Edgar Cayce tin rằng những đau khổ và bệnh tật mà con người gặp phải trong cuộc đời là do nghiệp lực mà họ đã tạo ra trước đây.

Lý giải của Edgar Cayce về bệnh tật

Edgar Cayce (1877-1945) là một nhà thấu thị người Mỹ. Ông là người trung thực và giản dị, coi nhẹ danh vọng và tiền tài. Ông có thể tiến nhập vào trạng thái nhập định tương tự như trạng thái những người tu luyện trong Phật giáo và Đạo giáo. Trong trạng thái này, ông có thể biết được những điều vượt qua thời không và tri ​​thức của con người. Vì vậy, ông được coi là một nhà tâm linh, người có thể dự đoán về các sự kiện trong tương lai và trả lời các câu hỏi trong khi rơi vào trạng thái mê hoặc thôi miên.

Edgar Cayce: Mọi bệnh tật đều từ nghiệp lực mà ra
Mọi bệnh tật đều từ nghiệp lực mà ra (ảnh minh họa Thienphatgiao)

Ông có khả năng chỉ cần biết được tình hình đơn giản của bệnh nhân, cho dù bệnh nhân ở cách xa ngàn dặm, ông cũng có thể chỉ ra triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị. 

Trong suốt cuộc đời, Edgar Cayce đã thực hiện khoảng 15.000 lời tiên tri ở trạng thái nhập định. Trong số đó, 8.976 lời tiên tri liên quan đến lĩnh vực y học. Tất nhiên, chỉ có một số ví dụ như vậy chúng ta có thể thấy được kết quả ngay lập tức. Nhưng những trường hợp được ghi nhận đã chứng minh một cách thuyết phục khả năng chẩn đoán và điều trị thần kỳ của Edgar Cayce.

Bệnh tật là do nghiệp lực đã tạo ra trước đây

Edgar Cayce có một niềm tin rõ ràng rằng, nguyên nhân căn bản của bệnh tật không bắt nguồn từ không gian vật chất của chúng ta, mà đến từ nghiệp lực luân báo. Tức là những lỗi lầm của một người trong kiếp trước đã tạo thành những đau khổ của người đó trong kiếp này. Gieo nhân nào thì gặt quả nấy, những đau khổ và bệnh tật mà con người gặp phải trong cuộc đời là nghiệp lực mà họ đã tạo ra trước đây.

Edgar Cayce: Mọi bệnh tật đều từ nghiệp lực mà ra
Hai quyển sách của Edgar Cayce (ảnh: Aboluowang)

Nếu bạn muốn khỏi bệnh, bạn phải cải thiện bản thân về mặt tinh thần. Đương nhiên, trong quyển sách “Phương thuốc của Edgar Cayce” (The Edgar Cayce Remedies), Edgar Cayce không tốn nhiều giấy mực để nói về vấn đề này, mà chỉ nêu ra trên quan điểm sinh học rằng cảm xúc xấu sẽ khiến cơ thể sản sinh độc tố. Còn quyển sách “Những ngôi nhà” (Many Mansions), Edgar Cayce tập trung vào bệnh tật và các vấn đề liên quan dưới góc độ luân hồi và nghiệp lực. 

Các trường hợp Edgar Cayce đã điều trị 

Dưới đây là một số trường hợp y tế được mô tả trong “Những ngôi nhà”: 

Trường hợp 1:

Theo phương pháp điều trị mà Edgar Cayce hướng dẫn, một người đàn ông mù đã đạt được thị lực 10% ở mắt trái trong vòng 3 tháng. Trong một kiếp trước thời Ba Tư cổ đại, anh ta là thành viên của một bộ lạc man rợ. Bộ lạc này đã chọc mù mắt những tù nhân bắt được bằng một thanh sắt nung. Lúc ấy, người đàn ông mù được giao làm nhiệm vụ này.

Từ ví dụ này, chúng ta có thể thấy rằng ngay cả khi bạn làm những việc xấu theo mệnh lệnh thì vẫn sẽ tạo ra nợ nghiệp mà bạn sẽ phải hoàn trả trong tương lai. 

Trường hợp 2:

Một người đàn ông 35 tuổi mắc chứng khó tiêu từ nhỏ. Edgar Cayce đã nhìn thấy người đàn ông này làm việc tại cung điện ở kiếp trước dưới thời Louis XIII ở Pháp và Ba Tư. Anh ấy thèm ăn những món ăn ngon một cách vô độ.

Trường hợp 3:

Một thanh niên mắc bệnh thiếu máu không cách nào điều trị được. Anh ấy ở kiếp trước tại Peru gây ra sự kiện đổ máu và trở thành kẻ thống trị. 

Trường hợp 4:

Một người đàn ông câm điếc là một nhà quý tộc trong cuộc Cách mạng Pháp ở kiếp trước. Lúc đó, anh ấy đã giả câm điếc để nhờ sự giúp đỡ của người khác.

