Một người chỉ khi dám dũng cảm nhìn quay đầu nhìn lại bản thân mới có thể đón nhận tương lai tốt đẹp hơn. Hãy lùi một bước, buông tâm tranh đấu xuống, tĩnh tâm nghĩ lại tìm kiếm chỗ thiếu sót của mình. Như vậy những gì được làm sau này sẽ được làm tốt hơn.

Câu chuyện Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược

Trương Quả Lão là một trong vị Tiên luôn cưỡi lừa ngược trong Bát Tiên truyền kỳ. Tương truyền, con lừa đó không ăn cỏ cũng không uống nước. Khi hoàng hôn, Trương Quả Lão vỗ vỗ vào nó và nó biến thành giấy. Sau đó ông mang cất đi. Hôm sau, ông lại lấy tờ giấy con lừa ra khỏi túi. Ông thổi lên, nó lại biến thành một con lừa sống.

Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược chính là để điểm hóa cho con người đời sau, hy vọng mọi người có thể hiểu được dụng ý của ông mà tìm lại bản tính thiện lương của mình
Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược chính là để điểm hóa cho con người đời sau, hy vọng mọi người có thể hiểu được dụng ý của ông mà tìm lại bản tính thiện lương của mình ( ảnh: Trí Thức VN).

Tại sao ông lại có sở thích cưỡi lừa ngược? Bởi ông hiểu rằng những việc tưởng như là đang tiến về phía trước nhưng thực ra lại là đi ngược lại. Còn việc lùi lại phía sau thực ra chính là tiến về phía trước.

Ông cũng nhận ra rằng xã hội nhân loại có tiến bộ hay không là nằm ở đạo đức. Nếu như đạo đức xuống dốc chính là nói rõ nhân loại đang dần dần thoái lùi.

Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược cũng có ý nhắc rằng con người thường xuyên ngoảnh đầu lại nhìn lại những sự việc đã phát sinh để rút ra kinh nghiệm. Ghi nhớ bài học giáo huấn, tránh phạm phải sai lầm.

Nhìn lại 1000 năm sau qua cái nhìn của cao nhân

Theo ghi chép trong Bát Tiên đắc đạo truyện của Vô Cấu thời Thanh: Những năm cuối đời nhà Đường, Trương Quả Lão tình cờ gặp Trương Đạo Lăng. Hai cao nhân đàm đạo nhiều điều trong trời đất.

Trương Quả Lão nói: “Một nghìn năm sau, xã hội sẽ xuất hiện hiện tượng, quan không lo việc nước, chỉ biết nhận hối lộ. Mọi việc đều dựa vào hối lộ là được giải quyết. Việc đút lót không còn lén lút nơi tối tăm, đúng là trở thành ma quỷ bóc lột dân. Trong dân chúng, hiếu đạo mất đi, phóng túng dâm loạn khởi xướng. Người người chỉ lo cầu lợi cho mình, không kể gì đến liêm sỉ, lễ nghĩa nữa”.

Một dịch bệnh có thể được giới hạn trong một không gian; Tuy nhiên, nếu nó lây lan sang các quốc gia hoặc châu lục khác và ảnh hưởng đến số lượng lớn người dân người dân mắ bệnh, nó có thể được gọi là một đại dịch.
Khi đạo đức xã hội xuống cấp, kèm theo nó là ôn dịch để cảnh tỉnh thế nhân (ảnh: pixabay).

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử giảng: “Phu vật vân vân, các phục quy kỳ căn‘ dịch nghĩa: ‘Vạn vật trùng trùng đều trở về cội’. Trở về cội rễ là tĩnh, tĩnh là phục mệnh, phục mệnh tức là trường cửu. Con người tại thế gian có vội vã tới đâu, chỉ cần không quên nguồn gốc mới có thể biết mình quay về đâu. 

Sống nơi thế gian được mệnh danh là “thùng thuốc nhuộm” khó tránh khỏi có lúc gặp phải các dạng các loại cám dỗ. Có người đi tới giữa đường thì chạy về lối rẽ. Có người vì không nghe không thấy mê mờ mà đi lầm đường lạc lối.

Bố Đại hòa thượng: Lùi bước chính là tiến lên

Người xưa thường quan niệm “Lùi một bước biển rộng trời cao“. Trong một bài thơ của mình, Bố Đại hòa thượng, vị cao tăng nhà Hậu Lương thời Ngũ Đại từng nói: “Tay đem mạ xanh cắm đầy ruộng, cúi đầu liền thấy trời trong nước; Sáu căn thanh tịnh mới là Đạo, lùi bước hóa ra lại hướng lên”. 

