Nữ y tá có thể ‘ngửi’ được mùi của bệnh Parkinson
Một nữ y tá ở Anh có thể ngửi được mùi của người bệnh Parkinson. “Siêu năng lực” của cô cũng đã được các nhà khoa học xác nhận.
- Chuyện lạ có thật: Cá nói tiếng người?
- Tham lam tiền từ thiện chịu báo ứng – Ngẫm về công đức khi làm từ thiện
Một số người bẩm sinh đã có khứu giác nhạy bén và luôn có thể ngửi thấy mùi đặc biệt, đó là trường hợp của một y tá ở Anh. Cô không chỉ có khứu giác nhạy bén mà còn có thể ngửi thấy mùi của người mắc bệnh Parkinson với tỷ lệ chẩn đoán có thể lên đến 100%.
Nội dung chính
Khứu giác nhạy cảm
Năm 2015, BBC đưa tin, một nữ y tá người Anh đã nghỉ hưu tên là Joy Milne cho biết, cô nhận thấy chồng mình Les có mùi lạ nhiều năm trước khi được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson.
Ban đầu cô nghĩ đó là mùi do chồng mình chưa tắm hay chưa đánh răng. Vài năm sau, khi cùng chồng đến buổi gặp mặt bệnh nhân Parkinson, Joy nhận thấy những bệnh nhân khác cũng có mùi đặc biệt này. Lúc ấy, cô mới nhớ rằng mùi mà cô bắt đầu ngửi thấy nhiều năm trước có liên quan đến bệnh Parkinson. Không lâu sau đó, cô bắt đầu làm việc với các nhà nghiên cứu để xem điều đó có đúng không.
Khứu giác của Joy từ trước đến nay rất nhạy bén. Trong siêu thị cô luôn phải tránh khu trưng bày xà phòng thơm, mỹ phẩm, vì những mùi đó khá khó chịu với cô. Joy đã ngửi thấy mùi lạ của chồng mình nhiều năm trước khi mắc bệnh. Khi cô phát hiện ra rằng chồng mình và những bệnh nhân Parkinson khác có mùi tương tự nhau, cô mới tin chắc rằng bệnh nhân Parkinson thực sự có mùi giống xạ hương.
Tỉ lệ chính xác 100%
Nói chung, bệnh Parkinson được chẩn đoán bằng các triệu chứng, chẳng hạn như run hoặc cử động khó khăn, khi các triệu chứng xuất hiện có nghĩa là não đã bị tổn thương không thể phục hồi. Các nghiên cứu trước đây phát hiện, bệnh nhân ung thư phát ra một mùi đặc biệt mà chó sau khi trải qua huấn luyện có thể ngửi thấy. Bởi vậy, khi các nhà khoa học nghe về trải nghiệm của Joy, họ đã quyết định tiến hành nghiên cứu chuyên sâu, với hy vọng trợ giúp các bác sĩ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson.
Tilo Kunath, một nhà thần kinh học tại Đại học Edinburgh, người chuyên nghiên cứu về bệnh Parkinson. Tilo Kunath đã chọn 12 đối tượng thử nghiệm, 6 người mắc bệnh Parkinson và 6 người không mắc bệnh, trong 1 ngày, những người này được mặc quần áo có mã hoá. Bằng cách ngửi mùi của những bộ quần áo này, Joy cho biết ai mắc bệnh Parkinson và ai không mắc bệnh.
Joy phát hiện ra rằng, những mùi đặc biệt đó tập trung ở phần lưng trên. Điều khó tin nhất là ở nhóm đối chứng không bị mắc bệnh, Joy phát hiện ra rằng một trong số họ có mùi này. Ban đầu, các nhà nghiên cứu cho rằng cô đã nhầm. Tuy nhiên, sau 8 tháng, người đàn ông đó được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson, tương đương với tỉ lệ chính xác của bài kiểm tra Joy là 100%.
“Mùi” của bệnh Parkinson
Perdita Barran, một nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester, Vương quốc Anh, ông quyết tâm hợp tác với Kunath và Joy để xác định các chất chính gây ra mùi của bệnh Parkinson. Nhóm nghiên cứu đã phân tích mẫu của 43 bệnh nhân Parkinson và 21 người không mắc bệnh. Kết quả phát hiện ra rằng, mức độ của 4 thành phần trong khí hóa mồ hôi của bệnh nhân Parkinson hoàn toàn khác biệt so với nhóm không mắc bệnh, đó là các chất eicosane, axit hippuric, octadecanal và perillaldehyde. Sau khi Joy xác định được, hỗn hợp thành phần của 4 hợp chất này phù hợp với mùi phát ra của bệnh nhân Parkinson.
Trong thời gian tới, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành một nghiên cứu lớn để phân tích chất nhờn của hơn 1.000 bệnh nhân Parkinson và hàng trăm người khỏe mạnh để xác định độ tin cậy của xét nghiệm. Kết quả nghiên cứu này sẽ mở ra một phương pháp chẩn đoán bệnh Parkinson mới, thông qua phương pháp không xâm lấn, giúp các bác sĩ nhanh chóng xác định đối tượng có mắc bệnh Parkinson hay không, đồng thời người bệnh cũng có thể dùng thuốc sớm nhất để giảm triệu chứng.
Hiện tại, ngoài việc tham gia nghiên cứu liên quan đến bệnh Parkinson, Joy cũng đang hợp tác với các nhà nghiên cứu khác để sử dụng khứu giác nhạy bén của mình nhằm hỗ trợ cho các nghiên cứu về chẩn đoán bệnh lao, bởi cô còn có thể ngửi thấy mùi “mùi hăng” của bệnh lao.
Cái chết cũng có “mùi vị”
Ngoài mùi dịch bệnh, truyền thông nước ngoài trước đây từng đưa tin một phụ nữ ở Australia tên là Ari Kala tuyên bố có thể ngửi thấy “mùi tử thần”, và dự đoán chính xác ngày người khác qua đời.
Ngoài ra, trong viện dưỡng lão ở Mỹ còn có chú mèo thiên thần Oscar có thể dự đoán cái chết. Độ chính xác khi dự đoán thời gian chết của bệnh nhân còn tốt hơn cả lời dự đoán của bác sĩ. Chú mèo sẽ luôn có mặt trong vòng vài giờ trước khi bệnh nhân qua đời, lặng lẽ nhảy lên góc giường, nép vào bên cạnh bệnh nhân chợp mắt ngủ. Vì vậy, chỉ cần nhân viên nhìn thấy vị trí ngủ trưa gần nhất của Oscar, họ có thể liên hệ với người nhà bệnh nhân, chuẩn bị trước các công việc liên quan.
Theo Vision Times