Người ta vẫn nói “biết người biết mặt khó biết lòng”, chiếc áo không làm nên thầy tu, vậy nên đừng bao giờ vội đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. 

Đức Phật và người phụ nữ quét rác

Chuyện kể rằng, ở thành Xá Vệ có một người phụ nữ làm nghề quét rác. Bà làm việc rất chăm chỉ cẩn thận, nhưng do đặc thù của công việc nên người bà thường rất dơ bẩn, hôi hám; vì vậy không ai muốn lại gần bà. Thông thường người ta sẽ tỏ vẻ khó chịu; đôi khi còn bịt mũi và tránh xa khỏi bà. Cũng vì vậy mà bà luôn buồn tủi cho thân phận của mình.

Tuy nhiên Đức Phật Thích Ca lại không bao giờ tỏ ra phân biệt đối xử với bà; Ngài còn khuyến khích bà đến nghe thuyết Pháp, chỉ dạy cho bà đạo lý để có thể vượt qua được những khổ ải trần gian. Một số người thấy vậy thì lại bàn tán về cách hành xử của Đức Phật; họ cho rằng người phụ nữ quét rác này không xứng đáng được đối xử tốt như vậy.

Chưa dừng lại ở đó, có người vì bất bình trong tâm mà còn đến để hỏi trực tiếp Đức Phật: “Tại sao chúng tôi tôn kính Ngài đến vậy mà Ngài lại đi nói chuyện với người phụ nữ bẩn thỉu kia? Trong khi Ngài lúc nào cũng nói những lời thanh bạch, dạy mọi người phải giữ cho mình thanh tịnh?”

chiếc áo không làm nên thầy tu; đừng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài; đừng đánh giá người khác qua lời nói
Tu luyện là xét ở trong tâm chứ không phải hình thức bên ngoài (ảnh Pinterest)

Đừng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài

Đức Phật sau khi nghe xong thì ôn tồn nói: “Người phụ nữ đó quét dọn giúp cho thành Xá Vệ luôn được sạch sẽ. Có thể nói bà ấy đã có những cống hiến rất lớn cho xã hội. Không những thế, bà lại khiêm tốn, ham học hỏi. Tại sao mọi người lại có ý nghĩ như vậy về bà ấy?”

Đức Phật vừa nói xong thì người phụ nữ đó cũng tiến từ ngoài cửa vào để nghe giảng Pháp. Bà tắm rửa sạch sẽ và mặc một bộ quần áo tinh tươm. Trông bà khác hẳn với hình ảnh mà mọi người thường thấy; bà thật chân chất, giản dị và thiện lương.

Đức Phật tiếp tục nói: “Mọi người tự nhận là mình sạch sẽ, nhưng trong tâm lại kiêu ngạo, suy nghĩ những điều dơ bẩn xấu xa. Hãy ghi nhớ điều này: Bẩn thỉu bên ngoài thì dễ tẩy rửa, nhưng nếu trong tâm dơ bẩn thì mới là khó thay đổi”.

Mọi người nghe xong đều thấy rất xấu hổ, từ đó trở đi không dám cười nhạo thân phận của người khác nữa.

Chiếc áo không làm nên thầy tu

Chiếc áo không làm nên thầy tu, lối sống chuộng hình thức càng về sau này lại càng nghiêm trọng hơn. Không chỉ trong cuộc sống đời thường phân biệt đẳng cấp sang hèn, mà ngay cả trong giới tu luyện cũng tồn tại vấn đề này. Tu luyện chú trọng hình thức mà không chú trọng vào việc sửa cái tâm; kinh sách tụng niệm suốt ngày nhưng đầu thì vẫn suy nghĩ đủ thứ loạn bậy.

Cũng vì như vậy mà vào thời Nam Tống mới xuất hiện một vị ‘tăng điên’ tên là Tế Công (1130 – 1209). Ông đã quá hiểu những tệ nạn hình thức trong nội bộ tăng sĩ, vì vậy mà giả điên giả khùng, ăn mặc rách rưới, uống rượu ăn thịt… Chính là vì muốn phá bỏ đi thứ hình thức giả tạo này.

đừng vội đánh giá người khác; đừng đánh giá con người qua hình xăm; đừng nên đánh giá người khác
Hòa thượng Tế Công (ảnh Facebook)

Ông xuất nhiều thần thông cứu người giúp đời; các tăng sĩ ghen ghét tật đố nên mới lấy cớ phá giới mà đuổi ông ra khỏi chùa. Hòa thượng Tế Công có làm một bài kệ như sau:

Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người nay tu miệng, lòng không sửa
Bần tăng lòng sửa, miệng thì không

Giới luật cũng là để sửa cái tâm

Nói về chuyện ăn thịt của Tế Công, thì vào thời Đức Phật Thích Ca cũng không chủ trương là giới cấm thịt; thời đó đi khất thực ai cho gì thì ăn nấy, và trong đó đôi khi còn có cả thịt. Mà Tế Công được cho là Hàng Long La Hán (một trong Thập Bát La Hán) chuyển sinh, ông từ lâu đã không còn chấp vào sắc vị, nên dù có ăn thịt thì thực ra cũng không cảm thấy gì.

Về vấn đề ‘phá giới’ này thì còn có một câu chuyện. Có một vị thiền sư kia dạy các đệ tử rất nghiêm khắc; bắt buộc các đệ tử phải duy trì giới luật. Nhưng bản thân ông lại không giữ giới; ông thường xuyên la cà quán xá ăn uống, trong đó có cả thịt. Chúng đệ tử thấy vậy mới không phục. Thiền sư biết được bèn mời các đệ tử ra ngoài ăn uống.

Sáng hôm sau, ông lại bảo các đệ tử lấy cuốc mang đến mộ đào xác chết lên và bảo các đệ tử ăn. Ai nhìn thấy cũng nôn mửa kinh sợ; vậy mà vị thiền sư vẫn ung dung cầm từng cái ăn như không.

Lúc này vị thiền sư mới nói: “Nếu các ngươi đã chứng được cảnh giới giải thoát vô phân biệt như ta thì các ngươi có thể ăn mặn thoải mái. Nhưng nếu vẫn chưa đạt được cảnh giới này thì nhất định phải tuân thủ giới luật một cách nghiêm khắc”.

Vừa nói xong thì nào mộ nào xác chết đều biến thành trái cây; thì ra là ông chỉ dùng công năng biến hóa đồ vật để thử lòng các đệ tử mà thôi. 

Chiếc áo không làm nên thầy tu, đừng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài

đừng đánh giá thấp người khác; đừng bao giờ đánh giá người khác; thầy tu ăn thịt chó
Đừng vội đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài (ảnh Pinterest)

Có thể nói, tu luyện kỵ nhất là hình thức, một chiếc áo không làm nên thầy tu. Một người dù có tỏ ra đạo mạo bao nhiêu nhưng chấp trước trong tâm không buông bỏ thì mãi vẫn chỉ là một người bình thường.

Trong cuộc sống cũng vậy, nhiều người xây dựng cho mình một vỏ bọc rất hoàn hảo; tưởng như họ là ‘thánh sống’. Nhưng cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra; đến khi mọi chuyện vỡ lở thì thật khiến cho mọi người bàng hoàng.

Vì vậy, nhìn người nhất định phải nhìn vào tâm; một người tốt hay xấu cũng đừng vội phán xét qua vẻ bề ngoài của họ.