Đại dịch Covid Ấn Độ bùng lên vào tháng 4 bắt nguồn từ lễ hội Kumbh Mela của những người theo Đạo Hindu. Với người vô thần khi nhìn vào sự kiện này sẽ lại càng không tin vào luật nhân quả. Rằng vì người ta làm mê tín, mê muội mới gánh chịu hậu quả như vậy? Còn với những người tin vào Thần Phật, vào luật nhân quả thì hẳn sẽ có những thắc mắc, đắn đo; vì sao sự kiện tôn giáo của những con người tin vào Thần Phật lại thành nơi bắt nguồn bùng phát dịch Covid? Vậy quan điểm nào mới là đúng? Dưới đây là một góc nhìn.

Diễn biến Covid Ấn Độ

Những ngày qua Ấn Độ đang là tâm điểm chú ý của thế giới về sự bùng phát dịch Covid-19. Trước khi ghi nhận số ca bệnh hàng trăm nghìn người mỗi ngày; nhiều hoạt động cộng đồng của quốc gia tỷ dân vẫn diễn ra bình thường. Trong đó có lễ hội Kumbh Mela, một trong những lễ hội truyền thống bên bờ sông Hằng.

Lễ hội năm nay có sự tham gia của 3,5 triệu tín đồ Hindu trên khắp Ấn Độ. Những người tham gia lễ hội đều không đeo khẩu trang; hay thực hiện bất kỳ biện pháp bảo vệ nào trước dịch Covid-19. Hệ quả giờ đây, sau năm ngày liên tiếp lập kỷ lục trên 350.000 ca nhiễm/ngày.

Covid Ấn Độ; Con số 412.784 ca COVID-19 mới trong một ngày là kỷ lục thế giới mới. Chưa một quốc gia nào từng có nhiều ca nhiễm trong một ngày đến vậy. Lần gần nhất Ấn Độ có hơn 400.000 ca nhiễm trong ngày là 30-4. 

Số ca tử vong trong ngày là 3.980 người, cũng là một kỷ lục toàn cầu.

Tổng số ca mắc COVID-19 từ đầu đại dịch tới nay ở Ấn Độ đã vượt 21 triệu, trong đó 230.151 người tử vong.
Một người đàn ông đang chạy qua những giàn hỏa thiêu xác người chết Covid tại Ấn Độ (nguồn:nbcnews)

Những người có niềm tin tín ngưỡng Thần Phật không khỏi hoang mang liệu có thực sự “chỉ cần thiện lương trời xanh tự có an bài”. Và liệu có đúng là Thần Phật sẽ bảo hộ con người?

Nguyên nhân thực sự của chảo lửa Covid Ấn Độ thực chất nằm ở đâu? Trước hết hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân bắt nguồn, đó chính là lễ hội Kumb Mela.

Lễ hội Kumbh Mela và đạo Hindu

Lễ hội Kumbh Mela là một lễ hội lâu đời và là sự kiện hành hương của người theo đạo Hindu hay còn gọi là Ấn Độ Giáo. Nó được tổ chức theo chu kỳ khoảng 12 năm tại bốn địa điểm hành hương dọc bờ sông: ngã ba sông Prayagraj (sông Sarasvati tách từ sông Hằng-Yamuna còn được gọi là Triveni Sangam); Haridwar (Ganges), Nashik (Godavari) và Ujjain (Ship). Lễ hội được đánh dấu bằng một nghi thức ngâm mình trong nước. Những người hành hương tin rằng tắm ở những con sông này là một cách để chuộc tội cho những sai lầm trong quá khứ. Họ hy vọng nó sẽ gột rửa tội lỗi của họ.

