Nếu con bạn bị các bạn cùng lứa trêu chọc đùa giỡn thì cũng đừng lo lắng, vì điều này rất tốt cho sự phát triển tính cách của trẻ.

Đùa giỡn giúp trẻ hòa đồng hơn

Nghiên cứu mới nhất đã phát hiện ra rằng, việc bị người khác trêu chọc và đặt biệt danh không phải là điều xấu đối với những người trẻ tuổi; bởi vì những cuộc ‘chạm trán’ như vậy sẽ giúp cho họ hòa đồng với người khác và trau dồi kỹ năng tương tác xã hội. Thậm chí những người hay bị trêu chọc còn có nhiều khả năng trở thành lãnh đạo trong tương lai.

Tiến sĩ Erin Heerey của Đại học Bangor ở phía Bắc Xứ Wales đã thực hiện một nghiên cứu trên một nhóm sinh viên đại học ở California, Hoa Kỳ. Ông phát hiện ra rằng, những sinh viên hay bị đem ra làm trò cười sẽ trở thành những người bạn tốt hơn.

Một vài năm sau, các nhà nghiên cứu đã khảo sát nhóm sinh viên này và phát hiện ra rằng, những sinh viên từng bị người khác coi là trò cười đã trở thành lãnh đạo; tuy nhiên họ vẫn là đối tượng bị trêu chọc.

Đùa giỡn; Trêu chọc; Trêu ghẹo quá mức
Đùa giỡn giúp trẻ trở nên linh hoạt hơn (ảnh Adobestock)

Tiến sĩ Hắc Thụy cho rằng, đùa giỡn chỉ là chuyện bình thường của học sinh, giáo viên không nên ngăn cản. Cô cho biết, việc trêu chọc sẽ khiến trẻ em nhận thức được cách sử dụng cơ thể, giọng nói và các biểu cảm khuôn mặt khác nhau để diễn đạt những ý nghĩa tinh tế một cách linh hoạt hơn.

Trêu chọc giúp trẻ linh hoạt hơn

Kimberley O’Brien, một nhà tâm lý học trẻ em làm việc tại Phòng khám Trẻ em Qurky ở Sydney, cũng đồng ý với kết quả nghiên cứu này. Cô cho rằng đùa giỡn giúp trẻ học được cách không quá coi trọng bản thân.

“Chúng sẽ học được cách đối phó với những lời phê bình theo kiểu đùa cợt… Nó sẽ khá hữu ích cho cuộc sống sau này của chúng”. Cô nói thêm rằng, “những đứa trẻ bị trêu chọc thường sau này sẽ giữ vai trò lãnh đạo. Hơn nữa họ có thể đáp lại những lời trêu đùa bằng những lời lẽ dí dỏm; khả năng thích ứng rất tốt”.

Trêu ghẹo là gì; Đặt biệt danh theo tên; Trêu chọc bạn bè
Những đứa trẻ hay bị trêu chọc thì về sau lại thường làm lãnh đạo (ảnh Adobestock)

Sandra Craig, quản lý của Trung tâm quốc gia Chống bắt nạt cho biết, pha trò là một biểu hiện của giao tiếp ngôn ngữ hàng ngày; nhưng nó cần ở một mức độ vừa phải (ví dụ như phải có ranh giới giữa trêu chọc và bắt nạt), và trẻ sẽ nhận ra điều này khi lớn lên.

Lewis Maher, 14 tuổi, nói rằng một người bạn của cậu có mái tóc đỏ; vì vậy cậu thường trêu chọc người bạn của mình là “người tóc đỏ”. Mark Marula, cũng 14 tuổi, đôi khi được cho là giống như một “con khỉ”. Cả hai đều cho rằng đây chỉ là trò đùa giữa những người bạn với nhau và không hề có ý xúc phạm gì.

Cố tổng thống Ronald Reagan là người rất hài hước

Nói đến chuyện đặt biệt danh thì phải nhắc đến cố tổng thống Ronald Reagan, ông là tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ. Khi còn nhỏ, cha Reagan đặt cho ông biệt danh là “Dutch” (người Hà Lan); vì vẻ ngoài của ông giống như “một thằng nhỏ mập Hà Lan” và kiểu tóc cắt “cậu bé Hà Lan” của ông; cái biệt danh này đã bám theo ông trong suốt quãng đời tuổi trẻ.

Trêu bạn bè; Trẻ con vui chơi; Trẻ em vui chơi
Cố tổng thống Ronald Reagan (ảnh wikimedia)

Và cũng giống như những nghiên cứu ở trên, Ronald Reagan đã thực sự trở thành lãnh đạo; hơn nữa còn làm tổng thống Hoa Kỳ. Và quả thực ông cũng là một người hài hước và rất khéo léo khi xử lý các tình huống. 

Một lần khi phát biểu trong buổi hòa nhạc piano ở Nhà Trắng, đệ nhất phu nhân Nancy vô tình đánh đổ chiếc ghế; việc này làm cho khán giả kinh ngạc kêu lên. Bà Nancy rất nhanh đứng dậy trở lại vị trí của mình; 200 khán giả đã vỗ tay để khích lệ bà. Lúc này ông Reagan rất bình tĩnh nói với vợ: “Em thân yêu, anh đã nói với em rằng chỉ có trong tình trạng anh không giành được những tràng pháo tay thì em mới nên biểu diễn như thế này”. Một câu nói đùa của ông đã xoay chuyển hoàn toàn tình huống ngượng ngùng lúc bấy giờ.

Thì ra đùa giỡn lại rất có lợi cho trẻ; chỉ cần lưu ý đừng để nó vượt quá giới hạn mà lại trở thành bắt nạt, như vậy thì sẽ không tốt cho tâm lý trẻ.

Theo Epoch Times