Vai trò của ăn uống trong ngăn ngừa ung thư do viêm nhiễm gây ra
Việc tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm nên bắt đầu bằng chế độ ăn uống và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hợp lý.
- Thiền – liệu pháp bất động giúp tăng cường miễn dịch
- Chế độ tăng sức đề kháng số một của lương y nổi tiếng Trung Quốc
- Nghiên cứu về thiền: thiền giúp chống lại COVID-19 và bệnh mãn tính
Viêm nhiễm mãn tính được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì nó không chỉ là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn của nhiều bệnh khác nhau mà còn thúc đẩy sự phát triển của khối u, gây ung thư, tiến triển và di căn. Ngày nay, y học nhận thấy cuộc chiến chống lại quá trình viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể nên bắt đầu bằng chế độ ăn uống và điều chỉnh nhiệt độ hợp lý.
Viêm là một phản ứng sinh lý bình thường do hệ thống miễn dịch khởi xướng để đáp lại tổn thương cơ thể, cho phép các tế bào sửa chữa các mô bị tổn thương. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể tồn tại dai dẳng và trở thành mãn tính.
Theo thời gian, tình trạng viêm nhiễm mãn tính có thể làm hỏng DNA của tế bào, phá vỡ sự phát triển và phân chia tế bào bình thường. Cuối cùng dẫn đến sự phát triển của khối u và phát triển thành ung thư.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí nổi tiếng Immunity năm 2019 tiết lộ, những tình trạng viêm mãn tính gây ung thư bao gồm: viêm ruột, viêm gan, viêm dạ dày do H. pylori và viêm bàng quang do giun dẹp kí sinh. Những tình trạng này làm tăng nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng, gan, dạ dày và bàng quang.
Mặt khác, tình trạng viêm mãn tính do béo phì, tăng đường huyết và tích tụ lipid quá mức làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư khác nhau, bao gồm tuyến tụy, ruột kết, vú và các bệnh khác.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell, có tới 20% trường hợp ung thư có liên quan đến chứng viêm mãn tính, 30% có liên quan đến hút thuốc lá và tiếp xúc với các chất ô nhiễm (như amiăng) và 35% có liên quan đến chế độ ăn uống.
Chống viêm nhiễm để phòng ngừa ung thư
Không có phương pháp nào hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng viêm mãn tính. Tuy nhiên, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng, những người tuân theo chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, hạn chế uống rượu và tránh hút thuốc có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư từ 10% đến 20%.
Thực phẩm có nguồn gốc thực vật là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chống viêm chủ yếu. Ngoài ra, chúng rất giàu chất chống oxy hóa và chất xơ, có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc hấp thụ nhiều axit béo omega-3, đặc biệt là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA), có thể làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến viêm.
Ngoài đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, axit béo omega-3 có thể điều chỉnh cân bằng nội môi tiểu cầu, giảm nguy cơ huyết khối. Thực phẩm giàu omega-3 có trong các loại hạt, hạt bí ngô, cá hồi, sò điệp, dầu hạt lanh, dầu ô liu, bông cải xanh và súp lơ.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn cá hai lần mỗi tuần, đặc biệt là cá béo hay cá dầu. Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) khuyến nghị nên tiêu thụ từ 250 đến 500 miligam omega-3 hàng ngày.
Các phương pháp điều trị dựa trên polyphenol trong chế độ ăn uống đối với các bệnh viêm nhiễm mãn tính đã thu hút được sự chú ý do tính hiệu quả và tính an toàn. Các hợp chất phenolic được tìm thấy trong ngũ cốc, trái cây, rau quả và đồ uống như trà, cà phê và rượu vang đỏ.
Ngô, hành tây, cà chua, các loại đậu, táo, quả mọng, nho, dâu tây, cam đỏ, lựu, tỏi và hạt rau mùi đều chứa chất chống oxy hóa tự nhiên và chất xơ. Đáng chú ý, chất resveratrol có trong rượu vang đỏ có thể làm giảm chỉ số viêm nhiễm của cơ thể.
Những cách tự nhiên để tăng cường khả năng miễn dịch
Tiến sĩ Toru Abo, giáo sư danh dự nổi tiếng tại Đại học Niigata ở Nhật Bản và là chuyên gia về miễn dịch học, nhấn mạnh rằng, các tế bào ung thư phát triển mạnh trong điều kiện đặc trưng bởi nhiệt độ thấp, nồng độ oxy thấp và máu có tính axit. Hơn nữa, nhiệt độ cơ thể thấp có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Nina Ishihara, Phó giám đốc Phòng khám Ishihara, đã đề cập trên một chương trình truyền hình rằng, nhiệt độ cơ thể giảm 1℃ tương ứng với hiệu quả của hệ thống miễn dịch giảm khoảng 30%.
Khoảng 40% nhiệt độ cơ thể của một người được tạo ra bởi các cơ, khoảng 70% các cơ này nằm ở nửa dưới của cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể của một người giảm xuống khoảng 35,8℃, có thể làm tăng nhiệt độ tăng lên bằng các phương pháp sau:
- Tập thể dục: Các bài tập chân có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể một cách hiệu quả. Ví dụ, một người có thể thực hiện 30 lần nâng chân, 30 lần nâng ngón chân và 30 lần squat mỗi ngày. Sau một tuần tập thể dục đều đặn, nhiệt độ cơ thể có thể tăng 0,5℃ và trong vòng một tháng, nhiệt độ có thể tăng 1℃.
- Tắm: Tắm nước ấm cũng là cách tăng nhiệt độ cơ thể hiệu quả. Có thể ngâm trong nước ở nhiệt độ 40℃ khoảng 10 đến 15 phút. Nếu nhiệt độ nước khoảng 42℃, chỉ cần ngâm 5 đến 6 phút là đủ.
Ngoài ra, điều quan trọng là phải có cái nhìn lạc quan về cuộc sống.
Tiến sĩ Yumi Ishihara, giáo sư y khoa tại Đại học Nagasaki và Giám đốc Phòng khám Ishihara, đã chia sẻ một ví dụ. Khi làm việc tại bệnh viện giảng dạy của Đại học Hoàng gia ở London, bà đã tìm hiểu cảm xúc của 69 bệnh nhân ung thư vú.
Khoảng một nửa trong số họ tin rằng mọi chuyện đã kết thúc hoặc số phận của họ nằm trong tay các bác sĩ, trong khi nửa còn lại nghĩ rằng mọi chuyện có thể thay đổi. Họ uống nước ép cà rốt và thực phẩm bổ sung, tập thiền và tập thể dục.
5 năm sau, một cuộc kiểm tra cho thấy 80% những người tin rằng mọi chuyện đã kết thúc hoặc giao số phận cho bác sĩ đã tử vong, trong khi chỉ có 10% những người cố gắng hết sức để hồi phục tử vong.
Theo Ellen Wan-The Epoch Times
Bạn có thể tăng cường sức khỏe, có cuộc sống tích cực bằng cách tham gia lớp học thiền định online miễn phí tại đây