Một đời người phụ nữ không chồng
Vì hoàn cảnh, vì cuộc sống sinh nhai, vì tính tình nhút nhát hay vì cao số mà cô không lấy chồng. Cuộc sống người phụ nữ không chồng ấy cuối cùng ra sao?
Nội dung chính
Vừa làm osin vừa làm công nhân
Sinh ra trong một gia đình nghèo ở nông thôn, bố lại mất sớm, mình mẹ lam lũ nuôi năm con, Nguyễn Thị Nháng (xã Thanh Giang, huyện Thanh Bình, Hải Dương) là chị cả. Không được học hành nhiều, Nháng phải lao động vất vả từ sớm. Khi các bạn cùng trang lứa được đi học thì Nháng phải đi làm… Năm 19 tuổi, người chú xin cho Nháng lên Hà Nội, làm osin. Nói là osin nhưng Nháng phải làm mọi việc cho gia đình chủ. Vì nhà chủ làm kinh doanh nên ngoài việc cơm nước, dọn dẹp, Nháng phải phụ mọi người làm tất cả mọi công việc. Nào dọn hàng, bốc vác, thu mua, chạy hàng…công việc không ngừng tay.
Làm cho nhà chủ được 3 năm, gia đình họ xin cho Nháng làm công nhân tại nhà máy Dệt kim Đông Xuân. Nháng làm ở bộ phận in hoa, công việc vừa bấp bênh, lương thấp. Sau lúc làm ca ở công ty, thời gian còn lại Nháng phụ giúp gia đình nhà chủ. Mất thời gian dài, khi cô chủ ý kiến, cần tính giờ làm để trả lương, lúc đó Nháng mới được nhà chủ trả tiền lương. Tuy là có lương hai nơi, nhưng đồng lương lúc đó bèo bọt, chẳng đáng là bao. Trong suốt 30 năm đi làm, Nháng không biết mình có dư bao nhiêu tiền, chỉ biết rằng mình dành dụm gửi từng khoản tiền về quê, em trai xây được căn nhà một tầng đổ mái và có được sổ lương hưu. Vậy là lớn lao lắm rồi!
Tuổi xuân qua đi không trở lại
Dù là độ tuổi còn xuân, làm ở môi trường có đàn ông nhưng Nháng không biết mình vô duyên hay không mà chẳng có chàng trai nào tán tỉnh hay để mắt tới. Ngày qua ngày, hết công việc ở nhà máy đến mọi việc trong gia đình nhà chủ, Nháng không có thời gian rảnh cho riêng mình. Nhiều lúc cô muốn nghỉ ngơi, muốn đi chơi nhưng bản tính nhút nhát, nghĩ rằng: ‘Nhà chủ bận như vậy, mình đi chơi sao được’.
Ở nhà người ta đâu giống như nhà mình, phải lệ thuộc nhiều điều. Nháng cũng không vượt qua được chính mình. Cô chấp nhận và buông xuôi số phận. Cứ như thế, tuổi xuân âm thầm trôi đi không trở lại. Cô bị cuốn trong guồng quay công việc, cứ từ sáng tinh mơ đến tối khuya; quay quắt như thế hết ngày này sang ngày khác.
Có một người quý mến cô đã giới thiệu cho đám này đám khác. Nói rằng: ‘Chị giới thiệu, đưa em lên gặp họ, việc còn lại tự do hai đứa.’ Nhưng cô đã không đi, có thứ gì đó khiến cô ngại ngùng, thờ ơ. Rồi mọi thứ lại trôi đi.
Bỏ lỡ cơ duyên, tại mình hay tại số phận?
Khi Nháng ngoài 30 tuổi, có chị cùng làm công ty, quen một người đàn ông lớn tuổi đi Tây về làm mai mối cho cô. Chẳng biết hoàn cảnh của họ thế nào, cô không hỏi, không í ới gì, cũng chẳng gặp mặt. Một hôm, khi cô đang nấu cơm, người nhếch nhác thì người này đến chơi. Mọi người gọi cô vào tiếp chuyện, cô ngại không vào. Họ đợi mãi, rồi chủ động ra chào cô. Có thể ông Tơ bà Nguyệt đã không se duyên nên sau cái nhìn ấy họ đã không thành đôi.
