Tập tục “nam tả nữ hữu” không chỉ có trong văn hoá truyền thống Trung Quốc, mà còn thể hiện trong tinh thần kỵ sĩ của văn hoá phương Tây.

Tập tục “nam tả nữ hữu”

Khi nói đến nam tả nữ hữu, chúng ta thường sẽ nghĩ rằng đây là lý niệm chỉ có trong văn hoá truyền thống Trung Quốc, có lẽ cũng sẽ nghĩ đến âm dương của Đạo gia, Trung y dùng để bắt mạch nam và nữ… Hôm nay chúng ta sẽ không bàn đến những biểu hiện đa dạng của “nam tả nữ hữu” tại Trung Quốc, mà sẽ nói đến “nam tả nữ hữu” trong xã hội phương Tây.

Ở phương Tây có một tập tục truyền thống là khi một vị thân sĩ mời một vị phu nhân khoác tay hoặc đi cùng mình, người phu nhân nhất định sẽ khoác tay phải hoặc đi bên phải của anh ấy.

Người phụ nữ đã kết hôn khi nhắc đến chồng của mình, họ có thể nói một cách hàm ý rằng “anh ấy ở bên trái của tôi”(my left side). Tập tục “nam tả nữ hữu” tại phương Tây do ước định mà thành không khỏi khiến người ta hiếu kỳ. Đây chẳng lẽ là học từ Trung Quốc sao?

Lý niệm truyền thống phương Tây – Tinh thần kỵ sĩ

Có một cách nói về nguồn gốc của tập tục văn hoá này bắt nguồn từ thời Trung Cổ. Lúc ấy, các kỵ sĩ đeo kiếm bên trái cơ thể, điều này cho phép cánh tay phải của họ phản ứng nhanh chóng chống lại kẻ thù và ứng phó với các tình huống nguy hiểm. Do đó, có thể bảo vệ được người phụ nữ cũng như chính mình. 

tập tục “nam tả nữ hữu” có ý nghĩa gì; tập tục “nam tả nữ hữu” ảnh hưởng như thế nào
Tinh thần kỵ sĩ trong văn hóa phương Tây (ảnh: Wiki)

Nói đến kỵ sĩ thời Trung Cổ, không thể không nhắc đến tinh thần kỵ sĩ (chivalry) được cả xã hội châu Âu tôn sùng. Vào thời điểm đó, kỵ sĩ là tầng lớp tinh anh của đất nước. Họ có trách nhiệm bảo vệ giáo hội, quốc gia và giáo hóa những vùng đất ngang tàng, bạo ngược. Hơn nữa, trong tinh thần kỵ sĩ bao gồm nhiều đức tính tốt đẹp như dũng cảm, không sợ hãi, thương xót kẻ yếu, khiêm tốn, lễ độ…Đây cũng là nguồn gốc của việc tu dưỡng đạo đức của con người ngày nay. Cho đến ngày nay, rất nhiều học giả phương Tây đều cảm thán, mong muốn khôi phục lại tinh thần kỵ sĩ. đồng thời, khôi phục lại những vinh quang trong văn hoá truyền thống phương Tây ngày xưa.

Ngày nay chúng ta thấy đàn ông mang vật nặng, mở cửa, cầm ô… thì trong quá khứ đàn ông cũng đều phải làm như vậy. Nếu một người đàn ông nhường ghế cho một người phụ nữ trên xe buýt, mở cửa cho cô ấy hay đợi cô ấy đi thang máy, đó không phải vì người phụ nữ yếu đuối, mà vì phép lịch sự và phép xã giao nên đàn ông cần làm như thế. Lúc này, người phụ nữ không cần từ chối, chỉ cần thoải mái đáp lại bằng câu “cảm ơn” và một nụ cười. 

Ngoài ra, có câu nói “woman are always right” (phụ nữ luôn đúng). Từ “right” cũng có nghĩa là “bên phải” trong tiếng Anh. Tất nhiên, có thể có chút miễn cưỡng khi sử dụng điều này để giải thích rằng nam là trái và nữ là phải. Nhưng câu nói này phản ánh sự tôn trọng và lịch sự dành cho phụ nữ trong tinh thần kỵ sĩ. 

Nam tả nữ hữu” trong văn hóa Trung Quốc 

Trung Quốc từ xưa đến nay đã có tập tục “nam tả nữ hữu”. Đây là bắt nguồn từ tư tưởng triết học cổ đại Trung Quốc. Triết học cổ đại Trung Quốc tin rằng, có tồn tại hai mặt đối lập lẫn nhau trong vũ trụ. Ví dụ, trong giới tự nhiên, sự vật có tồn tại sự khác biệt lớn nhỏ, dài ngắn, trên dưới, trái phải…Sự khác biệt này gọi là “Âm và Dương”. Cổ nhân coi tính chất lớn, dài, trên, trái quy là Dương và coi tính chất nhỏ, ngắn, dưới, phải quy là Âm. Cũng như sự khác biệt giữa nam và nữ. Người nam nhân có tính cách kiên cường, thuần dương, bên trái, còn người phụ nữ có tính cách dịu dàng, thuần âm, bên phải. 

tập tục “nam tả nữ hữu” trong văn hoá trung quốc
“Nam tả nữ hữu” trong văn hóa Trung Quốc (ảnh: Whatsonweibo)

Trong các thời kỳ khác nhau của lịch sử Trung Quốc, mặc dù đôi khi “tôn trọng bên phải”, cho nên, có thành ngữ gọi là “vô xuất kỳ hữu” (Không có gì vượt quá bên phải), và đôi khi thì lại “tôn trọng bên trái”, chẳng hạn, có một thành ngữ gọi là “khư tả dĩ đãi” (bên trái vẫn trống để chờ đợi). Nhưng lý niệm “nam tả nữ hữu” xưa nay vẫn luôn có. 

Nguyên tắc “tôn trọng bên phải” trong nghi thức quốc tế 

“Nam tả nữ hữu” không chỉ là một bộ phận trong văn hóa truyền thống của phương Đông và phương Tây, mà giờ đây nó đã trở thành một nghi thức quốc tế mà mọi người đều tuân thủ. Đây chính là nguyên tắc “tôn trọng bên phải” trong nghi thức quốc tế.

nguồn gốc tập tục “nam tả nữ hữu”
Nguyên tắc “tôn trọng bên phải” trong nghi thức quốc tế (ảnh: Sound of hope)

Điều này đặc biệt đúng trong các nghi thức ngoại giao quốc tế, bao gồm đi đứng, chỗ ngồi, nghi thức…, đều yêu cầu thể hiện nguyên tắc “tôn trọng bên phải”. Vì vậy, vị trí “phải” sẽ được dành cho những người danh dự nhất, chẳng hạn như trưởng bối, quan chức cấp cao, phụ nữ… Xét về giới tính, tất cả phụ nữ nghiễm nhiên chiếm vị trí “bên phải” này.

Trong xã hội quốc tế, dù là nam hay nữ đều hiểu được những lễ nghi thường thức. Trong một số dịp quan trọng, tập tục “nam tả nữ hữu” giúp chúng ta có thể bảo trì tâm thái thanh nhã, ung dung và phong thái lịch sự, điềm tĩnh. 

Theo Sound of hope