Cơ duyên tu luyện Pháp Luân Công của một Phật tử 10 năm tu Tịnh Độ
Bác Lê Văn Diên, sinh năm 1956 tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa, một lòng kính Phật và đã có hơn 10 năm tu Tịnh Độ. Tuy nhiên, sau nhiều năm tu luyện mà bác vẫn bị bệnh tật vây quanh và không thể tìm được sự an tĩnh trong tâm hồn. May thay, tấm lòng hướng thiện của bác đã cảm động trời đất, cuối cùng bác đã có cơ duyên đắc được pháp môn cải biến cả thân lẫn tâm.
- Hành trình tìm kiếm môn khí công trị bệnh tận gốc của thầy dạy võ
- Bí quyết khỏi bệnh ung thư của giáo sư 82 tuổi và người phụ nữ 40 tuổi
Nội dung chính
Căn cơ tu hành
Bác Lê Văn Diên sống ở vùng nông thôn và là một gia đình thuần nông. Vợ chồng bác luôn tin vào Thần Phật, thường xuyên đi chùa, rất thành kính lễ bái. Nhà bác trước đây có thờ Bồ Tát tại gia; vợ bác đi theo con đường đồng bóng, hầu đồng. Vợ bác đi kêu cầu ở đâu bác đều đưa đón đi khắp nơi.
Bản thân bác Diên rất thích tìm đọc các sách về Phật Pháp. Bác tín ngưỡng từ khi còn trẻ và muốn nhất tâm tu luyện. Nhưng khi cuộc sống vất vả, con cái còn thơ bé nên bác tạm gác ước nguyện đó lại. Đến khi thảnh thơi (từ những năm 2000), bác bắt đầu chuyên chú đọc sách, nghiên cứu các sách Phật giáo.
Trong “Phật thuyết pháp diệt tận kinh” mà bác đọc có ghi lại lời tiên tri của Phật Thích Ca Mâu Ni nói về thời kỳ mạt kiếp mạt pháp; tức là Phật Pháp mà Ông truyền sẽ bị phá hư và diệt vong; cũng như nói về những biến hóa dị thường sẽ xảy ra sau khi ngài nhập niết bàn. Do thời điểm đó, Bác Diên tưởng rằng chỉ còn Pháp môn niệm Phật “A Di Đà Phật” là hiệu nghiệm; vì vậy bác Diên đã chọn và tu theo Tịnh Độ.
Cơ duyên tìm đến Pháp Luân Công
Theo Tịnh Độ, bác tu tại gia, tuy có ăn chay nhưng không ăn chay trường. Bác khi đi đứng nằm ngồi thì đều niệm Phật hiệu. Trong quá trình tu Tịnh Độ, bác có quen biết chị Dân cùng xã, cả gia đình đã tu theo Phật giáo 30 năm. Chị ấy đã hành hương đến các nước Phật giáo như Thái Lan, Nepal… Gia đình chị sống tại Hà Nội đã nhiều năm.
Nhờ có chị bạn mà bác vững niềm tin tu hành. Bác đã tu Tịnh Độ hơn 10 năm và sẽ vẫn như vậy nếu không có một cuộc gọi điện thoại của chị Dân. Cuộc đời tu hành của bác đã thay đổi từ sau cuộc điện thoại đó.
Bác Diên kể: Năm 2014, sau chuyến đi Pháp hội tại Mỹ, chị Dân nhớ ra và gọi điện cho tôi. Chị hỏi thăm sức khỏe và chia sẻ rằng: “Giờ chị không còn tu bên Phật giáo nữa, chị chuyển sang tu Đại Pháp (Pháp Luân Đại Pháp – Pháp Luân Công) rồi, cả nhà chị đều tu vì Đại Pháp này tốt lắm em ạ, chị vừa đi Pháp hội bên Mỹ về. Em chỉ cần mở mạng ra, gõ chữ Pháp Luân Đại Pháp là sẽ có đầy đủ thông tin. Em tự đọc, tự tìm hiểu và tự tập luyện nhé”.
Tôi có chút ngạc nhiên nhưng tôi tin chị Dân vì chị là người tu hành Phật giáo suốt 30 năm. Cả nhà chị đã chọn Pháp môn này thì chắc chắn rằng nó tốt hơn. Tôi bắt đầu tự mày mò vào mạng tìm đọc.
Quyết tâm tu Đại Pháp dù đã có hơn 10 năm tu Tịnh Độ
Tôi đọc phần Luận Ngữ trên mạng, dù không hiểu nhiều nhưng trong tôi đã minh bạch rằng: “Không có gì trong vũ trụ cao xa, rộng lớn bằng Pháp môn này”. Tôi bắt đầu đọc sách mỗi ngày. Ban đầu đọc thấy mơ màng, không hiểu nhiều. Nhưng nhờ đã đọc nhiều sách bên Phật giáo nên sau khi đọc một hai lượt cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính giúp tu luyện Pháp Luân Công), tôi dần sáng tỏ và biết rằng Pháp môn này quá hoành quan, rộng lớn.