Thời gian lại trôi đi gần 10 năm nữa. Khi Nháng ngoài 40 tuổi, lại có một đám giới thiệu. Một cán bộ quân đội đã nghỉ hưu, không biết thuộc ngành gì nhưng lương không cao như mọi người. Vợ của anh đi Tây không về. Hai người tiếp xúc một thời gian. Khi cô đến chơi nhà anh chị em của anh, cô thấy thái độ của họ có vẻ không thích. Nháng chủ động nói: ‘Nếu mình không đến được với nhau, em cũng không luyến tiếc, cũng không quan trọng đâu. Nếu gia đình anh cảm thấy em không hợp thì chúng ta không gặp nhau nữa. Anh không vượt qua được rào cản gia đình thì chúng ta nên thôi’. Anh ấy đáp rằng: ‘Gia đình anh phức tạp lắm.’ Mối tình của cô chỉ bén rễ được đến đó.
Quá lứa rổ rá ghép lại nhưng không thành
Thời gian lại trôi đi, khi cô ngoài 45 tuổi, lại có người giới thiệu. Vẫn là người đàn ông lớn tuổi đi Tây về, sau nhiều năm ông ấy vẫn chưa lấy ai. Bà mối nói: ‘Ông ấy chẳng lấy ai, thôi hai người về ở với nhau, tuổi già có người nương tựa.’ Đắn đo cô nghĩ: ‘Từng ấy năm không lấy ai, chắc có vấn đề gì. Ngoài 30 tuổi, mình không lấy, giờ già rồi lấy làm gì đây, thôi chẳng lấy chồng làm gì nữa…’ Cô Nháng lại bỏ qua cơ hội ấy.
Năm 2020, rời bỏ nơi cô sinh sống và làm việc hơn 30 năm; nơi đã chôn vùi tuổi thanh xuân, khi tóc đã luống bạc, cô trở lại quê nhà, sống cùng mẹ già. Nhiều người lại giới thiệu cho cô người đàn ông mất vợ, làm ruộng, gia đình tử tế. Mẹ cô bảo: ‘Lấy người vợ mất về không dễ sống đâu. Người mất thiêng lắm, không để yên đâu, dễ bị kéo đi, không biết có ở được không rồi lại khổ.’ Cô cũng nghe kể nhiều câu chuyện như thế. Cô đắn đo: ‘Lấy chồng mà chẳng sinh con, lúc người ta mất mình lại quay về nhà mình…’
Vài năm lại trôi đi, có người lại đến giục: ‘Chị đến góp gạo, thổi cơm chung mà vui với nhau tuổi già.’ Lần này cô cương quyết: ‘Chị không lập gia đình nữa, bảo anh ấy tìm người khác.’ Từ đó, ai giới thiệu cô cũng gạt phắt đi, nói: ‘Tôi ở nhà chăm sóc mẹ già, khi lớn tuổi sẽ dựa vào các cháu…’
Người phụ nữ không chồng: một đời oán trách, tủi phận
Nháng là người nhút nhát, hiền lành và tự ti. Ở nhà người ta, cô sợ đủ thứ: sợ người ta nói, sợ đủ kiểu. Nhiều lúc muốn đi chơi một mình nhưng lại không dám. Bạn bè kích bác đến tận tâm can cô, để cô nhìn ra vấn đề mà thay đổi bản thân nhưng cô lại không làm được.
Công việc chiếm mất nhiều thời gian, nhiều lúc mệt mỏi, cô thấy thật khổ. Người gầy yếu từ bé, nay lại làm nhiều, tư tưởng không thoải mái, bệnh tật cũng “tìm đến”. Cô thường xuyên phải đi kiểm tra sức khỏe, phải uống thuốc. Tính tình vốn cố chấp, cục cằn nay lại càng nóng nảy, khó tính hơn. Nhìn bạn bè, ai cũng khỏe mạnh, kinh tế khá giả, công việc ổn định…còn mình thì kém cỏi. Nhiều lúc cô chỉ biết khóc…
Cô oán trời oán đất, than thân trách phận, trách bố mẹ sinh ra mình vào giờ xấu nên cả đời đau khổ. Người ta khổ nhưng vẫn còn mặt nào đó cứu lại nhưng cô chẳng được mặt nào. Ngoại hình không ưa nhìn, không có điều gì may mắn, làm gì khó khăn đấy, suốt đời chịu thiệt…
Nhưng có lẽ trời cao đã thấu hiểu và an bài tất cả. Cô chịu khổ không phải vô duyên vô cớ. Con đường cô đi ở kiếp này phải là như thế, bởi cô cần hoàn trả tất cả những gì đã mắc nợ ở những kiếp nhân sinh trước.
