Thứ Ba , 2 Tháng Bảy 2024

Gương cổ thời xưa có thể chiếu yêu và trị bệnh

20/06/24, 17:15 Văn hóa truyền thống
Gương cổ thời xưa có thể chiếu yêu và trị bệnh

Chúng ta hay nghe nói về những chiếc gương chiếu yêu đuổi tà, vào thời xưa quả thực là có những chiếc gương cổ có tác dụng như vậy.

Gương cổ được làm bằng gì?

Gương là thứ quen thuộc nhất trong cuộc sống của mọi người, hầu như ai cũng sử dụng nó hàng ngày, có người còn dùng khá nhiều thời gian đứng trước gương mỗi ngày. Tuy nhiên những chiếc gương mà chúng ta sử dụng ngày nay đa phần đều là thủy tinh tráng bạc, rất khác so với những chiếc gương vào thời xưa. Vậy gương cổ được làm bằng gì?

Lý Thời Trân, nhà dược học và tự nhiên học nổi tiếng vào thời Minh nói rằng: “Thiếc và đồng kết hợp với nhau, được nước tưới vào vô cùng cứng, cho nên được dùng để đúc gương”.

Đường Thái Tông có nói một câu rằng: “Lấy đồng làm gương có thể chỉnh lại áo mũ; lấy cổ xưa làm gương, có thể biết được sự hưng suy; lấy người làm gương, có thể biết được mất”.

Vậy gương cổ bắt nguồn từ ai?

Lý Thời Trân trong “Bản thảo cương mục” có chép: “‘Hiên viên nội truyện’ có nói: Hoàng đế Hiên Viên đi gặp Vương mẫu, đúc 12 chiếc gương, tùy theo tháng mà dùng, đây chính là khởi thủy của gương. Cũng có người nói, khởi thủy của gương là do đại thần Doãn Thọ của Đế Nghiêu”.

Gương cổ điển; Gương cổ; Gương cổ đại
Phía sau gương đồng xanh vào thời Tây Hán (ảnh: Wiki, trong Bảo tàng Nghệ thuật Portland, Oregon, Mỹ)

Gương có thể chiếu yêu đuổi tà

Lý Thời Trân còn nói: “Gương là cái tinh chất của kim thủy, trong sáng ngoài tối. Gương cổ như kiếm cổ, dường như có thần linh, có thể trừ tà ma”. Vậy nên ông nói rằng trong nhà nên treo một cái gương lớn.

Trong “Lưu căn truyện” có ghi: “Con người nghĩ tới hình dáng thì có thể trường sinh. Làm sao lại được như vậy? Hãy tự soi mình bằng gương chín tấc, cẩn thận xem kỹ bản thân, nếu mình đã quen với thân hình của bản thân, thời gian lâu rồi, như vậy thân thần sẽ không tiêu tan, bệnh tật không nhập”. Từ đây chúng ta có thể thấy rằng, cổ nhân từ sớm đã biết được rằng nguyên thần (linh hồn) và nhục thể có thể phân ly.          

Sách “Bão phác tử” của Cát Hồng vào thời nhà Tấn có chép rằng: “Vạn vật chi lão giả, kỳ tinh tất năng thác nhân hình hoặc nhân, duy bất năng dịch kính trung chân hình”. Ý tứ muốn nói rằng, vạn vật tồn tại thời gian lâu rồi, thì cái tinh của nó, hoặc gọi là nguyên thần, hoặc gọi là linh, đều có thể biến hóa thành hình người, mê hoặc con người, nhưng cái hình thật trong gương thì nó không cải biến được. Nói cách khác, gương chiếu một cái liền hiện nguyên hình.

Gương cổ xưa; Gương đồng cổ; Gương đồng bát quái
Gương cổ có thể trừ tà (ảnh minh họa: Pinterest)

“Cho nên đạo sĩ lúc vào núi, trên lưng sẽ đeo một tấm gương sáng đường kính hơn chín tấc, như vậy thì tà mà sẽ không dám lại gần, khi nó nhìn thấy bộ dạng của chính mình, nhất định sẽ quay đầu chạy đi. Lại lấy gương hướng về bóng lưng của nó, nhìn thấy có gót chân, thì chính là thần núi; không có gót chân thì chính là ma quỷ. 