Khi chưa biết Đại Pháp, tôi thấy pháp môn Tịnh Độ là lớn, giờ biết đến Đại Pháp mới thấy đây đúng là Pháp của vũ trụ; bao hàm tất cả, dung chứa tất cả các pháp môn trong vũ trụ rộng lớn này.
Tôi cũng minh bạch rằng tất cả pháp môn hiện đều bước vào mạt rồi. Vì vậy tôi quyết định không tu môn nào nữa, nhất tâm chuyên tu Đại Pháp. Đắc Đại Pháp rồi nhìn lại mới thấy con đường tu hành của mình trước chỉ là trải đường; chờ đợi đến ngày đắc Đại Pháp. Bây giờ mới là chân chính tìm về bản ngã; đúng nghĩa với “phản bổn quy chân”.
Vượt qua khổ nạn, kiên tu Đại Pháp
Khi tôi bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thì ở xã tôi và nhiều xã lân cận không có ai tập. Vì vậy tôi phải tự mày mò, tự mình vượt qua mọi khổ nạn. Khổ nạn của tôi đều bắt nguồn từ chính người vợ của tôi.
Vì tôi không còn đi chung con đường hầu đồng, hầu bóng, kêu cầu của bà ấy nữa nên bà bắt đầu quay ra phá rối tôi. Nửa năm đầu là đối đầu, một năm sau là gay gắt. Bà tìm đủ mọi cách không cho tôi tu luyện. Bất kể tôi nhẫn chịu thế nào bà cũng không buông tha.
Khi tôi ngồi đọc sách bà lấy nước đổ lên đầu; ngồi đọc sách trong phòng thì bà khóa trái bên ngoài; đi ra ngoài thì bị khóa bên trong, phải leo tường mà vào.
Để yên bình luyện công, tôi lên trần nhà để tập thì bà cất thang rồi giấu đi. Tôi phải leo cành lộc vừng mà xuống. Về sau bà cũng cưa luôn cả cành lộc vừng. Đến khi có điểm tập chung với mọi người, tôi ra sân tập thì bà theo ra. Bà ôm cứng lấy người, lấy tay không cho tôi giơ lên tập. Tôi đi học Pháp nhóm thì bà theo đi, phá rối đến cùng không cho đọc…
Tu Tịnh Độ hơn 10 năm nhưng thân vẫn đầy bệnh tật
Không phải tôi không nghĩ cho vợ tôi, không cùng đi chung con đường với bà ấy, mà vì tôi đã minh bạch con đường bà đi là không đúng chính đạo. Nếu chỉ đi cầu, hết khóa nọ đến khóa kia, tiền vẫn mất mà tật lại mang. Nếu cầu mà được sao thân vẫn đầy bệnh? Bản thân tôi dù đã tu Tịnh Độ hơn 10 năm nhưng bệnh tật vẫn đầy thân.
Từ ngày tu Đại Pháp, tâm tôi an hòa, thân tôi khỏe mạnh. Căn bệnh yếu tim, viêm đa khớp không thuốc mà khỏi. Da dẻ tôi trở lên hồng hào, trắng và trẻ hơn ra. Các con tôi đều nhận thấy sự thay đổi của tôi.
Hơn nữa, khi đọc sách Đại Pháp tôi hiểu sâu sắc nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn (Chân thật – Thiện lương – Nhẫn nại) là tốt, là Pháp lý tối cao, là tu luyện chân chính. Vậy nên, việc bà ấy can nhiễu tôi là bởi vì thân bà đã bị ảnh hưởng của nhiều thứ tạp loạn do tu không đúng đường.
Hướng nội, đề cao tâm tính, kiên định tu luyện
Tôi biết mâu thuẫn đến chỉ để cho tôi tu luyện và buông bỏ nhân tâm. Khi vợ tôi phàn nàn, tâm tôi vẫn bất động, không nóng không giận. Tôi chỉ thấy thương bà ấy. Tôi sẽ cố gắng kiên tu hơn, buông bỏ nhân tâm, đồng hóa Chân – Thiện – Nhẫn, xứng đáng là đệ tử Đại Pháp; và hành xử tốt hơn để vợ có thể hiểu được Pháp Luân Đại Pháp là tốt.
Thật mừng cho gia đình tôi, khi hai đứa con gái tôi thấy bố kiên định tu luyện, chúng cũng bắt đầu tìm hiểu và đã bước vào tu luyện Các con tôi và gia đình của chúng đều được nhận phúc báo từ Đại Pháp và giờ chúng vẫn kiên định tu luyện.
Cả gia đình tôi đã chuyển lên Hà Nội sống cùng con gái út. Ở đây có môi trường tu luyện hơn, tiếp xúc với nhiều đồng tu hơn. Tôi yên tâm làm tốt công việc bảo vệ của mình và cũng kiên định tu luyện tinh tấn hơn nữa.