Con đường thơ của tôi gắn với hành trình 10 năm tuổi trẻ, cũng là 10 năm tôi tìm ý nghĩa nhân sinh, để cuối cùng trở về với cội nguồn sáng tạo.

Trong 10 năm ấy, có sự sôi nổi, cũng có sự trầm lắng. Trong 10 năm ấy, tôi đã thấy sau chân trời này luôn có những chân trời khác xa hơn. Và cuối cùng tôi đã tìm được ý nghĩa thực sự của kiếp nhân sinh. Năm 2020, tập thơ “Chân trời… phía sau chân trời” của tôi đã được xuất bản. Có thể đâu đó trong những vần thơ của tôi, bạn cũng tìm thấy một khoảng trời của chính mình. Đó cũng là thông điệp tôi muốn gửi tới bạn, những người hữu duyên đọc được bài viết này.

Tiếng vọng của sinh mệnh thôi thúc khát khao tìm ra lời giải cho cuộc sống

Cuộc đời chúng ta có biết bao con đường nhưng chìm vào mê sâu ai biết hết quan hệ nhân duyên của những oán – ân, ly – hợp, hưng – suy. Tôi tên là Nghiêm Thị Thu Trang, sinh năm 1992 tại một làng quê nhỏ ở Việt Nam. 

Từ nhỏ, mắt tôi đã bị rơi vào trạng thái tăng nhãn áp và suy giảm thị lực. Gia đình chạy chữa cho tôi nên kinh tế cũng khó khăn. Trải qua 5 lần phẫu thuật nhưng hầu như không có tác dụng gì nhiều. 

Tôi hay gần gũi với bà nội và bà ngoại. 2 người bà của tôi đều sống tín Phật, tin vào nhân quả hữu báo. Có lẽ nhờ họ mà tôi cũng sống tín Thần. Những lúc gặp khó nạn, tôi luôn cảm nhận được có một đấng vô hình nào đó đang che chở cho tôi. 

Tôi cũng có 2 lần suýt chết đuối, 1 lần bị tắc ruột tưởng chừng không qua khỏi nhưng rồi lại được cứu giúp. Mỗi lần thấy ai đó qua đời, tôi lại nhận ra thân người khó được, kiếp người mỏng manh, vậy rốt cuộc mục đích sống của chúng ta là gì?

Cội nguồn sáng tạo; Cội nguồn là gì; Ý nghĩa sinh mệnh
Thu Trang vẫn luôn trăn trở về ý nghĩa của kiếp nhân sinh

‘Tại sao cuộc sống lại diễn ra theo cách mà nó đang xảy ra?’

Năm tôi 17 tuổi, bố mẹ tôi ly hôn. Sự kiện này cũng gây ra ảnh hưởng tâm lý lâu dài đối với tôi. Tôi đối diện với cuộc sống bằng vẻ ngoài bình thản và lạc quan nhưng trong tâm lại chồng chất mâu thuẫn. Lúc ấy, tôi thường hay tự hỏi “Tại sao cuộc sống của mình lại diễn ra theo cách mà nó đang xảy ra?”, và luôn đi tìm câu trả lời cho ý nghĩa của sinh mệnh. 

Năm 18 tuổi, tôi đã viết những vần thơ thể hiện nỗi khắc khoải chờ mong lời hồi đáp cho câu hỏi ấy:

“Gửi lòng mình vào nhật kí “đời tôi”
Những vần thơ trôi về nơi xa tắp
Giữa lặng yên thời gian như gợi nhắc…
Trong ánh đèn vẫn một nỗi chênh vênh.

Tôi tìm tôi giữa mênh mông cuộc sống
Bao ngọt ngào cùng bao nỗi đắng cay.
Nếu dòng đời là hai chữ rủi – may
Bài toán ấy ai tìm ra lời đáp?”

(Trích “Bài toán cuộc đời”, Thu Trang, Hà Nội, 2010)

Hành trình đi tìm ý nghĩa nhân sinh

Nhờ sự bao dung của tạo hóa, con đường học tập của tôi cũng gặp nhiều may mắn. Tôi tốt nghiệp đại học loại giỏi, chương trình đạt chuẩn quốc tế của ngành ngôn ngữ học và có công việc thuận lợi. Nhưng điều đó cũng không đem đến cho tôi niềm vui thực sự.

Ý nghĩa của sinh mệnh; Ý nghĩa cuộc sống; Ý nghĩa cuộc đời
Mải miết đi tìm nhưng vẫn chưa thấy câu trả lời thỏa đáng

Tuy đọc nhiều sách về triết học, tâm linh và vấn đề tiềm năng con người, tôi vẫn không có lời giải thỏa đáng về ý nghĩa nhân sinh. Tôi cũng đến chùa, đi lễ đền nọ miếu kia nhưng lại càng thất vọng khi thấy nhiều đền chùa đã trở thành nơi thắng cảnh, kiếm tiền phát tài chứ không còn là nơi thanh tịnh tu hành. 

Những phương pháp thiền định mà tôi từng thử đều chỉ là luyện động tác mà không nói rõ cội nguồn của đau khổ và không có chỉ đạo tu tâm tính một cách hệ thống. Chính vì không có tâm Pháp ước thúc nên tôi rất chểnh mảng, hễ bận rộn là tôi lại bị cuốn vào danh lợi. Khi nghe một số hòa thượng ở chùa thuyết giảng, tôi cũng không có được câu trả lời thỏa đáng. Và dường như tôi vẫn chờ đợi một vị Sư phụ chân chính.

Nhận ra Chính Pháp, đắc Chân Kinh

Tháng 9/ 2016, tôi bắt đầu bước vào tu luyện Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) nhờ sự giới thiệu của một người chú trong họ. Chú tặng cho tôi cuốn sách Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã được dịch ra 46 ngôn ngữ và có hơn 100 triệu người đang đọc hằng ngày. 

Cuốn sách đã chỉ ra những bí mật thiên cổ về vũ trụ, sinh mệnh và thân thể người; tiết lộ cách thức để con người đề cao cảnh giới tư tưởng, thông qua tu luyện mà hấp thụ năng lượng tích cực, nhờ đó mà thăng hoa tinh thần, cải biến sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Ý nghĩa cuộc sống là gì; Ý nghĩa cuộc đời là gì; Sinh mệnh là gì
Sách Chuyển Pháp Luân đã chỉ ra những bí mật thiên cổ về vũ trụ, sinh mệnh và thân thể người

Thế giới quan của tôi được rộng mở. Lúc đó, tôi trải nghiệm một cảm giác hạnh phúc chân thật từ sâu thẳm nội tâm mình. Nó hết sức rõ ràng, thực tại, và sau đó tôi đã ghi lại cảm nhận đó trong những câu thơ như sau:

“Lịch sử và tương lai, như một bộ phim,
Bao màn diễn lật qua từng trang sách,
Vạn điều thắc mắc, nay dần dần minh bạch,
Muốn am tường, tâm tĩnh, đọc từng câu.”

(Trích “Cuốn sách quý”, Thu Trang, Melbourne, 20/10/2017)

Chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, bảo trì tâm thái hòa ái

Cũng khoảng thời gian đó, tôi nhận được học bổng của bộ ngoại giao Úc và theo học chương trình Thạc sĩ Phát triển quốc tế tại Úc. Cuộc sống mới cần thích nghi cũng như áp lực học tập khiến nhiều bạn du học sinh cảm thấy căng thẳng. Tuy nhiên, nhờ nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, tôi bình tâm trước những thử thách. Sư phụ dạy chúng tôi cách hướng nội, tức là trước khó khăn hoặc mâu thuẫn, cần tìm nguyên nhân ở bản thân mình; từ đó mà bảo trì được một tâm thái hòa ái.

Sư phụ của Pháp Luân Đại Pháp cũng chỉ ra mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần. Từ đó tôi hiểu rằng để có một cơ thể khỏe mạnh thì cần duy trì trạng thái tinh thần thoải mái. Đã hơn 5 năm kể từ ngày bắt đầu tu luyện, tôi không cần dùng thuốc mà nhãn áp đã ổn định trở lại; thị lực cũng dần cải thiện hơn.

Ở Úc, tôi cũng gặp rất nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp đến từ các quốc gia khác nhau. Rất nhiều trong số họ đều có học hàm, học vị cao; đều là tinh anh hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khoa học. Nhờ tu luyện tâm tính theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, giữa chúng tôi cũng phát triển mối quan hệ bằng hữu rất tốt đẹp.

Kiếp nhân sinh là gì; Tỉnh thức là gì; Tỉnh thức tâm linh; cội nguồn sáng tạo
Thu Trang theo học thạc sĩ ở Úc

ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công chỉ vì tật đố

Thời bắt đầu tu luyện Đại Pháp, tôi cũng nghe nói công pháp này bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp. Tôi cũng tìm hiểu và biết được sự thật. Đây là công pháp được truyền ra tại Trung Quốc, chỉ trong vòng 7 năm, từ năm 1992 – 1999, nhờ tác dụng cải thiện sức khỏe to lớn và thúc đẩy văn minh tinh thần của xã hội, đã có hàng trăm triệu người tu luyện. Những người thu được lợi ích từ công pháp này rất biết ơn Ngài Lý Hồng Chí. 

Thông qua hình thức người truyền người, tâm truyền tâm, số lượng người tu luyện ngày càng tăng; công pháp được yêu thích cả trong và ngoài nước Trung Quốc. Điều đó khiến người đứng đầu của ĐCSTQ lúc đó là tổng bí thư Giang Trạch Dân sinh tâm đố kỵ và lo sợ quyền lực của ông ta bị ảnh hưởng. 

Có thể nói rằng sự lo sợ này do ông ta tự nghĩ ra, vì đơn giản những người tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn thì đều là những người tốt. Do đó, ông ấy đã phát động cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công với khẩu hiệu “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”. Ông ta ra lệnh bắt giam, tra tấn và thậm chí mổ cắp nội tạng  của các học viên Pháp Luân Công để bán cấy ghép và thu lợi nhuận bất chính. Tội ác phản nhân loại này đã bị nhiều quốc gia lên tiếng phản đối. 

Các học viên Pháp Luân Công luôn kiên định với đức tin của mình

Khi biết được sự thật này, tôi càng khâm phục các học viên Pháp Luân  Đại  Pháp tại Trung  Quốc. Hơn 20 năm qua, họ đã dùng sự thật để chỉ ra sự dối trá và độc ác của ĐCSTQ. Tôi cũng  nhận ra rằng, mặc dù hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy mà các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc vẫn kiên định đức tin của mình, vậy Pháp này chắc chắn phải là báu vật. Với niềm tin như vậy, tôi càng trân quý cơ duyên đắc được cao đức  Đại Pháp, từ đó mà trải nghiệm được những điều kỳ diệu trên hành trình nhân sinh.

Đi tìm cội nguồn sáng tạo để sinh mệnh trở về trong tỉnh thức
Chồng của Thu Trang cũng là một học viên Pháp Luân Công

Năm 2019, tôi trở về Việt Nam và lập gia đình. Chồng tôi cũng là một học viên Pháp Luân Công. Chúng tôi đã sinh một bé trai. Hằng ngày chúng tôi luôn cố gắng đề cao tiêu chuẩn tâm tính theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn; hỗ trợ lẫn nhau trong tu luyện cũng như trong cuộc sống gia đình.

Đi tìm cội nguồn sáng tạo để sinh mệnh trở về trong tỉnh thức

Vậy là những vần thơ đau đáu nỗi niềm khao khát tìm về cội nguồn sinh linh trong “Bài toán cuộc đời” tôi viết năm 18 tuổi đã có câu trả lời:

“Đại Pháp thật diệu kỳ như thế,
Hạnh phúc trở về trong cội nguồn tịnh khiết,
Đánh thức tôi trên hành trình mải miết,
Tôi gặp chính mình trong chân thật giản đơn.”

(Trích “Tôi gặp chính mình”, Thu Trang, Melbourne, 14/10/2018)

Đi tìm cội nguồn sáng tạo để sinh mệnh trở về trong tỉnh thức
Thu Trang đang luyện bài công pháp số 5 của Pháp Luân Công

Tôi mong rằng vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp sẽ được lan tỏa, để những giá trị Chân thật, Thiện lương, Nhẫn nhường được vun đắp và đơm hoa kết trái trong mảnh vườn tâm hồn của mỗi chúng ta.

Chuyến tàu sinh mệnh của tôi cuối cùng cũng cập bến hạnh phúc, khi những áng mây bồng bềnh của chân trời nguyện ước đã đưa tôi trở về cội nguồn sáng tạo.