Câu thơ ý muốn nhắn nhủ: Từ chỗ gần có thể thấy được xa, lùi lại có thể xem là tiến lên. Người ta thường có khuynh hướng: Nhìn thấy chỗ cao không nhìn thấy nơi thấp, nhìn cầu xa không cầu gần. Người nào có học vấn hơn, sẽ có thái độ khiêm nhường. Khi khiêm tốn quay đầu nhìn lại bản thân, mới có thể thật sự nhận thức thế giới và chính mình. 

Nếu một người không thể nhận ra vị trí của chính mình và đánh giá quá cao sức mạnh của bản thân, người đó sẽ không tiến xa được.

Trịnh Bản Kiều và trải nghiệm “quay đầu nhìn lại”

Một năm nọ, Trịnh Bản Kiều đến núi Vân Phong ở Lai Châu, tỉnh Sơn Đông để xem “Trịnh Văn Công bia”. Ông đã ở trong nhà một vị Nho gia già trên núi.

quay đầu nhìn lại
Trịnh Bản Kiều là văn nhân có cốt cách rất cao, chính trực thiện lương, kiên trì chính nghĩa (ảnh: Miền công cộng)

Trong nhà có một nghiên mực kích thước to bằng một cái bàn vuông. Nó được làm bằng đá nhẵn nhụi, chạm khắc tinh xảo. Trịnh Bản Kiều hết lời khen ngợi. Thấy thế, vị Nho gia già nhờ ông đề chữ lưu niệm trên đó và ông đồng ý.

Ông vung lên một nét bút lớn viết bốn chữ “Nan đắc hồ đồ” và lấy con dấu vuông có khắc “Khang Hy tú tài, Ung Chính cử nhân, Càn Long tiến sĩ”. Ông đắc ý đóng lên trên. 

Sau đó, thấy nghiên mực vẫn còn chỗ trống, Trịnh Bản Kiều nhờ ông lão viết lời tựa. Ông lão viết: “Được mỹ thạch đã khó, được ngoan thạch càng khó hơn. Từ mỹ thạch trở thành ngoan thạch càng khó. Mỹ ở trong, ngoan ở ngoài, ẩn dấu người Lư Châu, không vào cánh cửa quý báu“. Sau khi viết xong lấy dấu vuông ra đóng. Tới lúc này Trịnh Bản Kiểu mới biết vị nho gia là một vị quan cao về ở ẩn. Đột nhiên cảm thấy xấu hổ về sự kiêu ngạo của mình.

Ông vội vàng cầm bút viết thêm một đoạn: “Thông minh đã khó, hồ đồ càng khó hơn. Từ thông minh chuyển thành hồ đồ lại càng khó. Lùi một bước, lập tức tâm an, không mưu cầu báo danh sau này”.

Quay đầu nhìn lại là một loại trí huệ

Câu chuyện về Trịnh Bản Kiều cho thấy: Một người sống cả đời nhận ra vị trí của bản thân và nhìn rõ trạng thái của mình quan trọng hơn là làm việc một cách mù quáng. Trên con đường thành công, có con chim có thể bay trước, những con chim bất khả chiến bại có thể bị tụt lại phía sau.

quay đầu nhìn lại là trí huệ
Quay đầu nhìn lại để thấy thiếu xót của bản thân, tự hoàn thiện mình để trở nên tốt hơn (ảnh: ybox)

Cuộc sống cần hướng về phía trước, bởi nơi đó có thể dự báo hy vọng. Kiếp nhân sinh này cũng cần học cách quay đầu nhìn lại. Bởi như vậy bạn mới có thể sáng tỏ thông suốt; quay đầu nhìn lại, để không quên đường về.

Chỉ khi hiểu rõ về bản thân thì con người ta mới có thể hiểu rõ được hướng đi của mình, mới không quá mơ tưởng viển vông; không coi thường bản thân, kiên định vững vàng từng bước trong cuộc sống.

Có những lúc, nhượng bộ hoặc lùi bước vốn không phải tiêu cực hoàn toàn. Trái lại là thay đổi tiến bộ một cách tích cực. Hãy lùi một bước, buông tâm tranh đấu xuống, tĩnh tâm nghĩ lại tìm kiếm chỗ thiếu sót của mình.

Như thế, trạng thái tinh thần sẽ trở nên bình tĩnh và an hòa. Cảnh giới của sinh mệnh cũng sẽ theo đó nâng cao. Trên bước ngoặt cuộc đời người hiểu được “lấy lùi làm tiến, quay đầu nhìn lại”, được gọi là người có trí huệ.

Theo Aboluowang