Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang không ngừng lây lan; đặc biệt lo ngại đối với những người có hệ miễn dịch kém. Vậy mọi người phải làm thế nào để phòng dịch bệnh lây nhiễm? Các chuyên gia y học đã đưa ra rất nhiều đề nghị khác nhau; trong đó thầy thuốc Trung y Hồ Ái Văn cũng đưa ra một phương pháp gọi là “túi thơm phòng dịch”, giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời đây cũng là một món quà tuyệt vời dành cho thân bằng hảo hữu trong dịp xuân này.

“Túi thơm phòng dịch” rất đơn giản và dễ làm

Thầy thuốc Hồ Ái Văn nói rằng: Trong y học cổ đại Trung Quốc, ngửi mùi hương cũng là một cách để tránh dịch bệnh. Vào thời nhà Thanh, có người phát hiện, sau khi tán vài dược liệu thành bột, làm thành ‘túi thơm phòng dịch’; để ở trên giường hoặc mang trên thân người; ngửi bất cứ lúc nào cũng có tác dụng phòng tránh dịch bệnh.

Làm túi thơm phòng dịch rất đơn giản. Nó bao gồm 6 vị thuốc Đông y: Ngô thù du, sài hồ, khương hoạt, đại hoàng, thương truật, tế tân.

1. Chia 6 vị thuốc bắc này thành 6 phần bằng nhau; ví dụ như mỗi phần 100 gam tán thành bột, độ mịn không quá quan trọng.

2. Cho vào trong túi giấy giống như túi trà lọc, gói kỹ lại là xong;

3. Nếu muốn tặng cho thân bằng hảo hữu thì có thể may thêm một chiếc túi vải nhỏ xinh bên ngoài.

Túi thơm bình thường nên để ở trong túi áo, đặt ở dưới gối, hoặc là ở bên giường để có thể thường xuyên ngửi thấy nó; như vậy mới có tác dụng phòng tránh dịch. Khi hết mùi hương thì có thể thay bằng một cái mới. Nếu làm với số lượng nhiều thì bạn có thể đậy kín trong lọ. 

Thầy thuốc Hồ Ái Văn cho biết, những dược liệu này tuy không quá quý hiếm, nhưng lại có tác dụng phòng chống dịch bệnh rất hiệu quả.

Hầu hết các loại dược liệu có mùi thơm đều có tác dụng trừ tà
Hầu hết các loại dược liệu có mùi thơm đều có tác dụng trừ tà (ảnh Bannedbook)

Tại sao ngửi mùi hương của túi thơm lại có thể phòng dịch?

Thầy thuốc Hồ Ái Văn nói rằng, nhiều loại thuốc Đông y có mùi hương, và hầu hết các dược liệu có mùi thơm đều có tác dụng trừ tà; ví dụ như ‘hoắc hương’, có thể chính lại những khí bất chính. Khí bất chính là tà khí, là khí có hại cho cơ thể con người.

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng nếu chính khí của cơ thể không đủ thì dễ bị tà ma xâm nhập và sinh bệnh. Do đó có phương pháp trị bệnh gọi là “Tăng cường chính khí để trừ tà”.

Trong “Tùng phong thuyết dịch” có nói rằng, mỗi ngày đốt cây bưởi bung có thể tránh được dịch bệnh xâm nhập. Thời xưa có rất nhiều phương thuốc tránh dịch, đều là tán thành bột và để trong túi thơm; thông qua khứu giác mà đạt được tác dụng phòng dịch.

Túi thơm kích phát khả năng miễn dịch của cơ thể

Đặt túi thơm ở dưới gối hay đeo bên người đều có tác dụng phòng dịch
Đặt túi thơm ở dưới gối hay đeo bên người đều có tác dụng phòng dịch (ảnh cqcb)

Ngửi mùi thơm cũng không giúp phòng tránh hay tiêu diệt virus, mà thực ra là nó giúp khởi động quá trình tiết một số hormone trong não của con người. Hương thơm sẽ kích thích vùng dưới đồi, tuyến yên và các bộ phận khác; đồng thời sản sinh ra một số hormone rất đặc biệt. Các hormone được tạo ra có thể kiểm soát tất cả các bộ phận của cơ thể; sau đó khiến cơ thể con người tạo ra các phản ứng tinh vi; chẳng hạn như sản xuất ra một lượng rất nhỏ các kháng thể. Khi khả năng miễn dịch của cơ thể được tăng cường, khả năng chống lại virus cũng tăng theo.

Ông Hồ Ái Văn đã đưa túi thơm phòng dịch cho một người bạn đang nghiên cứu liệu pháp miễn dịch ung thư. Bạn ông trong quá trình nghiên cứu phát hiện ra rằng, dược liệu trong túi thơm quả thực là có thể kích phát khả năng miễn dịch của cơ thể người; hơn nữa hiệu quả cao hơn nhân sâm và linh chi.

Đốt hương có tác dụng phòng chống dịch bệnh

Mọi người có thể đã nghe qua, các học giả thời cổ khi đọc sách sẽ đốt hương; ví dụ như trầm hương, đàn hương, bưởi bung v.v. hương cũng có tác dụng tránh dịch sao? Thầy thuốc Hồ Ái Văn đã kể lại một câu chuyện: Bệnh dịch hoành hành ở quê của một vị bác sĩ kia. Là bác sĩ trong thời gian có dịch bệnh xảy ra nên ông rất bận rộn; đến tối ông quyết định phải ngồi tĩnh tọa một lúc. Mỗi lần tĩnh tọa ông đều đốt bưởi bung. Hơn mười ngày sau, mặc dù ông quay cuồng trong các bệnh nhân nhưng ông lại không bị mắc bệnh. Bởi vậy ông mới cho rằng: Đốt hương đúng là có tác dụng tránh ôn dịch.

Rất nhiều thứ được lưu truyền từ thời xưa, mặc dù con người hiện đại không thể lý giải; nhưng nó thực sự là có tác dụng. Tuy nhiên, những loại hương mà thầy thuốc Hồ Ái Văn nói tới cũng không phải là các sản phẩm hóa học mà mọi người hay sử dụng; mà đây là những loại hương tự nhiên như trầm hương, đàn hương, bưởi bung. Có những loại dược thảo có mùi thơm như mê điệt hương, huân y thảo, cũng đều có tác dụng phòng dịch nhất định.

Theo Bannedbook