Kumbh Mela hoặc Kumbha Mela (/ˌkʊmb ˈmeɪlə/) là một sự kiện hành hương chính và lễ hội lớn trong Ấn Độ giáo. Nó được tổ chức theo chu kỳ khoảng 12 năm tại bốn địa điểm hành hương dọc bờ sông: ngã ba sông Prayagraj (sông Sarasvati tách từ sông Hằng-Yamuna còn được gọi là Triveni Sangam), Haridwar (Ganges), Nashik (Godavari) và Ujjain (Ship).[1][2] Lễ hội được đánh dấu bằng một nghi thức ngâm mình trong nước, nhưng nó cũng là một lễ kỷ niệm thương mại cộng đồng với nhiều hội chợ, giáo dục, diễn thuyết tôn giáo của các vị thánh, cúng dường ăn uống hàng loạt cho các nhà sư hoặc người nghèo, và cảnh tượng giải trí.[3][4] Những người tìm kiếm tin rằng tắm ở những con sông này là một phương tiện để prāyaścitta (chuộc tội, đền tội) cho những sai lầm trong quá khứ, [5] và nó sẽ gột rửa tội lỗi của họ.[6]  Lễ hội này theo truyền thống được ghi nhận công lao của nhà triết học Ấn Độ giáo thế kỷ thứ 8 Adi Shankara, như một phần trong nỗ lực của ông để bắt đầu các cuộc tụ họp lớn của Ấn Độ giáo cho các cuộc thảo luận và tranh luận triết học cùng với các tu viện Ấn Độ giáo trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ.[1] Tuy nhiên, không có bằng chứng văn học lịch sử nào về những cuộc hành hương hàng loạt này được gọi là "Kumbha Mela" trước thế kỷ 19. Có nhiều bằng chứng trong các bản thảo lịch sử[7] và chữ khắc[8] một Magha Mela hàng năm trong Ấn Độ giáo - với các cuộc tụ họp lớn hơn định kỳ sau 6 hoặc 12 năm - nơi những người hành hương tụ tập với số lượng lớn và trong đó một trong các nghi lễ bao gồm việc ngâm mình trong một dòng sông hoặc bể thánh. Theo Kama MacLean, sự phát triển chính trị - xã hội trong thời kỳ thuộc địa và phản ứng với chủ nghĩa phương Đông đã dẫn đến việc đổi thương hiệu và hồi tưởng lại Magha Mela cổ đại như Kumbh Mela thời kỳ hiện đại, đặc biệt là sau khởi nghĩa Ấn Độ năm 1857.[2]
Dòng người hành hương đổ về tham dự lễ hội Kumbh Mela (nguồn:pixabay)

Cũng chưa có tài liệu ghi cụ thể, chính xác vì sao lại có lễ hội này trong Đạo Hindu. Tuy nhiên, tại Ấn Độ, hiện nay có đến 80% dân số theo đạo này.

Về nguồn gốc hình thành, đạo Hindu là sự kết hợp giữa Bà La Môn giáo và Phật giáo khi Phật giáo tại Ấn Độ đứng bên bờ diệt vong. Trước đây, khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế; ông đã kịch liệt phản đối tư tưởng của Bà La Môn giáo. Bởi Bà la môn giáo ban đầu cũng là chính giáo; nhưng trong quá trình phát triển của mình đã trở thành tà giáo.

Thần Durga Devi – vợ của Thần Shiva được coi là đấng tạo hóa trong đạo Hindu (nguồn:pixabay)

Vì cũng bắt nguồn từ Bà La Môn giáo nên đạo Hindu có những tập tục tế lễ hiến thần. Có thể bạn đã thấy đâu đó hàng loạt phong tục tế lễ bằng việc giết cả trăm con động vật; hay thậm chí là việc tế lễ bằng người.

Giết người để tế lễ hiến thần

Văn phòng tội phạm quốc gia thuộc Bộ Nội vụ Ấn Độ đã báo cáo 51 vụ việc giết người tế thần trong giai đoạn 2014-2016. Rất nhiều trẻ em bị mất tích và sau đó được xác nhận là bị giết để tế thần. Khi hiến tế, xác những đứa trẻ thường không còn nguyên vẹn.

Các nạn nhân mất tích thường là các bé trai từ 3 đến 12 tuổi; hoặc các thiếu nữ trong độ tuổi dậy thì.

51 vụ giết người tế thần xảy ra ở 14/29 bang ở Ấn Độ trong giai đoạn 2014-2016(nguồn: Xinhua)

Tháng 10/2015, cảnh sát bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ cũng phanh phui vụ giết một bé trai 5 tuổi để tế thần. Đứa trẻ bị bắt cóc rồi chặt đầu. Hung thủ còn vẩy máu xung quanh nhà mình để trừ tà.

Hay năm 2019, theo hãng tin PTI đưa tin, các nhà chức trách đã giải cứu một bé 3 tuổi. Em bị chính gia đình của mình đồng ý làm hiến tế; với mục đích để “giải vong”.

Thủ phủ của nạn hiếp dâm

Có một lời khuyên cho những phụ nữ đi du lịch ở Ấn Độ là chớ nên ra ngoài một mình. Tại sao? Vì tỷ lệ hiếp dâm ở Ấn Độ rất cao. Theo thống kê cứ 22 phút lại có một vụ hiếp dâm. Thậm chí thủ đô New Delhi, Ấn Độ còn được gọi là “thủ đô hiếp dâm” bởi theo khảo sát bình quân 1 ngày có 4 vụ hiếp dâm.

Một cuộc biểu tình phản đối nạn hiếp dâm ở Ấn Độ (nguồn: Hindustan Times)

Tại sao có nhiều vụ hiếp dâm đến như vậy? Thậm chí là rất nhiều vụ sau khi hiếp xong sẽ giết luôn nạn nhân. Người ta thống kê cũng vô vàn lý do: từ việc trọng nam khinh nữ trong xã hội Ấn Độ; đến hệ thống tòa án yếu kém; có quá ít bản án cho các vụ hiếp dâm; và cả lý do những nạn nhân thường là các phụ nữ bị cho là ăn mặc hở hang; mặc quần áo phương tây, trông có vẻ phóng túng; trái với quy định trong đạo Hindu của người Ấn…

Nguyên nhân thực sự dẫn tới dịch Covid Ấn Độ bùng phát

Nhưng thực ra cội nguồn gốc rễ của dịch bệnh vẫn là do nhân tâm, đạo đức đã bại hoại. Người ta không phải tôn sùng thần phật mà tôn sùng tôn giáo. Do vậy cứ không phải theo tôn giáo là sẽ tốt. Tôn giáo chân chính sẽ khuyến thiện cho con người.

Thần chỉ nhìn nhân tâm chứ không nhìn tôn giáo. Khi tôn giáo đã biến dị khiến con người trở nên mù quáng sát sinh với hy vọng mang lại những điều tốt đẹp cho mình; cưỡng hiếp và giết người khác khi ăn mặc không đúng với quy định trong tôn giáo, thì liệu có đúng với điều Thần Phật răn dạy con người chăng?

Trên đầu ba thước có thần linh

Người xưa tín Thần Phật, tin rằng “trên đầu ba thước có thần linh”. Mọi người đều kính trời kính thần, biết rằng mọi việc nơi trần thế đều đã có an bài, đặt định sẵn. Theo Chính Thống Đạo Tạng, thời cổ đại “dân nhân nghĩa thuần phác, không chút ác tâm”; đều không đoản mệnh hay chết sớm, cũng sẽ không có ma quỷ tuỳ ý đến hại người.

Lời tiên tri của Đức Phật Thích Ca 2500 năm trước đang ứng nghiệm
Lời tiên tri của Đức Phật Thích Ca 2500 năm trước đang ứng nghiệm (ảnh SOH)

Sự bùng phát và kết thúc của dịch bệnh, gồm cả con đường gieo rắc của nó; dường như đều dưới sự chỉ huy của một bàn tay thần bí trong cõi vô minh. Dù đã có các nhà tiên tri, con người vẫn không sao tránh được. Và kết quả sau cùng chính là: Xưa nay chỉ có dịch bệnh bỏ qua cho con người; chứ không phải con người đã chiến thắng dịch bệnh.

Chỉ cần thiện lương, trời xanh tự có an bài

Vậy nên trận đại ôn dịch hiện nay có thể kéo dài lâu như vậy, lại hoành hành không kiểm soát; kỳ thực có quan hệ rất lớn đến nhân tâm của con người. Nhân loại muốn tự cứu lấy mình, quan trọng hơn biện pháp phòng ngừa ở bề mặt chính là phản tỉnh về tinh thần.

Covid Ấn Độ: khi con người có niềm tin tín ngưỡng thần phật và làm theo lời thần răn dạy mới có thể được thần phật bảo hộ, tránh khỏi đại nạn.
Tôn kính Thần linh thì sẽ được ban phước lành (ảnh minh họa Adobe Stock)

Thần Phật xưa nay chưa hề bỏ rơi con người. Vậy nên, phúc âm sẽ đến vào lúc con người hoang mang. Đến cùng dịch bệnh chính là sự cứu rỗi từ bi của Thần. Trong kiếp nạn, Thần Phật sẽ có an bài. Nếu bạn là một người lương thiện, sống đúng với lời dạy của Thần; Thần Phật ắt sẽ che chở cứu vớt bạn; dù đại nạn ập đến cũng sẽ tự động rời xa.