Có người tu hành mà tư tưởng không đúng đắn, cứ hay làm ra mấy thứ kỳ lạ khác người, thậm chí là làm kinh sách giả và truyền bá ra khắp nơi.

Biên tạo kinh sách giả

Trong “Vân cấp thất thiêm” có chép lại một câu chuyện kể rằng, vào thời xưa có một vị tăng nhân pháp danh là Hành Đoan. Ông thường xuyên có những hành vi không ngay chính, tính cách cuồng vọng, không xứng với kỳ vọng của Đức Phật đối với ông. 

Một ngày nọ, ông làm trái quy định của Phật giáo mà đi đọc kinh thư của Đạo giáo. Sau khi đọc được một quyển kinh thư nào đó bên Đạo giáo, ông ta bắt đầu chỉnh sửa cuốn kinh này, thêm vào đó một chút giáo lý nhà Phật và cả ý kiến cá nhân của ông; làm giả ra một quyển sách và gọi là Kinh Phật.

Về sau ông lại lấy quyển kinh giả này sao chép ra 5, 6 quyển, và truyền cho những tăng nhân hiểu biết về Phật Pháp chưa sâu. 

Kinh sách giả; Kinh phật giả; Kinh thư là gì
Truyền bá kinh sách giả khiến nhiều người bị ảnh hưởng (ảnh minh họa Adobestock)

Bị Thần trách phạt

Không lâu sau, trong lúc ông đang ngồi dưới cửa sổ sao chép kinh giả, đột nhiên có một vị Thần mang kiếm không biết ở đâu hiện ra, nghiêm khắc mắng ông ta là khinh nhờn Pháp, rằng làm loạn Pháp là tội lớn; nói xong thì múa kiếm và chém về phía Hành Đoan. 

Hành Đoan lấy tay đỡ lấy, vài ngón tay lập tức bị kiếm chém đứt. Hai tăng nhân ở cùng với Hành Đoan cùng nhìn thấy vị Thần này, liền lập tức cầu khẩn vị Thần ban cho Hành Đoan một cơ hội để sửa chữa sai lầm. Vị Thần đáp: “Hành Đoan mắc phải tội lớn như vậy, chết không có gì đáng tiếc. Bây giờ chỉ có cách đi thu hồi lại tất cả những cuốn kinh giả đã truyền cho người khác; lúc đó thì may ra còn có cơ hội”. Vị Thần nói xong thì biến mất không dấu vết.

Bất kính với phật; Tội bất kính với phật; Tâm bất kính với phật
Trên đầu ba thước có Thần linh (ảnh minh họa Adobestock)

Không vãn hồi được tổn thất, chịu báo ứng mất mạng

Hành Đoan cùng với những tăng nhân cùng phòng với ông lập tức đi tìm để thu lại những cuốn kinh giả kia; nhưng có mấy quyển kinh giả đã bị truyền sang vùng khác, Hành Đoan cũng không có đi đến đó để thu về. 

Hành Đoan thu về được một vài quyển kinh giả thì tự mình thiêu hủy đi; cũng hướng Thần linh sám hối tội làm loạn Pháp của mình. Lúc này vị Thần kia lại một lần nữa xuất hiện, ông trang nghiêm tuyên bố với những người có mặt ở đó rằng: “Bởi vì Hành Đoan không thể thu hồi lại toàn bộ những kinh giả đã truyền bá ra ngoài, cho nên không thể tha chết được”. Vị Thần nói xong thì lại biến mất. Chỉ một lát sau, Hành Đoan lập tức ngã xuống đất tử vong.

Tội của Hành Đoan trong câu chuyện trên quả thật không nhỏ. Đầu tiên ông ta là tăng nhân mà lại đi đọc kinh sách bên Đạo giáo, tu hành không chuyên nhất. Không những thế còn chỉnh sửa kinh sách mà nói dối là Kinh Phật; làm rối loạn Pháp của Phật giáo và Đạo giáo. Tội lớn hơn nữa là ông đi truyền bá cho những người khác, làm ảnh hưởng cho không biết bao nhiêu người. Vậy mà khi bị Thần cảnh báo cũng không tận lực đi thu hồi lại kinh giả, cuối cùng thì bị báo ứng mà chết.     

Tu luyện phải chuyên nhất

Bất kính là gì; Làm loạn pháp; Chuyên nhất là gì
Tu luyện Phật Pháp phải chuyên nhất (ảnh minh họa Adobestock)

Có nhiều người tu hành mà lại không đủ đức tin, vẫn luôn muốn tìm tòi và khám phá những thứ mới lạ của các pháp môn khác. Việc này khiến cho tư tưởng của họ bị can nhiễu và làm ra đủ thứ loạn bậy. 

Hay lại có những người ngoại đạo, không chính thức bước vào tu luyện nhưng cũng viết sách và bàn luận đủ thứ trong các pháp môn khác nhau. Việc này thực ra cũng là đang làm loạn Pháp mà không biết.

Trường hợp sư Hành Đoan ở trên là một bài học cảnh tỉnh cho thế nhân, ngụy tạo kinh sách giả và truyền bá lung tung sẽ tạo nghiệp rất lớn.

Theo Chánh Kiến

Xem thêm video: