Ai cũng muốn làm quân tử, không ai muốn làm tiểu nhân, nhưng làm sao để phân biệt được quân tử và tiểu nhân? 

Quân tử dùng hành động để nói

Có lần Nhan Hồi hỏi Khổng Tử: “Lời nói của tiểu nhân có đặc điểm chung không? Là người quân tử, không thể không phân biệt”

Khổng Tử đáp: “Quân Tử dùng chính hành động của mình mà nói chuyện. Ngôn hành nhất trí, từng lời nói hành động đều nỗ lực thi hành đạo đức của Thánh hiền. Tiểu nhân chỉ có thể trổ tài miệng lưỡi, chỉ biết yêu cầu và chỉ trích người khác; trong khi chính mình thì lại không làm.

Quân tử đối đãi với người khác chân thành, lúc thấy bằng hữu không phù hợp với đạo đức nhân nghĩa, sẽ dùng lời lẽ nghiêm khắc mà khuyên nhủ; cũng khuyến thiện đối với mọi người xung quanh. Tất cả đều xuất phát từ lòng quý trọng người khác. Sau việc này thì mối quan hệ với bằng hữu sẽ càng thân thiết hơn. 

Tiểu nhân trên cơ bản là làm loạn, nhìn thấy biểu hiện là nhất trí, quay lưng lại là đã công kích lẫn nhau”.

Quân tử và tiểu nhân không thể chung đường; Quân tử và tiểu nhân trong luận ngữ; Người quân tử và kẻ tiểu nhân
Quân Tử dùng chính hành động của mình mà nói chuyện (ảnh minh họa pinterest)

Khổng Tử còn nói: “Quân tử nghĩ đến đạo đức, tiểu nhân nghĩ đến đất đai. Quân tử nghĩ đến hình phạt, tiểu nhân nghĩ đến ân huệ”. 

Quân tử không bị cuốn theo dòng, càng sẽ không thông đồng làm bậy. Điều bận tâm hàng ngày là làm sao thực hành được đạo nghĩa. Tiểu nhân thì suốt ngày lo nghĩ đến không gian cá nhân. Quân tử thủy chung có trước có sau, có quy củ, không quá phận. Tiểu nhân suốt ngày suy nghĩ đến tư lợi cá nhân; trong đầu toàn nghĩ đến ân huệ và những tiện nghi nhỏ của cá nhân. 

Khổng Tử bị vây khốn

Một lần nọ, Khổng Tử dẫn đệ tử đi đến nước Tống. Khi đi đến đất Khuông, thì bởi vì Dương Hổ đã từng thi hành bạo lực với người dân ở đất Khuông; nên khi người dân địa phương thấy Khổng Tử có ngoại hình rất giống Dương Hổ, liền lập tức đi báo cho người quản lý của đất Khuông là Giản Tử. 

Giản Tử nghe vậy liền dẫn binh sĩ phi ngựa đi đến. Sau đó bao vây nhóm người của Khổng Tử vào giữa. Tử Lộ tính cách dũng mãnh, vừa thấy người Khuông khí thế hung hãn bao vây, không biết là cớ gì, vô cùng bất mãn; liền cầm binh khí lên muốn chống lại họ. 

Khổng Tử thấy vậy liền ngăn Tử Lộ lại mà nói: “Người có tu hành nhân nghĩa mà không thay đổi được cái tính hung bạo thế tục đi hay sao? Không giảng giải thi thư, không học tập lễ nhạc, đó là sai lầm của ta. Nếu như lấy việc xiển dương đạo của tiên vương, vui thích chế độ điển chương cổ đại mà coi là sai, vậy thì không phải là sai lầm của ta. 

Chu Văn Vương sau khi chết, văn hóa điển tích không phải đều ở tại chỗ ta hay sao? Trời nếu như muốn tiêu diệt văn hóa của Chu, như vậy ta cũng sẽ không nắm giữ cái văn hóa này nữa. Nếu như trời không muốn tiêu diệt cái văn hóa này, vậy thì người đất Khuông kia lại có thể làm gì ta sao? Đến Đây! Tử Lộ, anh hãy đến đây mà hát, ta sẽ phụ họa theo”. 

Quân tử chi giao; Quân tử nhất ngôn; Quân tử là gì
Khổng Tử lấy đức để thu phục lòng người (ảnh minh họa NTDVN)

Lấy đức thu phục lòng người

Tử Lộ nghe Khổng Tử giáo huấn liền buông binh khí xuống, lấy đàn ra và bắt đầu hát lên. Khổng Tử cũng thuận theo nhạc mà hát lên. Sau khi hát lên 3 lần thì người Khuông biết đây là Thánh nhân, chứ không phải Dương Hổ; vì vậy mà mọi người đều bỏ đi.

Khổng Tử đột nhiên bị người Khuông vây khốn, lại có thể bình tâm tĩnh khí; trước tiên kiểm điểm lại xem mình có sai lầm nào không. Nếu như không có thì tiếp tục dùng lễ nhạc giáo hóa thế nhân, đánh đàn hát ca. Việc này đủ thấy là khác hoàn toàn với Dương Hổ. Người Khuông liền lập tức hiểu ra rằng, người này tuy tướng mạo giống Dương Hổ nhưng lại là một bậc quân tử tao nhã lễ độ; cảm thấy xấu hổ và cảm động, lập tức rời đi. Khổng Tử lấy đức thu phục lòng người, thay đổi tình thế, chuyển nguy thành an. 

Học tập người hiền đức

Có lần Khổng Tử nói với Tăng Sâm: “Học thức của Tử Hạ sẽ đề cao rất nhanh, bởi vì anh ấy thích ở gần người hiền đức hơn mình. Cho nên mới nói, ở cùng với người thiện, cũng giống như đến một căn phòng có đầy hương hoa. Ở lâu rồi thì sẽ được nó cảm nhiễm và đồng hóa. Bởi vậy quân tử tất nhiên phải lựa chọn người ở bên mình”. 

Nếu không thể gần gũi được người hiền đức, thì cũng có thể thông qua sách vở mà học hỏi từ người xưa. Lỗ Ai Công có lần hỏi Khổng Tử: “Vua Thuấn trước đây đội mũ như thế nào?” Khổng Tử không trả lời ngay, Ai Công lại hỏi: “Quả nhân xin thỉnh giáo ngài, vì sao ngài không nói?” 

Khổng Tử hành lễ rồi đáp: “Bởi vì vấn đề quân vương nói, cũng không phải là phương diện lớn, cho nên thần đang lo lắng xem trả lời như thế nào”. Ai Công nghe thấy kỳ quái mới hỏi: “Vậy như thế nào mới là phương diện lớn?” 

Quân tử hảo cầu; Tiểu nhân là gì; Tiểu nhân và quân tử
Quân tử tu sửa chính mình, thiện đãi với người (ảnh minh họa pinterest)

Quân tử và tiểu nhân đôi khi chỉ cách nhau một lằn ranh nhỏ

Khổng Tử nói: “Khi vua Thuấn là quân vương, yêu dân như con, tuyển chọn hiền tài. Đức hạnh của ông ấy cao như trời, dày như đất, mà lại yên tĩnh khiêm tốn. Giáo hóa giống như bốn mùa, bao dung vạn vật, khiến vạn vật sinh trưởng; cho nên bốn biển đều tiếp nhận giáo hóa của vua Thuấn. Vì vậy mà phượng hoàng và kỳ lân đều lần lượt xuất hiện; ngay cả chim muông cũng được cảm hóa bởi uy đức của ông ấy… Quân Vương bỏ rơi phương diện lớn, lại chỉ hỏi vua Thuấn đội mũ gì, thần bởi vậy mới không thể hồi đáp kịp thời”.

Việc học tập trọng thực chất hơn là hình thức, vì vậy nên học tập lòng nhân ái yêu dân như con của vua Thuấn, chứ không phải chỉ để ý đến bề ngoài, xem cách ăn mặc của vua Thuấn ra sao.

Khổng Tử nói: “Cỏ chi và cỏ lan sống ở nơi thâm cốc, không vì không có người mà không tỏa hương; quân tử tu đạo lập đức, không vì khốn cùng mà thay đổi khí tiết”. 

Quân tử và tiểu nhân đôi khi chỉ cách nhau một lằn ranh nhỏ, lơ là một chút là đã thành tiểu nhân rồi; vậy nên nhất định không được phóng túng bản thân.

Theo Vision Times