Trường hợp 5:

Bé trai 11 tuổi đái dầm không cách nào chữa hết được. Trong kiếp trước ở thời kỳ Phổ, cậu bé đã bức hại những người bị buộc tội là phù thủy, bằng cách dìm họ xuống nước. Mẹ của cậu bé nói với cậu mỗi ngày trước khi đi ngủ: “Con hãy làm một người tốt và biết quan tâm đến người khác”. Sau đó, cậu bé không bao giờ đái dầm nữa. Cậu bé lớn lên rất khoan dung với người khác. 

Trường hợp 6:

Một bé gái bị bại liệt từ lúc 6 tháng tuổi khiến cột sống của cô bị cong và đôi chân đi khập khiễng. Sau khi lớn lên, cha không quan tâm đến cô và thậm chí còn lấy hết số tiền cô vất vả làm việc để nuôi gà. Người yêu đầu tiên của cô đã chết trong một trận chiến. Sau đó, cô đã đính hôn với một người đàn ông khác, nhưng sau đó, anh ta đã bỏ rơi cô. Có một lần cô ngã xuống bậc thềm, gây tổn thương cột sống và phải nằm liệt giường. Kiếp trước, cô gái này này sinh ra trong một gia đình quý tộc vào thời kỳ La Mã. Cô thường đứng trong đấu trường và cười nhạo những đấu sĩ phải đối mặt với cái chết và thú dữ. 

đau khổ có nguyên nhân từ kiếp trước; nguyên nhân từ kiếp trước
Đấu trường La Mã thời cổ đại (ảnh: Thienchualanh)

Trường hợp 7:

Một người đàn ông 34 tuổi bị chứng xơ cứng, giảm thị lực, thường xuyên té ngã, không thuốc nào chữa khỏi. Edgar Cayce chỉ ra nguyên nhân của bệnh tật là do nghiệp lực. Ông khuyến khích bệnh nhân đừng mất niềm tin và miêu tả cẩn thận phương pháp điều trị. Một năm sau, bệnh nhân này viết thư nói rằng anh ấy đã thực hiện liệu pháp của Edgar Cayce  và đã khỏi bệnh trong vòng 4 tháng. Nhưng sau đó, tình hình lại bắt đầu chuyển biến xấu. Edgar Cayce nói: “Bạn chữa bệnh là vì điều gì? Nếu chỉ vì lợi ích cá nhân, thì bệnh tình này sẽ không thể chuyển biến được. Chỉ có thay đổi tâm tính, lời nói và việc làm thì bệnh mới khỏi được”.

Trường hợp 8:

Một cô gái Do Thái mắc chứng bệnh động kinh. Cha mẹ hiện tại của cô cũng chính là cha mẹ kiếp trước của cô trong thời kỳ Chiến tranh giành độc lập của Mỹ. Vào thời điểm đó, cha mẹ cô làm gián điệp tình báo cho người Anh và khuyến khích con gái họ dùng nhan sắc để đạt được mục tiêu của mình.

Edgar Cayce giải thích rằng, khi một người làm hại người khác, hay thậm chí là coi thường, chế giễu người khác sẽ tạo ra nghiệp cho chính mình. Nghiệp lực này sẽ theo người đó từ đời này qua đời khác cho đến khi trả hết. 

Hồi tưởng lại kiếp trước đã trở thành phương pháp điều trị tâm lý

Edgar Cayce chia sẻ rằng để bản thân mình vào trạng thái nhập định. Một số bác sĩ tâm lý cũng sử dụng phương pháp thôi miên để hướng dẫn bệnh nhân vào trạng thái nhập tĩnh khi điều trị cho bệnh nhân. Hồi tưởng về kiếp trước trong trạng thái nhập định đã trở thành một phương pháp hiệu quả để điều trị bệnh tâm lý.

nguyên nhân từ kiếp trước; duyên nợ có nguyên nhân từ kiếp trước
Hồi tưởng lại kiếp trước đã trở thành phương pháp điều trị tâm lý (ảnh: Tapchitamlyhoc)

Bác sĩ tâm lý hướng dẫn bệnh nhân xem lại những ký ức liên quan của kiếp trước trong trạng thái nhập định, để tìm ra nguyên nhân của bệnh tâm lý trong kiếp này. Trên thực tế, một số bác sĩ tâm lý ngay từ đầu đã không tin vào luân hồi. Lúc đầu, họ đưa bệnh nhân vào trạng thái thôi miên, không phải để quay về kiếp trước mà chỉ là đưa ra một số gợi ý, hoặc để bệnh nhân nhớ lại những trải nghiệm thời thơ ấu của mình. 

Nhưng họ đã tình cờ mở ra những ký ức về kiếp trước của bệnh nhân. Đồng thời, họ đã chữa lành vết thương tinh thần cho bệnh nhân một cách thần kỳ. Kể từ đó, các bác sĩ này bắt đầu sử dụng phương pháp hồi tưởng lại kiếp trước như một phương pháp điều trị và tiếp tục cải thiện nó. Họ đã chữa khỏi cho rất nhiều bệnh nhân bằng cách này.

Có thể thấy rằng, tất cả bệnh tật và tổn thương mà con người mắc phải trong kiếp này không phải vô duyên vô cớ, mà đều có nguyên nhân sâu xa từ kiếp trước.

Theo Aboluowang