Từ xa xưa, chuyển sinh và luân hồi vốn là những khái niệm hết sức quen thuộc trong văn hóa truyền thống. Về sau này do ảnh hưởng của khoa học hiện đại mà người ta lại hoài nghi về nó. Kỳ thực, những câu chuyện chân thực về đầu thai vẫn luôn hiện hữu khắp nơi trên thế giới, đây là một gợi mở giúp con người tìm lại niềm tin của mình.

Câu chuyện đầu thai được biết nhiều ở Đài Loan

Ông Trương Sinh Hữu nhớ rõ sự việc chuyển sinh của ông diễn ra ở cao nguyên Hoàng Thổ của Trung Quốc Đại Lục; đó cũng là nơi ông tử vong trong tiền kiếp. Ông Vi Đức Mậu, ông chủ của ông đã xác nhận việc này với mọi người. Ông Vi là người Đại Lục tới Đài Loan và là đại biểu quốc hội của Trung Hoa Dân Quốc; cũng từng đảm nhiệm các chức vụ như phó tổng thư ký của Ủy ban hướng dẫn sĩ quan và binh lính nghỉ hưu. 

Câu chuyện luân hồi chân thực của ông Trương được chia sẻ rộng rãi ở Đài Loan. Trường hợp đầu thai của ông rất đặc biệt, khi chuyển sinh thành một đứa bé ông vẫn không biết là mình đã tử vong và có thể nhớ được toàn bộ sự việc trong kiếp trước; hơn nữa vừa mới ra đời thì đã có thể mở miệng nói chuyện.

Năm 1942 (năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 31) ông Vi Đức Mậu khi đó là thị trưởng huyện Vĩnh Thọ tỉnh Thiểm Tây; còn ông Trương Sinh Hữu là nhân viên công vụ trong binh đoàn quốc dân của huyện. 

Ông Trương sinh tại huyện Mân tiếp giáp huyện Vĩnh Thọ, có học lực trung bình. Thường ngày không thấy ông bộc lộ khả năng trí tuệ gì đặc biệt, nhưng lại có thể ghi nhớ chi tiết mọi chuyện lớn nhỏ trong tiền kiếp. Ông Trương nói năng thận trọng, không giống như người “nhớ việc tiền kiếp” lấy ra làm trò đùa hoặc cầu danh cầu lợi. Đồng thời kiểm chứng những người nhà và đồng nghiệp trong tiền kiếp của ông đều không sai lệch chút nào. 

Vừa sinh ra đã có thể mở miệng nói chuyện

Đầu thai là gì; Đầu thai chuyển kiếp; Đầu thai có thật không
Nhớ được ký ức tiền kiếp (ảnh Adobe Stock)

Cả gia đình họ Trương nhớ lại, khi con dâu họ vừa sinh ra một bé trai (Trương Sinh Hữu), bà đỡ đang luống cuống tìm không thấy cây kéo thì đột nhiên nghe thấy đứa bé nói: “Cái kéo chẳng phải đang treo trên tường sao?”

Khi đó tất cả mọi người trong phòng đều ngạc nhiên tới ngơ ngác không nói lên lời. Trong khoảnh khắc dường như thời gian đang ngừng lại, mọi người lại nghe tiếng đứa trẻ nói: “Ôi, sao tay của tôi lại trở nên nhỏ tí thế này?”. Lúc này mọi người trong phòng sợ hãi tới náo loạn, có người nói: “Đứa trẻ này là quái vật à! Nhanh dìm chết nó trong hố phân đi!” 

Lời nói của họ thì Trương Sinh Hữu có thể nghe thấy rõ ràng, hoảng hồn phát hiện cơ thể trưởng thành của mình biến thành một đứa trẻ mới được sinh ra từ thai mẹ; sợ hãi tới mức tay chân luống cuống run rẩy. Lúc này ông nghe thấy tiếng sản phụ, nói mình không thể xử tử con đẻ của mình như vậy. Sau khi đứa trẻ được cắt dây rốn, còn bị bôi máu bẩn của người phụ nữ lên miệng và mặt, nói là để trừ tà ma. 

Phải giả câm vì sợ bị coi là yêu quái

Từ đó, Trương Sinh Hữu không dám mở miệng nói gì nữa. Mấy tháng sau, lại xảy ra một việc ngoài ý muốn khiến ông chỉ có thể khóc không nói lên lời. Hôm đó, người nhà ra ngoài đồng làm việc, quấn ông trong một cái chăn và để ông ngồi dưới hố. Ông thoáng thấy những con gà nuôi trong nhà đang giành nhau những hạt lúa mì phơi trên mặt đất, không kìm được liền khua bàn tay nhỏ bé hét to đuổi gà đi. 

Trùng hợp khi đó có người trở về hầm trú ẩn nhìn thấy đứa bé mới sinh có hành động giống như người lớn, liền mang “đồ yêu nghiệt” này vứt xuống hố phân. Lúc này, may mắn mẹ cậu nóng ruột không yên tâm vội vàng trở về nhà và cứu được cái mạng nhỏ bé của ông.

Nói cách khác, dù rằng kiếp này ông tên là Trương Sinh Hữu; nhưng trong thân thể này lại có trái tim và tâm trí của một người trưởng thành trong kiếp trước. Cứ vậy cho tới khi ông lên bảy, mọi người đều tưởng rằng ông bị câm. 

Bảy tuổi mới dám mở miệng nói chuyện

Luân hồi chuyển kiếp; Luân hồi chuyển thế; Tái sinh là gì; Ly kỳ chuyện đầu thai: Vừa sinh ra đã có thể nói chuyện
Tiền kiếp là người ở vùng cao nguyên Hoàng Thổ (ảnh Epoch Times)

Ngày nọ, với nỗi lòng băn khoăn, lo lắng, ông nội đưa ông Trương đi dã ngoại tại vùng thôn quê và buồn rầu hỏi: “Con vừa sinh ra đã có thể nói chuyện; sao giờ đã bảy tuổi rồi vẫn câm không nói câu nào?”

Ông nội ông nghi ngờ thắc mắc: “Có phải vì tổ tiên họ Trương ta thiếu đức nên mới sinh ra một người tàn tật? Hay là con sợ bị mọi người giết vì coi là quái vật mà giả cẩm?”

Ông nội ông lại nói: “Nhà chúng ta hiếm người, đơn bạc; sau này vẫn phải dựa vào con gánh vác xây dựng. Dù có thể nào đi nữa chúng ta cũng không thể sát hại cốt nhục của mình”

Lời nói của ông nội khiến Trương Sinh Hữu cảm thấy yên tâm và có thể nói tường tận mọi chuyện. Cuối cùng ông dám mở miệng nói, và kể lại tỉ mỉ quá trình từ tiền kiếp là Điền Tam Ngưu đầu thai vào làm con cháu trong gia đình họ Trương. 

Từ chết đến sống, đầu thai mà không biết mình đã chết

Quận Mân nơi Điền Tam Ngưu sinh sống nằm trên một vùng cao nguyên. Hầu hết người dân trong thôn đều sống trong nhà hầm. Đây là kiểu nhà đục một cái hang có thể sinh sống qua nhiều thế hệ; cần thiết cũng có thể mở rộng và gia đình Điền Tam Ngưu cũng không ngoại lệ.

Năm Điền Tam Ngưu 30 tuổi, có một năm huyện Mân có mưa kéo dài thành thiên tai; cửa ra vào bị ngập nước. Ngay khi trời quang mây tạnh, anh liền đội mưa ra ngoài để xoay xở tìm đường ra cho cả nhà. Không ngờ vận rủi ập đến, cơn mưa kéo dài khiến đất sạt lở, và vùi lấp cướp đi sinh mạng anh. 

Điều kỳ lạ ở chỗ, khi đó Điền Tam Ngưu không biết mình đã chết; càng không biết đột nhiên đã đi tới âm phủ. Anh nhớ rằng mình đã gắng sức chui ra khỏi đống bùn đất và thực sự đã chui ra ngoài. Anh nửa mừng nửa lo chạy về nhà nhìn thấy vợ và mừng rỡ nói với cô ấy: “Hôm nay nguy hiểm quá; suýt chút nữa bị chết trong bùn đất; anh phải khó khăn lắm mới có thể thoát ra”.

Tuy nhiên, vợ anh vẫn như không nhìn thấy, không nghe thấy, không liếc anh tới một cái; trên mặt cũng không có chút phản ứng gì khiến Điền Tam Ngưu vô cùng tức giận. Anh quay sang thấy con trai bên cạnh, liền kể cho con những điều mình trải qua: “Vừa rồi rất nhiều bùn đất sụp xuống; giống như long trời lở đất! Cha phải đào rất nhiều bùn đất mới có thể thoát ra!”

Trong lúc hoang mang thì đã thấy đầu thai thành đứa trẻ

Tái sinh trong phật giáo; Tiền kiếp hậu kiếp; Tiền kiếp có hay không; đầu thai:
Tử vong rồi nhưng tưởng vẫn còn sống (ảnh Adobe Stock)

Tuy nhiên, cậu con trai trước mặt anh cũng không ngẩng đầu lên, không cả chào hỏi; và dường như không nghe thấy những lời anh nói. Vợ và con trai không để ý khiến Điền Tam Ngưu tức giận. Anh hậm hực giận giữ hồi lâu rồi quay lưng bỏ đi; không muốn ở ngôi nhà này nữa.

Điền Tam Ngưu trong lúc tức giận thì vô tình đi tới thành Bân. Sau đó lại tới danh lam thắng cảnh nổi tiếng hồ Minh Ngọc ở ngoại ô phía Đông. Khi đến bên cạnh hồ, thì xuất hiện trước mắt một cánh cửa nhỏ chặn anh lại. Lúc này anh dùng sức cố gắng lách ra ngoài cửa. Cũng không biết bao lâu, đột nhiên chen được người ra và cảm thấy đầu óc choáng váng, hoa mắt; một khung cảnh mịt mờ xuất hiện. Một lát sau, anh mở mắt ra và kỳ lạ phát hiện mình đang khóc oa oa. Đây chính là quá trình Điền Tam Ngưu từ sống đến chết lại đầu thai thành người. 

Ông nội đã giải thoát cho Trương Sinh Hữu khỏi chiếc xiềng xích ông tự mình mang vào; tới năm lên bảy ông mới mạnh dạn mở miệng nói chuyện. Tuy nhiên, ông không thích chơi đùa cùng trẻ con; mà có thể cười đùa thoải mái với những người trung niên khoảng 30 -40 tuổi. Ngoài ngoại hình và thể lực, Trương Sinh Hữu bảy tuổi thực sự giống như một người trung niên khoảng ba mươi tuổi. Dường như Điền Tam Ngưu khi chết đang sống trong thể xác của đứa trẻ lên bảy. 

“Bí mật” then chốt của kiếp trước và kiếp này

Sau khi Điền Tam Ngưu chết, thi thể của anh bị chôn vùi dưới đống bùn đất được tìm thấy và mai táng. Vợ con anh lo lắng và làm các thủ tục chịu tang chu tất. Sáu bảy năm sau, câu chuyện đầu thai được đồn đại lưu truyền ở huyện lân cận; nhưng vợ con anh không chấp nhận việc chồng và cha mình đầu thai; vì vậy hai bên không gặp nhau. 

Không lâu sau, một vụ kiện liên quan đến đất đai xảy ra giữa gia đình Điền gia và hàng xóm vì phân chia ranh giới đất đai không rõ ràng. Khi còn sống chỉ có Điền Tam Ngưu cất giữ giấy tờ nhà đất; đột nhiên anh qua đời nên nơi cất giữ của những giấy tờ này cũng thành điều bí ẩn. Em rể của anh đề nghị với con trai anh: 

“Mọi người ở thành Mân đều đang nói, cậu bé sinh ra đã biết nói họ Trương ở hồ Minh Ngọc là do cha cháu đầu thai. Nếu cậu ấy thực sự là cha cháu đầu thai thì sẽ biết nơi cất giữ giấy tờ đất. Giả sử khi hỏi cậu ta nơi cất giữ mà không trả lời được thì lời đồn thổi sẽ tự biến mất”. 

Em rể tìm đến nhà họ Trương và gặp một đứa bé khoảng bảy tám tuổi đang đứng ngoài cửa; từ xa đã nghe thấy cậu bé nói: “Cậu chẳng phải là em rể của ta đó sao? Sao hôm nay lại rảnh rỗi mà tìm tới đây?” Trương Sinh Hữu mỉm cười rạng rỡ vẫy tay chào. 

Ly kỳ chuyện đầu thai: Vừa sinh ra đã có thể nói chuyện
Vùng cao nguyên Hoàng Thổ (ảnh Epoch Times)

Câu chuyện đầu thai được chứng thực

Vị khách vô cùng kinh ngạc; câu chuyện luân hồi chuyển sinh mà anh chỉ được nghe nói dần dần được loại bỏ lớp áo bí ẩn bên ngoài. Sau khi nói ra mục đích đến tìm, anh thấy Trương Sinh Hữu trả lời không chút do dự: “Cậu đang hỏi về giấy tờ nhà đất của chúng ta à? Có đấy, trước đây anh để nó ở trong một khe đá ở góc của nhà hầm. Giờ đã bảy, tám năm rồi không biết có còn ở đó không?”

Gia đình họ Điền tìm thấy giấy tờ nhà đất theo chỉ dẫn của Trương Sinh Hữu. Cả nhà trên dưới đều vừa ngạc nhiên vừa vui mừng; hồi tưởng lại khi đào được xác chết từ trong bùn đất, tất cả giống như một giấc mơ. Rốt cuộc cái gì là thật? Cái gì mới là ảo? 

Sau đó Điền gia tìm tới nhà hầm của họ Trương, trong nước mắt trùng phùng đoàn tụ cùng cậu bé Trương Sinh Hữu tám tuổi; nói rằng họ muốn đưa cậu bé về để báo hiếu. Được ông nội và cha mẹ đồng ý, Trương Sinh Hữu về sống ở Điền gia. 

Con trai con gái của Điền Tam Ngưu đều đã hơn hai mươi tuổi, vợ anh đã trung tuổi. Trương Sinh Hữu trong thể xác một đứa trẻ tám tuổi làm chồng, làm cha một thời gian dài nhưng dường như vẫn không hòa hợp; cuối cùng anh chọn về làm đứa trẻ nhà họ Trương. Khi đi học, đôi khi anh vẫn qua lại cả hai nhà và đều được chào đón. 

Theo Epoch Times