Bước vào tu luyện Đại Pháp
Năm 2016, trong lúc sức khỏe không tốt, tinh thần mệt mỏi, trạng thái chán chường, cô được một người dì giới thiệu môn Pháp Luân Công. Dì nói về vẻ đẹp của môn tu luyện này và nói rõ: ‘Nếu con tu luyện môn này, chiểu theo sách mà làm có thể khỏi bệnh.’ Nhưng vì chưa biết tu luyện thế nào, lúc đó công việc nhiều, nên cô chưa bước vào tu luyện.
Giữa năm 2017, từ khi có sách, có đài, được tham gia cùng mọi người nên cô đã đặt tâm tu luyện. Đọc những Pháp lý mà Sư phụ Lý giảng, giờ cô mới hiểu ra nỗi khổ cuộc đời mình là do đâu. Khổ đau hay hạnh phúc hóa ra không phải kiếp này mà định đoạt. Cổ ngữ có câu rằng: “Muốn biết chuyện đời trước, xem sự hưởng đời nay; muốn biết chuyện đời sau, xem việc làm kiếp này.” Muốn thay đổi được vận mệnh của mình chỉ có tu luyện. Cuộc đời của cô Nháng đã thay đổi tốt đẹp kể từ ngày bước trên con đường tu luyện.
Những cọ xát ma luyện tâm tính
Có những lúc cô bất bình trong tâm vì bà chủ đối xử không công bằng. Cô nghĩ: “Bà chủ không tốt với tôi, thiên vị bạn đồng nghiệp, tôi làm nhiều hơn bạn mà lại được hưởng ít… Tôi thấy bất công, bực tức, tôi rất khó chịu với bà chủ, ghen tỵ với đồng nghiệp. Thật sự trong tâm tôi khi ấy thật khổ, thật mệt, ăn không ngon ngủ không yên.”
Nhờ học Pháp, tu tâm, cô hiểu ra đó là tâm tranh đấu và tật đố. Là người tu luyện, nếu thấy đồng nghiệp được lợi hơn nên mừng cho bạn. Cô hiểu ra đây là cơ hội cho mình đề cao tâm tính. Rồi những mâu thuẫn với người thân lại không ngừng xuất hiện. Cô nhận ra những điều không phù hợp với Pháp và cô phải thay đổi chính mình.
Khi buông bỏ được nhân tâm, cô thấy thanh thản trong lòng. Cô đặt quyết tâm tu Thiện, tu Nhẫn. Đối với anh trai, em trai cô không giận, bỏ qua tất cả. Quan hệ anh trai, em trai quay về hòa thuận như xưa. Việc chăm sóc mẹ càng ngày càng vất vả hơn, cô đảm nhận tất cả mà không kêu ca, phàn nàn.
Niềm vui của người phụ nữ không chồng
Nhờ hàng ngày luyện 5 bài công pháp của Pháp Luân Công, sức khỏe cô Nháng thay đổi mỗi ngày. Trước cô gầy yếu, nay thân thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào. Cô không còn lo lắng đến vấn đề y tế.
Nỗi buồn cô đơn, trống trải của kiếp người phụ nữ không chồng đã được lấp đầy bằng những giờ học Pháp. Cô tìm thấy niềm vui trong Pháp khi cô đã thấu hiểu cõi nhân sinh. Tình tình cô giờ an hòa, vui vẻ, lạc quan.
Cuộc sống mỗi ngày trôi qua với cô bây giờ là sự thanh thản và bình yên. Mỗi sáng cô dậy sớm luyện công, rồi chăm sóc mẹ già. Đến bữa cô nấu cơm cho cả gia đình nhà em trai, anh trai cùng ăn. Cô chăm sóc người thân bằng tất cả tấm lòng của mình. Còn thời gian cô dành học Pháp, chia sẻ cùng mọi người.
Thời gian trôi đi thật nhanh, mỗi ngày với cô là một ngày ý nghĩa vì cô đang thường hằng đi trên con đường tu luyện. Tìm về với Phật Pháp, được Thần Phật che chở, dẫn độ, đó là niềm hạnh phúc nhất của sinh mệnh.
Cô cảm tạ hết lòng Đại Pháp, đến Sư phụ Lý đã ban cho cô cuộc đời mới. Ánh sáng cuối con đường đã giúp người phụ nữ không chồng tìm thấy ý nghĩa sống cho cuộc đời đơn côi. Cô biết mình cần phải tu luyện thật tốt, mới xứng là người tu luyện Đại Pháp.
Cô Nháng sẵn lòng chia sẻ thêm với quý độc giả. Số điện thoại của cô: 086 9388318.
Xem thêm: