Hạnh phúc gia đình phụ thuộc rất nhiều vào thái độ sống của người vợ nhưng sự độ lượng của người chồng đôi khi quyết định tất cả.

Tôi có một người bạn thân, anh là giám đốc một công ty xây dựng, và đây là câu chuyện mà anh đã kể cho tôi nghe về một “tai nạn” trong gia đình anh.

Dự cảm không lành

Vào một ngày như mọi ngày, anh đi làm về và không thấy vợ mình ở đâu, người giúp việc đang chật vật cho bốn đứa trẻ con anh ăn cơm trong một sự khó khăn, anh nghĩ rằng bà cần giúp đỡ, vậy là dù mệt anh cũng cố gắng lại chỗ bọn nhỏ và phụ bà cho chúng ăn. Anh hỏi bà có biết vợ anh đi đâu không thì bà cho biết vợ anh đã đi làm về rồi nhưng sau đó lại thay một bộ váy khác và đã ra ngoài.

Trong lòng anh bỗng nhiên có một dự cảm không lành.

Đất dưới chân như muốn sụt xuống khi nghĩ đến việc vợ phản bội mình (ảnh minh hoạ TH)
Đất dưới chân như muốn sụt xuống khi nghĩ đến việc vợ phản bội mình (ảnh minh hoạ TH)

Mấy ngày sau trong một lần tình cờ anh nhìn thấy trong tin nhắn điện thoại vợ anh đã nhắn tin kể với bạn của cô rằng cô đã gặp lại người yêu cũ và mấy hôm trước họ có ăn tối cùng nhau. Đất dưới chân anh như muốn sụt xuống, tất cả những chuyện này là gì đây, vợ anh phản bội anh ư? Chẳng thể nào, anh đã làm gì sai, đã có chỗ nào không tốt với cô? Còn bốn đứa trẻ con của anh và vợ thì làm sao đây? Những chuyện dan díu ngoại tình, đỗ vỡ hôn nhân anh không lạ gì nữa, xã hội anh đang sống hôm nay là một xã hội đã bại hoại như thế, nhưng anh chưa từng nghĩ đó sẽ là câu chuyện của chính gia đình anh.

Nghi ngờ hay độ lượng tha thứ?

Cố gắng trấn tĩnh lại, anh cảm thấy quá bất ngờ , sau cảm giác bất ngờ này là một nỗi giận kéo đến xâm chiếm tâm hồn anh. Với bản tính lương thiện, điềm đạm, anh cố gắng xua đuổi những tư tưởng tiêu cực về người vợ của mình và nén lòng để suy nghĩ.

Anh nói rằng đối với anh khoảng thời gian đó trôi thật chậm chạp, cứ như ngừng hẳn lại: “Tôi đã dùng dằng mãi trong những rối bời của tư tưởng, nếu cô ấy ngoại tình thật rồi thì tôi phải làm gì? Nếu chúng tôi ly hôn thì bốn đứa trẻ của chúng tôi sẽ ra sao? Nếu tha thứ thì tôi có thể nào chung sống tiếp với một người ăn ở hai lòng như thế? Và tôi làm sao có thể tôn trọng cô ấy như trước đây được nữa khi chúng tôi gần gũi nhau…Nhưng rốt cuộc cô ấy đã bước qua giới hạn chưa thì tôi cũng chưa biết. Rồi cuối cùng tôi quyết định nói chuyện thẳng thắng với cô ấy và cô trả lời rằng chỉ là đi ăn cùng nhau thôi.”

Lòng độ lượng của người chồng

Và anh cũng tin như vậy chứ? Tôi hỏi.

Thú thực tôi không biết sự thật ra sao, nhưng rồi tôi chọn tin. Vào buổi sáng ngày hôm sau đó tôi viết cho vợ một lá thư và để trên bàn trước khi đi làm. Tôi viết rằng: “Anh rất trân trọng nhân duyên vợ chồng giữa chúng ta, và anh đặt niềm tin tưởng nơi em, em có thể nhớ tới người đó nếu như chưa thể quên họ, em cũng có thể gặp người đó nếu em muốn gặp, nếu em coi người đó như một bạn tốt thì anh hoàn toàn tôn trọng tình bạn của hai người. Và nếu em không ngại thì bạn của em cũng là bạn của anh.”

Vợ chồng muốn hạnh phúc thì phải biết bao dung độ lượng nhau
Vợ chồng muốn hạnh phúc thì phải biết bao dung lẫn nhau (ảnh Istock Photo)

Rồi chị nhà phản ứng ra sao anh?

Cổ khóc và nói với tôi rằng cổ chưa từng làm điều gì có lỗi với tôi đâu, xin tôi hãy tin cổ và cổ còn hứa rằng sẽ chẳng bao giờ gặp lại người đó nữa. Tôi nói không cần phải như vậy, nhưng cổ nhất quyết làm như vậy.”

Hôn nhân được cứu vãn nhờ sự độ lượng của người chồng

Câu chuyện của anh là một chuyện không hiếm, không phải của riêng ai trong thời đại ngày nay. Nhưng mấy người hành xử được như anh, trong lúc hoài nghi và tức giận người ta thường khiến cho sự việc trở nên tồi tệ hơn rất nhiều, anh đã vượt lên trên những cảm xúc tiêu cực hỗn độn để có cách giải quyết sáng suốt hơn và cứu vãng được cuộc hôn nhân đang trên bờ bực nguy hiểm. Khiến cho người vợ nhận ra lỗi lầm, lại càng thêm cảm phục và yêu quý chồng của mình hơn.

Tôi hỏi anh tại sao anh làm được như vậy. Anh đáp:

Bởi vì tôi là một người học Đạo, tôi biết rằng nhân duyên vợ chồng là do Thần an bài, để chúng tôi đến với nhau là vì chúng tôi có duyên nợ hay hẹn ước từ một kiếp nào đó phải trả cho nhau, nên tôi đã đặt Đức Tin làm trọng tâm. Tôi cố gắng giữ gìn cuộc hôn nhân cũng như giữ gìn Đức Tin của tôi vậy.

Hôn nhân vàng

Có câu chuyện kể rằng có một nhà khoa học từng được Thiên sứ dẫn đi xem hôn nhân trên Thiên giới, nhà khoa học ấy kể , có hai vợ chồng đó lần đầu gặp mặt là biết họ thuộc về nhau, vì từ người chồng có thể thấy được người vợ, và từ người vợ có thể thấy được người chồng. Hơn nữa người này nghĩ gì thì người kia biết ngay. Người chồng tỏa ra hào quang màu lam, người vợ tỏa ra hào quang màu hồng, khi hai người nhìn nhau thì hai vầng sáng hòa lại, rất đẹp.

Lòng độ lượng giúp người chồng cứu vãn cuộc hôn nhân
Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn (ảnh Adobe Stock)

Tất nhiên ở đó không tồn tại mâu thuẫn, vì họ với nhau là nhất thể. Ông gọi đó là “hôn nhân vàng”. Người ta không cần giảng Tình Yêu, thứ đó không có ý nghĩa gì cả, vì họ sinh ra đã dành cho nhau rồi thì còn giảng Tình Yêu làm gì?

Hôn nhân bạc

Sang đến bậc thấp hơn là “hôn nhân bạc”, thì mới xuất hiện Tình Yêu chân chính, hai người yêu thương nhau, quý mến nhau, tin tưởng nhau, bảo vệ nhau, đó là vợ chồng.

Hôn nhân đồng

Thấp hơn nữa là “hôn nhân đồng”, người ta giảng nhiều đạo lý hơn, chồng phải cư xử như thế nào , vợ phải cư xử ra sao , thì hôn nhân mới hài hòa. Còn nếu làm khác đi thì không hài hòa, sẽ có mâu thuẫn.

Hôn nhân sắt

Thấp hơn nữa là “hôn nhân sắt”, giữa vợ chồng có thể xảy ra bất hòa gây gổ. Thậm chí người chồng có thể đa thê. Nhà khoa học ấy hỏi một người ở thời “hôn nhân sắt” rằng: “Làm sao ông biết rằng ông đã yêu bà ấy?”, thì người ấy đáp: “Khi tôi biết ghen thì tôi biết yêu”. Tức là lúc này không còn dựa trên Đạo nữa, mà đã hãm sâu vào lý tương sinh tương khắc rồi, yêu được xây dựng từ ghen, thương được xây dựng từ ghét, thiện được xây dựng từ ác,… càng xoáy càng sâu.

3 câu chuyện tình yêu cảm động mà cặp vợ chồng nào cũng nên đọc
Tình yêu không phải là có được mà là cho đi (ảnh Adobe Stock)

Cuối cùng ở “thời hậu sắt”, đây là tiếp cận thời khắc Diệt rồi, nên vợ có thể đổi chồng, chồng có thể thay vợ, đối với họ Tình Yêu là không có thật, chỉ có tình dục, loạn luân bại hoại gì cũng có. Nói với họ về Tình Yêu chân chính, họ sẽ cười mà chê là ngốc nghếch.

Phải chăng “Thời hậu sắt” chính là khi đạo đức nhân loại đã bại hoại rồi?

Dù chúng ta thực sự đang sống vào thời nào thì chúng ta vẫn có thể lựa chọn cách giải quyết vấn đề, để có được “Hôn nhân vàng” hay “Hôn nhân bạc” có thể khó đạt được nhưng nếu cố gắng tu dưỡng, có thể chiểu theo những đạo lý làm người thông thường mà sống thì “Hôn nhân đồng” cũng không phải quá xa vời. Như anh bạn của tôi đã làm được rất tốt vậy.