Cuộc đời của cô Tuyết chỉ có thể dùng một từ đáng thương, nhưng như cô nói “điều huyền diệu luôn tồn tại”, và rồi kỳ tích đã đến với cô.

Hai lần ‘chết đi sống lại’

Cô Vũ Thị Tuyết sinh năm 1959 tại Mỹ Hảo, Hưng Yên. Cô là con đầu trong gia đình, với bố là bộ đội và mẹ là nông dân. Những năm chiến tranh đói khổ, cô sinh ra bị thiếu ký, chỉ vỏn vẹn 1,2kg. Chỉ vài tháng sau thì cô bị chết lâm sàng. Mẹ cô đã cuốn chiếc chiếu nhỏ chuẩn bị mang ra đồng chôn thì cô cất tiếng khóc. Đó là thử thách sinh tử đầu đời của cô. Vậy rồi cô cũng lớn lên và có lần lượt thêm 5 đứa em.

Năm 15 tuổi, hai đầu gối cô bỗng sưng to và rất đau, đi lại khó khăn. Cô phải nghỉ học vì không thể đi lại được. Bố đưa cô đi khám thì phát hiện bị khớp nặng đã chạy vào tim. Kể từ đó cô cứ vận động mạnh hoặc làm nặng là phải mở miệng ra thở, vì hơi thở nông nên rất mệt. 

Là chị cả trong gia đình đông anh em, nên dù rất mệt cô vẫn cố gắng phụ giúp gia đình. Có lúc cô mệt quá, nước mắt cứ tự trào ra…

Rồi bố mẹ cũng đưa cô đi bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội để khám. Bác sĩ nói cô bị hẹp hở van 2 lá và có biểu hiện suy tim. Bệnh viện yêu cầu chuyển cô sang bệnh viện Việt Đức để mổ.

Đối diện tử thần

Đó là năm 1975, cô mới 15 tuổi đã phải lên bàn mổ tim lần thứ nhất. Mổ xong, sau 7 ngày cắt chỉ cô lại về bệnh viện Bạch Mai để điều trị tiếp. Nhưng không may cô lại bị nhiễm trùng máu sau mổ, bệnh viện không cứu được nên trả cô về nhà. Bố cô buồn bã gọi điện về quê báo gia đình bắc rạp chuẩn bị đám tang cho cô…

Nhưng một lần nữa phép màu lại xuất hiện, cô tỉnh lại! Sau đó cô lại tiếp tục được điều trị rồi về nhà. Cả xóm ngạc nhiên vui mừng vì cô thoát đại nạn.

Cuộc đời đáng thương; Chết đi sống lại; Chết đi sống lại nghĩa là gì; Chết đi sống lại gọi là gì; cuộc đời đáng thương
Những năm tháng bệnh tật cô Tuyết luôn lấy giường làm bạn (ảnh: NTDVN)

Tuy thoát khỏi bàn tay của tử thần nhưng cô vẫn chưa thoát khỏi sự giày vò của bệnh tật; nhịp tim của cô cứ đập 20 nhịp thì nó lại dừng. Nhiều lúc cô đã nghĩ đến cái chết, cô muốn tim mình ngừng đập hẳn để có thể thoát khỏi sự thống khổ này.

Đánh cược sinh mạng để có một gia đình

Hai năm sau, cậu ruột xin cho cô vào nấu bếp ở nhà máy Z113 trực thuộc Bộ Quốc phòng, Tuyên Quang. Vì là bếp ăn của quân đội, nên nồi chảo ở đây đều rất lớn; mỗi lần đảo một chảo cơm lớn cô đều phải mở miệng thở dốc. Nhưng cô vẫn cố gắng mà không dám than với ai vì sợ mất việc. Làm ở nhà ăn một thời gian, cô được chuyển lên làm quản lý bếp ăn và nhà khách.

Vì bị bệnh tim nặng, bác sĩ khuyên cô không nên lập gia đình; quá trình mang thai và sinh nở có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của cô. Hơn nữa cô có thể chết bất cứ lúc nào, cô sợ rằng cưới ai rồi sẽ làm khổ họ. 

Cô đã từ chối rất nhiều người, nhưng có một người ở đơn vị cứ quyết theo đuổi cô; còn nói rằng nguyện phục vụ và chăm sóc cho cô suốt đời… cũng vì vậy mà cô lấy chồng. Và quả thực chồng cô đã giữ đúng lời hứa với cô. Cô kể:

Cưới nhau về anh không để tôi làm bất cứ việc gì. Từ cơm nước, giặt giũ, dọn nhà, đi chợ đến nuôi dạy con cái tới khi trưởng thành và lập gia thất… anh thu vén tất cả. Anh chỉ sợ tôi đột ngột ra đi bất cứ lúc nào.

Như một lẽ tự nhiên, tôi không sợ hãi và sinh con. Dù sức khoẻ của tôi luôn như ngọn đèn leo lắt trước gió, tim đau và khó thở. Năm 1982 và năm 1988, lần lượt một trai một gái chào đời. Tôi đã đánh cược sinh mạng của mình để có một gia đình trọn vẹn”.

Hết bệnh tim rồi đến bệnh thận

Năm 1990, van tim cô bị hẹp trở lại, cô phải đi nong van tim. Họ luồn dây điện từ bẹn đến tim rồi xoáy rộng ra. Khi làm thủ thuật này cô đã rất đau đớn. 

Dù vậy nhịp tim của cô vẫn loạn, lúc nhanh lúc chậm, có lúc lại dừng lại; cơ thể cô lúc nào cũng mệt mỏi. Khoảng 3 năm sau, cô cảm thấy không thể chịu được nên đã chọn liệu pháp sốc điện để làm ổn định nhịp tim. Tuy vậy bệnh vẫn không thuyên giảm, cô sống mà như đã chết.

Khoảng 2 năm sau van tim cô lại hẹp trở lại, cô phải đi nong lần thứ hai; lại luồn dây, lại ngoáy, đau đớn vô cùng…

Tu luyện Pháp Luân Công tại nhà; Tu luyện Pháp Luân Công là gì; Tu luyện Pháp Luân Công như thế nào; cuộc đời đáng thương
Vết mổ thận của cô Tuyết (ảnh: NTDVN)

Đến năm 2004, cô có biểu hiện bị suy thận. Khi siêu âm bác sĩ sửng sốt khi thấy thận phải bị ứ nước căng mọng như quả bóng. Còn thận trái thì có sỏi lớn. Nhưng vì cô có bệnh tim nên chỉ có thể làm thủ thuật tán sỏi và tách ra làm nhiều lần để bảo toàn mạng sống. Tuy nhiên không thấy có hiệu quả. Cuối cùng cô đành chấp nhận mạo hiểm lên bàn mổ thận ở Việt Đức. Phẫu thuật lấy được sỏi ở thận trái nhưng thận phải của cô đã bị hỏng hoàn toàn.

Sống được ngày nào biết ngày đấy

Ngoài ra cô còn bị suy giáp, cổ to hơn bình thường; đau dạ dày cho vi khuẩn HP; sỏi mật; gan bị vôi hóa; mắt thì cũng đã mổ thay đục thủy tinh thể; thoái hóa các đốt sống lưng; gai gót chân đi lại vô cùng đau đớn… Từ đầu tới chân cô không có chỗ nào mà không có bệnh. Từ năm 15 tuổi, lúc nào bên người cô cũng có một cái túi thuốc; cứ cách 2 tiếng là cô phải uống một lần. 

Năm 2009 cô nghỉ hưu, gia đình chuyển về Hà Nội. Cô sống lay lắt từng ngày, chỉ biết tập tành đi bộ, đạp xe… bất kể thứ gì có thể giúp sức khỏe khá hơn thì cô đều cố gắng tập.

Năm 2011 cô bị đau tim trở lại. Lần này cô phải mổ để thay van tim bằng van sinh học. Loại van tim sinh học này chỉ hoạt động được tối đa 7 năm là phải mổ thay lại. Cô chia sẻ lại thời điểm khi đó:

“Lúc đó tôi nghĩ rất tiêu cực, mình ‘đi’ cũng được rồi. Con cũng đã lớn khôn, tài sản cho chúng vợ chồng tôi cũng để dành được chút đỉnh. Tôi có thể yên tâm mà ra đi. 

Có lẽ vì tôi sống thiện lương, nên nhiều lần tưởng chết, tạo hoá xoay vần tôi lại thoát nạn. Tôi tiếp tục những ngày tháng sống dở chết dở, được sống bên chồng con ngày nào tốt ngày đó.”

Được giới thiệu về Pháp Luân Công

Cho đến năm 2017, vào một buổi sáng mùa hè, như thường lệ cô đạp xe đi thể dục quanh khu phố Đặng Thùy Trâm. Cô thấy một nhóm người đang luyện một cái gì đó rất chậm rãi. Họ tặng cô một tờ rơi giới thiệu về phương pháp mà họ đang tập. Cô nhận vì lịch sự và nghĩ: “Mình đã đi các nơi, chữa trị bao nhiêu chỗ, tốn bao nhiêu tiền mà chẳng khỏi, mấy động tác này thì khỏi sao được”.

Một buổi khác, cô dắt cháu đi dạo thì gặp một người cũng tên là Tuyết ở Nghệ An đang chơi với cháu giống như cô. Biết bệnh tình của cô, người này nói: “Em tập Pháp Luân Công đi, chị tập gần ba năm rồi sức khoẻ ổn định không phải vào viện thăm khám, không phải dùng đến thuốc”. Người đó chỉ cho cô trang web để lên mạng tìm hiểu về Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp); rồi dặn cô muốn học thì ra điểm luyện công gần đó sẽ có người hướng dẫn luyện công.

Cô thấy rất tò mò, vì rõ ràng là người đó đã khỏi rất nhiều bệnh và rất khỏe mạnh, nước da láng mịn hồng hào. Khi ra điểm luyện công cô còn gặp thêm nhiều người khác, họ cũng đều có những trải nghiệm rất thần kỳ. Điều khiến cô không thể quên đó là sự nhiệt tình và chân thành của họ.

Bước vào tu luyện

Nhìn thấy những nhân chứng sống như vậy, cô đã tin tưởng và bước vào tu luyện Pháp Luân Công. Lần đầu đọc sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công) cô thấy rất thích. Trong một tháng cô đã đọc xong 3 lượt cuốn Chuyển Pháp Luân. Cô chia sẻ:

“Khi đọc được hơn ba lượt cuốn sách Chuyển Pháp Luân, tôi hiểu một chút nội hàm về làm người tốt thực sự là thế nào. Đó không phải như tiêu chuẩn người tốt trong xã hội hiện nay. Tôi cố gắng làm được ‘tiên tha hậu ngã’ (người trước mình sau), tôi hiểu vị tư và vị tha chân chính là gì… Tôi biết được một chút về tu luyện, vì sao tu luyện lại có thể từng bước đạt tới cảnh giới khai trí khai huệ, đạt được thân thể nhẹ nhàng khoẻ mạnh. 

Tu luyện Pháp Luân Công; Tu luyện Pháp Luân Công để làm gì; Sách tu luyện Pháp Luân Công; cuộc đời đáng thương
Cô Tuyết đang đọc sách Chuyển Pháp Luân (ảnh: NTDVN)

Khi tôi hiểu một chút nội hàm của Pháp, thì thân thể tôi bắt đầu có biến hoá. Bệnh tim của tôi được tịnh hoá, tôi vượt qua những cơn khó chịu ở tim và biết rằng gốc bệnh bắt đầu được đẩy ra. 

Tôi cũng hiểu được Pháp Luân Công không phải dùng để trị bệnh mà là tu luyện, và tu luyện thì có tiêu chuẩn tâm tính khá nghiêm khắc. Ví như: người tu cần buông bỏ nóng giận, bỏ các loại cảm xúc tiêu cực, những tham vọng mà vĩnh viễn không thể đạt được, bình thản đối diện với mọi khó khăn, mất mát…”

‘Điều siêu thường vẫn luôn tồn tại’

Ngày trước cổ họng cô rất yếu, không nói to được, nói nhiều một chút là ho. Vậy mà tu luyện một thời gian đã trở lại bình thường, cô có thể nói to và nhiều mà cũng không có vấn đề gì. Mắt cô cũng sáng trở lại, đôi khi không cần dùng kính vẫn có thể đọc rõ chữ.

Rồi bệnh tiền đình cũng không thấy nữa, bệnh tật cứ lần lượt biến mất; bệnh thận, gan, sỏi mật, huyết áp… đều đã khỏi hết; nhịp tim trở về bình thường. Cô cứ tu luyện như vậy mà cơ thể dần khỏe lên, không cần dùng bất kỳ một loại thuốc hay điều trị y tế nào.  

Môn tu luyện Pháp Luân Công; Pháp Luân Công là gì; Pháp Luân Công là gì tốt hay xấu; Pháp Luân Công là cái gì; cuộc đời đáng thương
Cô Tuyết đang luyện bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Công (ảnh: NTDVN)

Đặc biệt là chiếc van tim sinh học của cô, bác sĩ nói chỉ có thể dùng được 7 năm. Vậy mà đến nay cô đã vượt qua ngưỡng đó gần 4 năm mà vẫn thấy bình thường. Cô nói: “Điều siêu thường vẫn luôn tồn tại, chỉ là bạn có cho mình cơ hội hay không?”

Đại Pháp đã ban cho cô cuộc đời thứ hai

Sau hơn 4 năm tu luyện, giờ đây cô thấy thân thể tràn đầy năng lượng, leo cầu thang không biết mệt; cô có thể làm tất cả mọi công việc nhà mà trước đây không thể làm.

Cô nhớ như in ngày 27/02/2017, ngày cô biết biết đến Pháp Luân Công, đó là ngày cô được sinh ra lần hai. Kể từ năm 15 tuổi đến nay, đây mới là lúc cô cảm nhận lại được niềm hạnh phúc, thứ mà bấy lâu nay đã bị bệnh tật, đau đớn làm phai mờ. 

Hai lần “chết đi sống lại”, cuộc đời đáng thương đã tìm lại được hạnh phúc
Cô Tuyết đã làm được các việc mà ngày trước cô không thể làm vì bị tim nặng (ảnh: NTDVN)

Cuộc đời đáng thương đã tìm lại được hạnh phúc, cô vô cùng biết ơn Đại Pháp. Cô nguyện giúp đỡ bất kỳ ai muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công. Bạn đọc có thể liên hệ với cô qua số điện thoại 0977 369 659. Hoặc có thể vào trang web chính của Pháp Luân Công https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này. 

Theo NTDVN

Xem thêm video: