Quân tử như ngọc quý, ôn hòa mà sáng suốt
Quân tử như ngọc quý, ôn hòa mà sáng suốt, thanh tịnh chính trực, thà chịu vỡ nát chứ không chịu khuất phục…
- Bậc quân tử như hoa mai đỏ trong tuyết lạnh, như tùng bách xanh tốt quanh năm
- Bạn có là người quân tử không? 8 phẩm chất của người quân tử
Nội dung chính
Quân tử như ngọc quý
Văn nhân Trung Quốc cổ đại tôn xưng mai, lan, trúc, cúc là tứ quân tử trong hội họa Trung Hoa. Tứ quân tử này xác thực đều rất đặc sắc: Hoa mai trải tuyết dầm sương, cao quý kiên trinh; Hoa lan dù trong hang cùng ngõ hẻm vẫn tỏa hương, thanh tĩnh trang nhã; Trúc khiêm tốn có tiết khí, kiên cường bất khuất; Cúc kiều diễm trung trinh, là ẩn sĩ trong các loài hoa. Bởi vậy nếu dùng tứ quân tử để miêu tả người quân tử thì hoàn toàn xứng đáng.
Theo văn hóa tu luyện cổ đại, tầng thứ càng cao thì nhân cách lại càng cao thượng. Vì vậy khi nói về quân tử thì còn có một cách nói là “Tiên hoa tống mỹ nhân, mỹ ngọc tứ quân tử” (Hoa tươi tiễn mỹ nhân, mỹ ngọc thưởng quân tử). Khổng Tử trong “Lễ Ký . Sính Nghĩa” có nói rằng: “Đức của bậc quân tử so với ngọc thì như thế nào, cũng như người ôn hòa mà sáng suốt vậy”. Vì vậy có thể nói, trong cảnh giới tư tưởng của Khổng Tử, quân tử là điển hình về nhân cách và thẩm mỹ; ông đã so sánh nhân cách của bậc quân tử cũng như ngọc quý vậy.
“Quân tử khiêm tốn, ôn hòa như ngọc”. Ngọc không giống với những vật chất khác, vốn nó chỉ là một khối đá cứng, rải rác ở vùng núi hoang dã mà không ai biết đến; không trải qua quá trình mài giũa thì không thể thành hình. Sau khi gọt giũa thì lại tỏa sáng khiến người đời ngưỡng mộ.
Khiêm tốn mà sắc sảo
Vầng sáng của ngọc không giống như kim cương hay vàng bạc, không xa hoa lóa mắt; cũng không giống như thủy tinh, thủy tinh nhìn một cái là thấy có khiếm khuyết. Ngọc biết thu mình lại, thời gian càng lâu thì lại càng có dư vị. Tính cách này rất giống với bậc cao nhân quân tử biết giấu tài.
Dùng ngọc sáng để so sánh với bậc quân tử, thực sự là vô cùng chuẩn xác. Trong sách cổ “Quản Tử thủy địa” có nói:
“Ngọc sở dĩ quý trọng là bởi vì nó biểu hiện ra 9 loại phẩm đức: Ôn nhuận mà sáng bóng, đó là lòng nhân từ của nó; thanh tịnh mà có hoa văn, đây là trí tuệ của nó; kiên cường mà không khuất phục, đây là cái nghĩa của nó; ngay chính mà không hại người, đây là phẩm tiết của nó; trong sáng mà không cáu bẩn, đây là sự thuần khiết của nó;
Có thể vỡ mà không cong gập, đây là cái dũng của nó; ưu điểm và khuyết điểm đều có thể biểu hiện ra bên ngoài, đây là sự thành thực của nó; hoa mỹ và ánh sáng tác động lẫn nhau, thẩm thấu mà không xâm phạm lẫn nhau, đây là lòng khoan dung của nó; gõ vào âm thanh vang xa, tinh khiết không loạn, đây là sự mạch lạc của nó”.
Ngọc thà bị vỡ nát chứ không chịu khuất phục uốn cong mình. Điều này thật đáng ngưỡng mộ, cũng là tỏ rõ mỹ đức của bậc quân tử vậy.
Luôn giữ ngọc sáng trong tâm
Văn hóa truyền thống bác đại tinh thâm, ẩn chứa sự hài hòa giữa con người và tự nhiên, thiên nhân hợp nhất. Nho gia cho rằng, ngọc là biểu tượng hoàn mỹ trời ban. Vì vậy con người cũng nên noi theo thuộc tính của ngọc mà tự hoàn thiện chính mình.
Khổng Tử nói: “Đức của người quân tử như ngọc sáng”, coi phẩm chất của ngọc như là một tiêu chuẩn để tu dưỡng đạo đức của chính trị gia và văn nhân sĩ phu thời cổ đại. Đạo gia lại cho rằng: “Thánh nhân bị hạt hoài ngọc”, ý tứ là quần áo mộc mạc, nhưng trong lòng có ngọc sáng; Khuyên bảo mọi người nên giữ vững thiên phú của mình, không nên đánh mất đi bản tính thuần khiết ban đầu.
Trong xã hội ngày nay, mọi người đều đeo vàng bạc, nhưng thường quên mất ngọc sáng trong tâm. Cổ nhân quý ngọc, cũng không phải chỉ vì vẻ mỹ lệ bề ngoài, mà là bên trong có nội hàm; bởi vì ngọc là một biểu tượng của phẩm đức. Người xưa đeo ngọc bội bên mình cũng là để thời thời khắc khắc nhắc nhở bản thân không nói và làm cái gì vượt quá quy tắc.
Thà làm ngọc nát còn hơn ngói lành
Trong “Thi kinh Vệ Phong” có nói: “Hữu phỉ quân tử, như thiết như tha, như trác như ma”. Ý tứ là, bậc quân tử nho nhã cũng là phải trải qua cắt, gọt, mài, giũa giống như là ngọc vậy. Ngọc sau khi được khai thác cũng phải trải qua một phen ma luyện chính mình thì mới có thể thành hình. Sự mài giũa của ngọc mà so ra thì cũng giống như sự tu tập của người tu luyện; từ trong gian khổ mới có thể nâng cao cảnh giới tinh thần.
“Thà làm ngọc nát còn hơn ngói lành”, chí khí của bậc quân tử cũng là như vậy. Bậc quân tử không màng danh lợi được mất, trong xử thế thì luôn suy nghĩ cho người khác; nhưng sẽ không vì thế mà mềm yếu nhu nhược.
Vầng sáng của ngọc thu vào bên trong, bậc quân tử sắc sảo nhưng cũng thường không biểu lộ ra bên ngoài. Bề ngoài khiêm tốn, trong tâm chính trực; gặp việc lớn không nhượng bộ, gặp lợi nhỏ không tranh. Chỉ người như vậy mới xứng gọi là chân quân tử, mới có thể xứng với phẩm chất cao quý của ngọc.
Nói ‘quân tử như ngọc quý’ cũng thật là đúng đắn, con người chịu khó rèn luyện, nâng cao phẩm hạnh đạo đức thì cũng có thể cao quý như ngọc vậy.
Theo Epoch Times