Sau hơn 3 năm kể từ ngày xảy ra vụ án đổ bê tông xác người ở Bình Dương, vẫn còn một hiểu lầm về Pháp Luân Công ở Việt Nam mà chúng ta nên chăng cần suy xét.

Vụ án đổ bê tông xác người ở Bình Dương được phát hiện vào tháng 5 năm 2019, đến nay đã qua hơn 3 năm. Vụ án gây rúng động một thời này đã được xét xử và kết thúc vào cuối năm 2021, với bản án tử hình dành cho bị cáo Phạm Thị Thiên Hà; 3 đồng phạm còn lại là Nguyễn Ngọc Tâm Huyên, Trịnh Thị Hồng Hoa, Lê Thị Phương Thảo lần lượt nhận mức án là 19 năm, 13 năm và 22 năm tù.

Theo cáo trạng, tình tiết gây án đáng sợ đã khiến người ta không khỏi ám ảnh về vụ án này; hai người bị hại là nạn nhân vì mâu thuẫn trong “tu luyện”.

Hiểu lầm về Pháp Luân Công; Những hiểu lầm về Pháp Luân Công
Vụ án được xét xử kín (trái) và khối bê tông chứa thi thể (phải) (ảnh: NTDVN)

Điều kỳ lạ ở đây là các bị cáo hoàn toàn không còn liên quan đến Pháp Luân Công, mà đã “tu tập” theo một phương pháp mới do bị cáo Hà tự nghĩ ra, nhưng vẫn bị rất nhiều người hiểu lầm là họ tu luyện Pháp Luân Công.

Về phương pháp tu luyện của nhóm người này, Báo điện tử VTV News (vtv.vn) đưa tin rằng: “Khởi đầu, cả nhóm luyện Pháp Luân Công, sau đó, Hà đã nghiên cứu nhiều tài liệu triết học, truyện ‘Phong thần diễn nghĩa’; các tác phẩm tiểu thuyết của Dan Brown như ‘Mật mã Davinci’, ‘Hỏa ngục’… thậm chí cả bộ truyện Harry Potter… để cuối cùng tổng hợp ra một phương pháp tu luyện kỳ lạ, phản khoa học. Đến nay (năm 2020), một số thành viên tu luyện Pháp Luân Công đã liên lạc với phóng viên VTV, cho rằng phương pháp tu luyện của Hà là phương pháp riêng, không liên quan đến Pháp Luân Công truyền thống”.

Bị cáo Hà trong phiên tòa sơ thẩm cũng khẳng định cả một thời gian dài trước khi phạm tội đã không còn tu luyện Pháp Luân Công: “Thưa Hội đồng xét xử, khi bị cáo ra riêng để tu luyện, thì lúc đó không còn tu luyện Pháp Luân Công nữa, mà dựa vào một số tài liệu mà tôi tham khảo trên mạng, và vừa thể ngộ, từ thể ngộ của riêng tôi, thì giai đoạn chúng tôi tu luyện có thể gọi nôm na là ‘Sự khảo nghiệm đức tin của chúng tôi’”.

Cả 3 bị cáo còn lại cũng nhiều lần khẳng định trước tòa là không còn tu luyện Pháp Luân Công, mà tu luyện theo phương pháp do Hà tự nghĩ ra.

Sự việc tưởng như đã rất rõ ràng, nhưng một số báo chí hay tài liệu tuyên truyền vẫn nói rằng nhóm người này đang tu luyện Pháp Luân Công khi có hành vi phạm tội, việc này đã khiến rất nhiều người hiểu lầm về Pháp Luân Công.

Theo cổng thông tin của Pháp Luân Công – trang Minh Huệ Net, Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công) là môn tu luyện Phật gia, do ông Lý Hồng Chí sáng lập.

Nguyên tác của Pháp Luân Công là cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, có nội dung dạy con người đề cao tâm tính theo Chân – Thiện – Nhẫn. Các sách của Pháp Luân Công đã được dịch thành 38 ngôn ngữ, được xuất bản và lưu truyền trên thế giới.

Sau hơn 3 năm, vẫn còn một hiểu lầm về Pháp Luân Công ở Việt Nam
Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp (ảnh: Nguyện Ước)

Ngày 20/5/2019, Minh Huệ Net cũng đã đưa ra thông báo về việc “Pháp Luân Công cấm chỉ tự sát và sát sinh”, nói rằng, “trong nguyên tác của Pháp Luân Công viết rõ rằng nghiêm cấm sát sinh và tự sát”.

Vậy nên có thể nói, một vụ án rùng rợn như vậy không thể nào đến từ các học viên Pháp Luân Công chân chính được!

Đối với những người tiếp nhận thông tin sai lệch từ báo chí và có cái nhìn không đúng về Pháp Luân Công thì cũng nên chính lại. Người xưa nói: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, Pháp Luân Công cũng là một môn tu luyện của Phật gia, nên nếu vì thông tin ngụy tạo mà nói những lời không đúng về Pháp Luân Công thì có phải là điều tốt hay không? 

Đó còn là chưa nói đến những ai chủ động ngụy tạo, phát tán thông tin sai lầm ấy. Liệu có thể không phải gánh chịu hậu quả chăng?! Trong một bài phỏng vấn với tiêu đề “Chia sẻ của một cán bộ Nhà nước về một số vấn đề xã hội và Pháp Luân Công”, ông Lê Khắc Ánh – một cán bộ lãnh đạo đơn vị sự nghiệp trong bộ máy chính quyền (trước năm 2022, ở vị trí tương đương hàm Vụ trưởng), có chia sẻ rằng:

“Tại Việt Nam, có những thông tin không rõ ràng rằng môn này [Pháp Luân Công] bị cấm, tà đạo, không thờ cúng tổ tiên…; thậm chí, còn có thông tin là có chỉ đạo ‘ngầm’ hạn chế Pháp Luân Công. Điều này dẫn đến việc nhiều người trong bộ máy chính quyền, công an, viện kiểm sát, tòa án… mất đi cơ hội đắc Pháp và đôi khi còn tạo cho mình nhiều nghiệp chướng. Khi tôi nói chuyện với những người bạn này, họ thường nói: ‘Tôi làm theo lệnh, không biết là không có tội’. Tôi nói với các bạn ấy rằng: ‘Cái que sắt gắp than trong lò, bạn muốn an toàn khi cầm nó, đương nhiên phải thử xem nó nóng hay không trước khi cầm chặt nó, nếu không bạn sẽ bị bỏng’”.

Sau hơn 3 năm, vẫn còn một hiểu lầm về Pháp Luân Công ở Việt Nam
Ông Lê Khắc Ánh

“Tôi cũng nói thêm về sự thật khi bức tường Berlin sụp đổ. Đã có nhiều binh lính bị truy tố vì đã bắn chết những người trèo tường vượt biên sang Tây Đức. Những người lính bao biện rằng: ‘họ làm theo lệnh’, nhưng sĩ quan nói: ‘đúng, tôi ra lệnh nhưng các anh hoàn toàn có thể bắn trượt’. Rõ ràng, chúng ta thấy rằng, không gì cao hơn mệnh lệnh của lương tâm. Ai cũng phải tự chịu trách nhiệm trước các quyết định của chính mình. Do đó, mỗi người phải tìm hiểu kỹ để luôn có lựa chọn đúng đắn.

Phật Pháp từ bi nhưng cũng rất uy nghiêm! Rất nhiều trường hợp bức hại các đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đã bị quả báo. Cá nhân tôi luôn mong muốn mọi người Việt Nam đều được bình an”.

Cũng như ông Ánh, chúng ta đều mong rằng mọi người có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất cho mình!