Khi đọc thông tin hai chiều tốt – xấu trên mạng xã hội, nhiều người đặt câu hỏi: Không biết Pháp Luân Công lừa đảo hay không? Sự thật là gì?

1. Người ta thường lừa đảo những gì? 

Định nghĩa của từ lừa đảo được hiểu là hành vi gian dối để làm người khác tin để đạt được mục đích vụ lợi cá nhân, trái pháp luật, mà ở đó, lòng tin của người khác bị lợi dụng.

Động cơ của người thực hiện hành vi lừa đảo là nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Họ sử dụng những lời nói gian dối, làm cho người khác do hiểu sai sự thật mà tin tưởng ủng hộ mình

Người lừa đảo còn sử dụng các thủ đoạn như: giả danh, hoá trang, thậm chí làm giả giấy tờ, chữ kí để chiếm đoạt tài sản…

Ngoài việc lừa đảo lấy tiền, ngoài xã hội còn nhiều kiểu lừa đảo khác như: lừa tình, lừa để bóc lột sức lao động, lừa để lợi dụng lòng tốt, lừa làm nô lệ tình dục, phục vụ hay đi theo, nghe theo… Phong phú các loại lừa đảo.

2. Pháp Luân Công có phải là một giáo phái lừa đảo không?

Pháp Luân Công là tốt - Xếp hình Pháp Luân Thường Chuyển - Đồ Hình Pháp Luân
Hơn 6.000 học viên Pháp Luân Công xếp Đồ hình Pháp Luân trên quảng trường Tự Do, Đài Bắc, Đài Loan ngày 28 tháng 11 năm 2015. (ảnh: en.minghui.org)

Pháp Luân Công là một môn rèn luyện khí công hoạt động công khai, hợp pháp tại Trung Quốc và ở các nước trên thế giới. Hiện tại, Pháp môn đã phổ truyền trên 140 quốc gia và vũng lãnh thổ, kinh sách được dịch ra 47 ngôn ngữ. Tại mỗi nước đều có trang web chính thức và được cấp phép.

Tại Việt Nam, khi sử dụng công cụ tìm kiếm các từ khóa về Pháp Luân Công, trên các trang mạng xã hội xuất hiện rất nhiều bài viết, cả phản diện và chính diện. Trong dư luận cũng xuất hiện những thông tin truyền miệng về những điều tốt và không tốt về Pháp môn này. Vậy rốt cuộc Pháp Luân Công là gì? Có phải nó là môn phái lừa đảo người ta? Nếu là lừa đảo thì nó lừa đảo cái gì? Có lừa tiền, lừa dụ dỗ đi theo, làm tổn hại đến mọi lợi ích của người tập? Chúng ta sẽ phân tích các giả thuyết cụ thể dưới đây:

2.1. Pháp Luân Công lừa đảo để lấy tiền?

Quyền lợi lớn nhất, sát sườn nhất mà ai cũng thích là tiền, lợi ích vật chất. Pháp Luân Công có thu tiền của học viên không? Người vào tập phải mất chi phí những gì?

Cô Vũ Vân, giáo viên PTTH Hải Dương cho biết: “Tôi tập yoga 6 năm để rèn luyện sức khỏe, tốn khá nhiều tiền. Ban đầu sức khỏe chuyển biến tốt nhưng sau lại mất ngủ và nhiều vấn đề khác. Tôi quyết định chuyển sang tập Pháp Luân Công và không phải mất đồng tiền nào cho ai. Sức khỏe, tâm tính tôi cải thiện rất nhiều...”

Chị Vân đã tập yoga 6 năm, tốn khá nhiều tiền nhưng sang tập Pháp Luân Công thì không mất đồng tiền nào. Pháp Luân Công lừa đảo để lấy tiền?
Cô Vân đã tập yoga 6 năm, tốn khá nhiều tiền nhưng sang tập Pháp Luân Công thì không mất đồng tiền nào (ảnh nhân vật cung cấp).

Làm một cuộc khảo sát với nhiều học viên và những người biết về Pháp môn này thì 100% họ khẳng định tập không hề mất tiền.

Phương thức hoạt động của Pháp môn cũng được Ngài Lý Hồng Chí nói rõ rằng: “Không cho học viên thu phí dưới bất kỳ hình thức nào. Ai tồn tiền, tồn vật đều không phải học viên Pháp Luân Công.”

Vậy Pháp Luân Công lừa đảo để lấy tiền là không chính xác.

2.2. Học viên đi tặng tài liệu là có người trả tiền phải không?

Cô Thoa, ngoài 60 tuổi, học viên tu luyện được 6 năm. Cô là người tâm huyết, nhiệt thành chia sẻ sự tốt đẹp Pháp Luân Công cho nhiều người. Khi hỏi cô: “Cô đi làm thế này có ai trả tiền không?”. Cô cho biết: “Nào có ai ở đằng sau mà trả tiền? Sư phụ tôi không lấy tiền chúng tôi, vậy chúng tôi lấy tiền để làm gì? Tự nguyện tôi đi chia sẻ thôi. Ai thích nghe thì nghe, nếu thấy tốt thì tập thử, không bắt buộc ai vào tập cả…

Nhiều người cũng hỏi tôi là được trả bao nhiêu tiền một tháng? Tôi buồn cười quá! Tôi có thiếu tiền đâu. Tôi thấy môn này tốt quá, cũng không có quảng cáo, đều là tâm truyền tâm. Vì tôi mong muốn nhiều người biết đến nên mới đi chia sẻ thôi.”

Học viên Pháp Luân Công đọc sách. Tu tâm tính. Học viên đi tặng tài liệu là có người trả tiền phải không?
“Sư phụ tôi không lấy tiền chúng tôi, vậy chúng tôi lấy tiền để làm gì?” (ảnh nhân vật cung cấp).

2.3. Pháp Luân Công lừa đảo khiến người ta đi theo rồi mê muội, bỏ gia đình?

Chị Trần Hằng, nhân viên ngân hàng, là con của cô Thoa kể trên, cho biết rằng. Mẹ cô trước chưa tập luyện thì trí nhớ hay quên. Nói gì, làm gì tí là quên, vợ chồng chị nhiều lần tá hỏa vì tính hay quên của bà. Nhưng từ khi bà tập luyện, càng tập càng minh mẫn hơn. Anh chồng khó tính cũng phải thừa nhận điều tốt đó.

Chị Lương Thị Liên, sinh năm 1975, giáo viên THCS Gia Lộc, Hải Dương không may mắc căn bệnh ung thư cổ tử cung. Chị nằm ở nhà chờ chết, tinh thần suy sụp. Nhưng từ ngày tu tập, sức khỏe chị được cải thiện rõ rệt. Cuộc sống thay đổi tốt đẹp, chị hoàn toàn khỏe mạnh kể từ 5 năm nay.

Chị Liên nhờ luyện tập Pháp Luân Công nên đã khỏi căn bệnh hiểm nghèo, có một cuộc sống mới.Pháp Luân Công lừa đảo khiến người ta đi theo rồi mê muội, bỏ gia đình?
Chị Liên nhờ luyện tập Pháp Luân Công nên đã khỏi căn bệnh hiểm nghèo, có một cuộc sống mới (ảnh nhân vật cung cấp)

Pháp Luân Công không lừa đảo người ta đi theo, ai muốn tập, đủ duyên thì vào, không bắt buộc. Tập được bao nhiêu thì tập, rời đi lúc nào tùy ý vì không có ai quản. Nếu đặt tâm tu luyện thì càng phải tỉnh táo, minh bạch. Không tỉnh táo, minh bạch sao phân biệt tốt xấu mà buông bỏ. Hơn nữa, gia đình, công việc, xã hội là môi trường để họ tu nên không có chuyện bỏ bê gia đình, tránh xa trần tục.

Học viên tập luyện sau một thời gian ai cũng vui vẻ, sáng ngời hạnh phúc. Sức khỏe cải biến rõ, da dẻ hồng hào, người tràn đầy năng lượng. Vậy nên, việc nói rằng mê muội là áp đặt theo cách nhìn của người phán xét.

2.4. “Đừng tập môn này, bọn nó bỏ thờ cúng tổ tiên, không đi chùa đâu

Bác Thanh một học viên Pháp Luân Công thắp hương bên bàn thờ gia tiên nhà mình.
Cô Thanh một học viên Pháp Luân Công thắp hương bên bàn thờ gia tiên nhà mình (ảnh nhân vật cung cấp).

Trò chuyện với bác Vy Thị Thanh, sinh năm 1954, quê Phú Thọ về vấn đề thờ cúng tổ tiên. Hỏi: “Từ ngày bác tu tập môn này, cô có bỏ thờ cúng tổ tiên không?”. Cô trả lời: “Bỏ sao được con, cô vẫn thờ cúng bình thường mà. Sư phụ dạy phải trở thành người tốt, có hiếu ông bà cha mẹ, cớ gì mình bỏ thờ cúng được. Pháp môn có yêu cầu bỏ cúng, bỏ đi chùa đâu, vẫn phù hợp với cuộc sống người thường thôi. Điều bỏ đi là điều xấu, tâm xấu, thói quen xấu. Ví dụ: tức con tức cháu, ganh ghét người khác, nóng giận, ích kỷ, tật đố,… Ngoài bỏ thứ xấu đi thì chỉ học, chỉ tu thành người tốt, tốt hơn nữa con ạ.”

2.5. Pháp Luân Công mượn giáo lý của Phật giáo để lừa đảo người ta?

Nếu ai kết luận như vậy thì cũng thật khó hiểu và nghi ngờ chút kiến thức. Vì sao nói vậy? Có một đặc điểm chung giữa các môn phái chính thống là đều răn dạy con người làm điều tốt. Đạo Kitô giáo răn dạy chữ “Chân” trong Chân Thiện Nhẫn và niềm tin Chúa. Đạo Phật thì khuyến chữ “Thiện” trong Chân Thiện Nhẫn… Giờ nói rằng, ông Đạo mượn giáo lý ông Phật, ông Phật lấy giáo lý của Đạo được sao?

Giống như chúng ta đi học, dù học đại học chuyên ngành toán nhưng vẫn dùng kiến thức và thuật ngữ trong môn toán ở các lớp dưới. Không ai bảo giảng viên đại học trộm dùng của giáo viên trung học. Các ngành nghề cũng phải học lẫn nhau, không thể nói ngành nghề này trộm dùng của ngành nghề kia.

Pháp Luân Công cũng là tu Phật trong thể hệ Phật gia nên không tránh khỏi có những khái niệm giống bên Phật giáo. Nhưng phương thức tu luyện, tôn chỉ hoạt động là hoàn toàn khác Phật giáo. Vậy không thể kết luận Pháp môn này mượn giáo lý Phật giáo để lừa đảo người ta được.

3. Sự thật khiến người ta chấn động

3.1. “Lừa đảo” để giúp bạn có được sức khỏe tốt

Qua số liệu điều tra tại Trung Quốc cũng như nhiều nước trên thế giới; qua kiểm tra thực tế có thể thấy học viên Pháp Luân Công đều khỏi bệnh, khỏe mạnh. Khoảng 90% người bước vào tập là do bệnh tật, được người khác giới thiệu. Sau khi tập thử, trực tiếp họ được trải nghiệm cải biến sức khỏe, từ họ lại giới thiệu cho người khác. Đó là lý do họ đi chia sẻ, nhiều người gọi là tuyên truyền.

Vậy, mục đích thật sự đằng sau lời tuyên truyền ấy chính là mong muốn bạn có được sức khỏe tốt, giống như họ.

3.2. “Lừa đảo” để mong bạn có được cuộc sống nội tâm an hòa, khởi niềm tin tín ngưỡng

Gốc của bệnh tật là tâm bất an, là đủ thứ tranh đấu, muộn phiền. Vì cuộc sống mưu sinh, vì lợi ích cá nhân mà nhiều người bất chấp tất cả, điều xấu nào cũng dám làm. Họ cũng chẳng tin có nhân quả, báo ứng, tin sự tồn tại Thần Phật.

Người vào tập có chuyển biến tốt về bệnh tật, nhất là tâm tính của mình, họ bắt đầu có niềm tin. Cuộc sống nội tâm họ thay đổi, quay đầu nhìn lại thấy mọi người thật khổ. Niềm tin trong họ khởi lên và họ muốn chia sẻ điều tốt đẹp ấy, mong nhiều người biết đến Pháp Luân Công.

Câu chuyện của chị Huệ tại Đồng Nai chia sẻ về việc mình bị người âm hành suốt 6 năm trời, được đăng trên trang Nguyện Ước, là một trong ý nghĩa ấy. Cuộc đời tận cùng khổ đau của chị Huệ suốt 6 năm bị ma hành, may mắn nhờ sự thần kỳ của Pháp Luân Công chị đã thoát khỏi thứ ma quỷ đó, trở lại cuộc sống bình thường. Chị chia sẻ câu chuyện của mình là mong ai cùng cảnh ngộ như chị được may mắn giống như chị mà thôi.

Vậy nên, sự thật khiến người ta giật mình về hai chữ “lừa đảo” của học viên Pháp Luân Công chỉ là sự tốt đẹp mà thôi.

3.3. “Lừa đảo” khi họ mang tiền túi của mình mua tặng sách, tặng tài liệu

Một học viên tặng tờ giới thiệu cho cư dân địa phương. Có phải Pháp Luân Công lừa đảo không?
Một học viên tặng tờ giới thiệu cho cư dân địa phương ở Mỹ (ảnh Internet).

Lướt đọc rất nhiều bài chia sẻ trên các nhóm hỗ trợ người mới tập Pháp Luân Công tại các tỉnh thành, hoặc trong các bài chia sẻ cá nhân. Có chi tiết thú vị là họ được học viên cũ tặng đài, tặng sách hoặc là nhận hỗ trợ giúp đỡ mang đài, sách đến tận nhà… Hay như bạn đi ngoài đường, bắt gặp một học viên nào đó tặng bạn tờ tài liệu, bông hoa sen… Vậy nghĩa là gì? Khi hỏi ra ngọn nguồn rằng tiền ở đâu để mua? Họ cho biết là họ bỏ tiền túi, bỏ công sức của chính mình giúp đỡ người mới với tâm thái vô tư vô ngã.

3.4. “Lừa đảo” để mong bạn phân biệt thiện – ác, tốt – xấu, chính nghĩa – ma quỷ

Nhiều người khi nghe các học viên chia sẻ về cuộc bức hại nhân quyền của ĐCS Trung Quốc đối với nhân dân của nó, họ phản ứng. Họ cho rằng mấy người học viên này làm chính trị, tuyên truyền, chống đối Nhà nước. Vì Trung Quốc là bạn lâu năm hoặc là họ rất ghét Trung Quốc nên không được phép chúng ta bàn luận chuyện đó.

ĐCS Trung Quốc bức hại các học việc Pháp Luân Công, tra tấn, đánh đập, mổ cướp nội tạng… đó là sự thật. ĐCS Trung Quốc tàn ác trong suốt quá trình lãnh đạo của nó cũng là sự thật. Việc họ tu cùng một môn, họ lên tiếng bảo vệ cho công lý, chính nghĩa điều đó không sai. Việc họ chia sẻ điều đó bởi họ cũng mong người khác nhìn ra, phân biệt thiện – ác đó mà có tiếng nói chính nghĩa. Điều đó mang lại may mắn và phước lành cho họ. Đó là hàm ý của các học viên.

3.5. “Lừa đảo” để giúp bạn có tâm thái, sức khỏe tốt vượt qua đại dịch

Một bệnh nhân dương tính đã tự tay viết lại 9 chữ chân ngôn Đại Pháp sau khi được trải nghiệm diệu kỳ. Có phải Pháp Luân Công lừa đảo không?
Một bệnh nhân dương tính đã tự tay viết lại 9 chữ chân ngôn Đại Pháp sau khi được trải nghiệm diệu kỳ (ảnh nhân vật cung cấp trên Facebook).

Trong mùa dịch, có thể dễ dàng bắt gặp những tin nhắn hoặc bài viết chia sẻ trên các trang Fanpage, Facebook cá nhân khuyên niệm chín chữ chân ngôn của Phật Pháp là: Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo. Theo họ, niệm chín chữ này có thể chống lại được virus corona. Sự thật có đúng như vậy hay là lừa đảo?

Lại cũng bắt gặp những dòng chia sẻ hoặc một số bài báo có đăng tải trực tiếp bệnh nhân dương tính với Covid-19 đã khỏi bệnh nhờ niệm chín chữ chân ngôn này. Tính xác thực của câu chuyện rất rõ ràng và khách quan. Vậy hiệu nghiệm có đúng như vậy thì mỗi người tự kiểm định, dù sao thì cũng không mất gì.

Vậy có đúng là Pháp Luân Công lừa đảo không, chúng ta đã có câu trả lời. Có một sự thật rằng, một Pháp môn chân chính ra đời sẽ có hàng vạn ma xuất thế để quấy nhiễu, mục đích là ngăn cản con người biết đến chân lý cứu độ. Một cô gái đẹp hoàn mỹ đến đâu vẫn có người tìm ra khiếm khuyết mà chê, ấy cũng là lẽ thường ở đời.

Xem thêm: