làm thế nào mà người tốt lại bị bắt bớ và giết chết chỉ bởi vì đức tin của họ?
Từ năm 1999, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã bị tra tấn; và giết chết vì bị mổ cướp nội tạng. Hiện tại điều tương tự đang xảy ra với những người Duy Ngô Nhĩ. Họ bị giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức; và nội tạng của họ thì đang bị “thu hoạch”. Đến khi nào tội ác này mới dừng lại?
Đó không phải chỉ là “chuyện ở Trung Quốc”. Khi cái ác không được ngăn chặn; ai có thể tự tin nói rằng những người thân yêu của mình không bao giờ trở thành nạn nhân?
“Những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, đặc biệt là nạn mổ cướp nội tạng, là một mối đe dọa đối với toàn bộ nền văn minh của chúng ta. Khi người ta có thể coi một người đang sống như một món hàng để thu hoạch nội tạng, thì chúng ta cần xem xét cuộc sống sẽ như thế nào với con cháu của chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần lên tiếng phản đối điều đó.”
Giáo sư Lucia Dunn, Đại học Ohio State (Hoa Kỳ).
Giáo sư Dunn cùng rất nhiều người lương thiện khác đã lên tiếng phản đối cuộc đàn áp phi nghĩa của chính quyền Trung Quốc. Bạn cũng có thể làm điều tương tự để góp phần chấm dứt tội ác này.
Xem thêm: