Con người muốn làm Thần tiên nhưng việc tu hành lại không hề đơn giản, trên đường tu luyện sẽ có rất nhiều khảo nghiệm cam go.

Tu luyện trên núi Lao Sơn

Tề Bản Thủ, tự là “Dưỡng Chân”, hiệu là “Kim Huy”, còn có hiệu là “Tiêu Dao Tử”, là một đạo sĩ ở Lao Sơn vào cuối thời nhà Minh. Ông vốn là người huyện Tiền Đường (huyện Tiền Đường là một địa danh cổ và đã được sáp nhập vào thành phố Hàng Châu). Tề Bản Thủ bản tính thích im lặng, ghét sự ồn ào huyên náo nơi thế tục và một lòng hướng tới tu luyện.

Trong năm Vạn Lịch, ông gặp đạo sĩ Bạch Bất Dạ và tin rằng ông là một đạo sĩ tu luyện chân chính, nên đã bái ông làm sư và theo ông tu hành. Hai người ban đầu tu luyện ở Thọ Xuân, Giang Nam (huyện Thọ Xuân ngày nay là thành phố Hoài Nam, An Huy) và sau đó cùng nhau đi vân du đến Lao Sơn, bên bờ biển của Đông Hải.

Hai người cùng chiêm ngưỡng kỳ quan thắng cảnh của Lao Sơn và đi bộ đến đỉnh Thiên Môn. Họ thích 2 đỉnh núi đứng sừng sững nơi đây, lại có di tích được khắc bởi chính tay của Khưu Xứ Cơ thuộc phái Toàn chân, được cho là bảo địa tu hành trời ban. Hơn nữa, thấy nơi đây hẻo lánh, tĩnh mịch, tách biệt với phàm trần, nên cả hai đã ở lại và xây dựng Tiên Thiên am để tu hành và sinh sống.

Làm thần tiên; Muốn làm thần tiên; Muốn làm thần tiên phải làm sao; Tu luyện làm thần tiên
(ảnh minh họa Pinterest)

Trong thời gian Tề Bản Thủ tu luyện, ông làm nhiều việc cực khổ, mọi thời đều khắc chế ham muốn của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho người khác, ông thà rằng ăn trấu cám để dành cho người khác gạo, ở đâu ông cũng kiềm chế bản thân và mang lại lợi ích cho người khác. Các đạo sĩ ở cùng ông đều rất kính phục. 21 năm miệt mài gian khổ, ông đã đích thân xây dựng thêm 3 gian phòng và 2 hành lang, giúp cho tu viện nhỏ trên núi ngày càng phồn thịnh, ý chí kiên cường của ông làm cho người khác phải kính phục.

Vượt qua khảo nghiệm của chân Tiên

Mùa đông năm nọ, thời tiết vô cùng lạnh. Có một vị lão ni trông có vẻ đã rất già đến Tiên Thiên am, không biết bà từ đâu đến, chỉ thấy người bà bị lạnh cóng, quần áo cực kỳ bẩn thỉu, xin vào trong am để nghỉ ngơi. Các đạo sĩ cho rằng, bà bẩn thỉu không chịu nổi, nên đều không muốn tiếp nhận, họ đã lấy lý do tránh hiềm nghi giữa nam và nữ để từ chối bà và xua tay để nhanh chóng đuổi bà đi.

Tề Bản Thủ vội vàng ngăn cản bọn họ và nói: “Bà ấy muốn được sống, chúng ta làm sao nỡ nhìn thấy chết mà không cứu? Nam nữ tuy rằng khó tránh hiềm nghi, nhưng sự việc khẩn cấp chúng ta có thể tùy cơ ứng biến, mà bà ấy lại tuổi già sắp chết, hà tất phải làm như vậy?”

Thế là ông dẫn lão ni vào giường của mình để nghỉ ngơi, đắp chăn cho bà ấm, cho đồ ăn và an ủi bà. Nhưng vị lão ni này một lời cảm ơn cũng không nói. Tuy vậy, Tề Bản Thủ không có chút oán hận nào và vẫn chăm sóc bà cẩn thận như cũ. Sau khi dàn xếp ổn thoả chuyện của lão ni, ông ngồi trên đệm cói và nghỉ ngơi.

Thấy vậy, tất cả các đạo sĩ đều trở về phòng nghỉ ngơi, giữa đêm đột nhiên nhìn thấy trong phòng của Tề Bản Thủ có bạch quang tỏa ra tứ phía, chiếu sáng trong phòng và chiếu rọi toàn bộ am đường.

Các đạo sĩ đều kinh ngạc không thôi, nhao nhao chạy đến phòng của Tề Bản Thủ để hỏi thăm. Tề Bản Thủ mở cửa và nói không có chuyện gì, nhưng mọi người đều thấy lão ni trong phòng đã biến mất. Mọi người mới nhận ra rằng vị lão ni này chính là một vị chân Tiên biến hóa để thử lòng người, họ đều vô cùng hối hận vì bản thân đã bỏ lỡ cơ hội. 

Đắc Đạo thành Tiên

Vào tháng giêng mùa xuân năm Thiên Khải thứ 2 (năm 1622), Tề Bản Thủ đột nhiên nói với sư phụ Bạch Bất Dạ: “Tam Thanh sắp đến, chúng ta nên cung kính.” Thế là 2 người hành lễ với Thần, cùng nhau lễ bái. Làm lễ xong, ông liền từ biệt mọi người: “Công đức của tôi đã viên mãn, trần duyên đã hết, tôi phải đi rồi.” Nói xong, ông vội vàng rời đi và trong phút chốc đã không thấy nữa. Mọi người vội vàng truy tìm theo tung tích của ông, đi tới gò Bát Tiên, họ nhìn thấy có một chiếc giày ở đó, dưới gò là đại dương mênh mông.

Tu luyện có khảo nghiệm, vượt qua được mới xứng làm Thần tiên
(ảnh minh họa Vision Times)

Trong khi mọi người đang nghi hoặc thì một người làm thuê đi tuần trên núi đã nói rằng: “Tôi đang nằm trên đỉnh tảng đá nghỉ ngơi thì nhìn thấy một đạo nhân lướt qua đến đây và ném đồ vật xuống biển. Dường như là một tấm đệm cói, sau đó đạo nhân đã nhảy lên nó, nhanh như chớp đi về phía Đông Nam. Nên tôi vội vàng đến xem tung tích của người đó, tôi dừng bước và nhặt được một lá thư, bây giờ muốn mời mọi người đọc.”

Mọi người đọc thư của ông, trong thư viết: “Đạo danh Tề Bản Thủ, công phu tự lai hữu, đả tọa nhị thập niên, Lao sơn hạ khổ tu. Đãi đáo Thiên Khải niên, bạch vân phó Doanh Châu, nhược vấn quy hà xứ, tiên đài lãng uyển du”. (Đạo danh Tề Bản Thủ, công phu từ trước tới nay, đả tọa 20 năm, khổ tu ở Lao Sơn. Đợi đến năm Thiên Khải, mây trắng đến Doanh Châu, nếu hỏi đi về đâu, dạo chơi Tiên đài lãng uyển).

Nghe nói Tề Bản Thủ chưa từng đọc sách cũng không biết viết, một khi đắc đạo, liền có thể viết ra câu thơ gãy gọn như vậy. Đây quả là một thần tích. Cho nên các đạo sĩ đều nói rằng, ông đã thành Tiên. Các Đạo sĩ đã báo thần tích này cho triều đình, Hoàng đế Thiên Khải rất cảm động và ban hành một chiếu chỉ đặc biệt, sắc phong cho Tề Bản Thủ làm “Thượng Nguyên Phổ Tế Đạo Hóa Chân Quân”. 

Theo ghi chép, Bạch Bất Dạ và Tề Bản Thủ mặc dù được gọi là sư phụ và đệ tử, nhưng họ thực sự là những người tu luyện, ai tu thành trước phụ thuộc vào người nào công đức viên mãn trước. Kết quả là Tề Bản Thủ bởi vì khổ tu, có lòng vị tha và đã vượt qua được khảo nghiệm của một vị chân Tiên, trên con đường tu luyện đã vượt qua Bạch Bất Dạ mà đắc đạo thành tiên. Tất nhiên, Tề Bản Thủ có thể tiến vào tu luyện cũng là công lao của Bạch Bất Dạ.

Tu luyện không chỉ như một số người vẫn nghĩ là thiền định và luyện các động tác, nếu một người bình thường muốn tu luyện để trở thành một vị Thần từ bi thì việc có thể dùng tâm từ bi để cứu người khi họ gặp nguy hiểm và tai họa là một tiêu chí quan trọng. 

Theo Vision Times