Trước kia, hai người Trương Cái Đạp và Ngẫu Cao Thành ở trong hang ở trên núi Vân Đài, Tứ Xuyên, để tu hành, đột nhiên có người mặc áo vàng, đầu đội vải đay, đi tới bên cạnh họ hỏi thăm sức khỏe nói: ‘Vất vả rồi, đạo sĩ, lại có thể ở nơi thanh vắng ẩn tu!’ Hai người nhìn ở trong gương, thì lại là cái đầu con hươu, vì vậy mới nói: ‘Ngươi là con hươu già trong núi, vì sao dám giả hình người?’ Lời còn chưa dứt, người đã biến thành con hươu chạy mất”.

Những chiếc gương thần kỳ

Thời xưa còn xuất hiện một số chiếc gương thần kỳ. Trong “Bản thảo cương mục” có chép lại dưới đây một vài chiếc gương có tác dụng thần kỳ:

“Long giang lục” chép: “Hán Tuyên Đế có gương quý, đường kính chỉ vài cm, có thể chiếu thấy yêu ma, Tuyên Đế thường đeo bên người.”

“Dị văn ký” chép: “Ngự sử Vương Độ thời nhà Tùy có một chiếc gương, lúc phát sinh ôn dịch thì sai người mang gương đến nhà, người có bệnh, chỉ cần soi mình trong gương thì lập tức khỏi”.

“Tiều mục nhàn đàm” chép: “Thời Hậu chủ Mạnh Sưởng, Trương Địch lấy được một cái gương cổ, đường kính hơn một thước (khoảng 0,3m), chiếu sáng phòng ngủ như cây nến, cả nhà đều không có bệnh, gọi là ‘Vô tật kính’ (gương không bệnh)”.

“Bút đàm” chép: “Ngô Tăng có một cái gương, soi biết tương lai, cát hung, xuất xứ. Lại có hỏa kính (gương lửa) có thể lấy lửa, thủy kính (gương nước) có thể lấy nước, đều là những chiếc gương kỳ dị”.

Gương đồng là gì; Gương đồng thời xưa; Gương đồng cổ vật
(ảnh minh họa Kknews)

“Tùng song lục” chép: “Đạo sĩ Diệp Pháp Thiện nổi tiếng triều Đường, có một cái gương sắt, soi vật như nước. Người có bệnh thì soi vào có thể thấy cả tạng phủ”.

Lưu Hâm thời nhà Hán có chép trong “Tây kinh tạp ký” rằng: “Hán Cao Tổ Lưu Bang tại cung Hàm Dương thấy Tần Thủy Hoàng có một cái gương, rộng 4 thước (khoảng 1,2m), cao 5 thước (khoảng 1,5m), trong ngoài đều sáng. Người đi thẳng tới, thì thấy ảnh bị chiếu ngược lại; dùng tay chạm vào tim đi tới, thì có thể nhìn thấy dạ dày, ngũ tạng, thấy rất rõ ràng, không chút chướng ngại; người mang bệnh, che tim lại và tới soi gương, thì sẽ biết được bệnh ở chỗ nào;

Ngoài ra, những cô gái có tà tâm mà nói, soi vào có thể thấy túi mật mở ra, tim đập khác thường. Về sau Lưu Bang đã đóng cung Hàm Dương lại và giao cho Hạng Vũ. Hạng Vũ đã mang cái gương này đi, sau đó thì không nghe thấy tung tích của nó nữa.”

Không kể đến những chiếc gương cổ có tác dụng thần kỳ ở trên, khi xem phong thủy nhà cửa người ta cũng rất chú trọng đến chỗ đặt gương, có thể là một chiếc gương bình thường cũng phát huy đôi chút tác dụng nào đó mà mắt thường không thể nhận biết được.  

Theo Sound of hope

x