Thiếu nợ dù ít dù nhiều cũng nhất định phải hoàn trả. Nhân quả luân hồi công bằng, kiếp này trả chưa xong thì kiếp sau phải đầu thai thành trâu bò để trả nợ.

Đầu thai thành bò để trả nợ

Trong năm Vạn Lịch triều đại nhà Minh, có một người lái đò ở Thái Nguyên (Trung Quốc) tên là Vương Ngạn Tu. Người này đã vay một lượng tám tiền từ một phú ông. Tuy nhiên, chưa kịp trả tiền thì người này đã qua đời.

Một ngày nọ, phú ông bất chợt nhìn thấy Vương Ngạn Tu với chiếc thắt lưng màu trắng bước vào trong chuồng bò. Một lát sau thì có người vào báo với ông rằng con bò của ông đã sinh được một chú bê con. Phú ông đi vào xem thử thì thấy chú bê con có một vân trắng quấn ngang bụng.

Sau khi bê con lớn lên, phú ông nói người chăn bò đem con bò ra chợ bán; còn dặn rằng chỉ được  bán một lượng tám tiền. Trên đường đi, người chăn bò gặp một người đồ tể (người làm nghề giết mổ gia súc) họ Hà. Người họ Hà đã mua con bò đúng với mức giá mà phú ông đưa ra.

Nhân quả luân hồi; Nhân quả luân hồi nghiệp báo; Nhân quả luân hồi có thật
Trong lục đạo luân hồi thì con người có thể chuyển sinh thành động vật (ảnh Facebook)

Sau đó, một người nông dân nhìn thấy con bò rất khỏe mạnh, vì vậy đã mua lại nó với giá hai lượng sáu từ người họ Hà. Con bò này cày ruộng rất tốt và không cần người chăm sóc. Một ngày nọ, con bò đột nhiên lăn ra chết dưới núi đá không rõ nguyên nhân; người nông dân vô cùng tiếc nuối.

Nhân quả luân hồi công bằng

Không lâu sau, người nông dân biết được con bò được bán từ nhà phú ông; anh liền đi với người họ Hà đến nhà phú ông để hỏi tại sao lại chỉ bán với giá một lượng tám tiền. Phú ông nói: “Con bò này chính là Vương Ngạn Tu. Anh ta chỉ nợ tôi một lượng tám tiền”.

Người họ Hà nghe vậy thì chợt hiểu ra: “Vương Ngạn Tu mua thịt nợ tôi tám tiền, vậy mà tôi bán lại con bò với giá cao hơn tám tiền”.

Kinh phật nhân quả luân hồi; Luân hồi chuyển kiếp; Luân hồi chuyển thế
Nhân quả báo ứng công bằng (ảnh zillow)

Người nông dân cũng bỗng nhiên tỉnh ngộ nói: “Tôi nợ tiền Vương Ngạn Tu vẫn chưa trả, bây giờ thì coi như trả xong rồi”.

Vậy mới hay, thiếu nợ người khác dù ít hay nhiều thì cũng phải hoàn trả. Nhiều người tham lam tìm mọi cách mà chiếm lợi từ người khác; có biết đâu luật nhân quả không trừ một ai, kiếp này không trả thì kiếp sau cũng phải trả.

Nợ một đồng tiền muối phải đầu thai làm trâu trả nợ

Lại có một câu chuyện khác kể rằng, ngày xưa ở nước Kế Tân có hai anh em trai, người anh xuất gia tu hành chứng đắc quả vị A La Hán; còn người em ở nhà làm ăn buôn bán. Người anh thường xuyên khích lệ người em hành thiện tích đức, nghe theo lời Phật dạy; không những bây giờ đắc phúc báo mà tương lai có thể đầu thai đến nơi tốt.

Người em luôn trả lời rằng: “Anh à, bây giờ anh xuất gia rồi, đừng xen vào việc thế tục nữa. Em còn phải chăm lo cho vợ con; ruộng đất, tài sản, tiền bạc cần phải có. Em có bao nhiêu việc phải xử lý như thế, anh đừng lãng phí thời gian thêm nữa!”

Về sau người em mắc bệnh qua đời, đầu thai thành một con trâu; ngày nào cũng phải chở muối vào thành cho chủ. Người anh từ trong thành đi ra gặp phải thì biết đó là em của mình đầu thai mà thành; liền tiến tới nói với nó mấy lời, con trâu nghe xong thì đau thương mà khóc không dừng.

Vòng luân hồi chuyển kiếp; Đầu thai chuyển kiếp; Đầu thai là gì; Đầu thai có thật không
Đầu thai thành trâu để trả nợ (ảnh Tonyinthailand)

Người chủ của con trâu thấy lạ mới hỏi: “Ông nói câu gì mà sao lại khiến con trâu của tôi buồn phiền khổ sở như thế?”

Người anh trả lời: “Con trâu này kiếp trước là em trai của tôi. Trước đây vì mua thiếu của ông một đồng tiền muối nên bây giờ phải đầu thai thành trâu, giúp ông làm việc để hoàn trả nợ nần”.

Chỉ vì một chút nợ nần mà phải đầu thai thành trâu bò để trả nợ, mới hay nhân quả luân hồi thật công bằng.

Tổng hợp