Trong cuộc sống hàng ngày, những câu chuyện nhỏ về “tham bát bỏ mâm”, tham cái lợi nhỏ trước mắt dẫn hậu quả lớn diễn ra khá nhiều. Đều là một chữ tham.

Lời dặn cổ nhân: 3 người không nên cho vay, 3 quà không nên tùy tiện, 3 đường không nên đi

“Tham bát bỏ mâm”: Tiếc một đồng thực phẩm hỏng, mất mười đồng tiền thuốc

đừng tiếc khi thực phẩm đã hỏng
Đừng tiếc của khi thực phẩm đã hỏng (ảnh Paxibay)

Lão Trương đã trải qua cuộc sống đầy khó khăn, vất vả nên ông hình thành thói quen rất tiết kiệm. Một ngày, ông để quên thức ăn trong tủ lạnh. Đến khi phát hiện thì thức ăn có dấu hiệu hỏng, ông không nỡ vứt đi.

Ông nghĩ: “Chỉ cần khử trùng bằng nhiệt độ cao vi khuẩn sẽ chết, ăn không sao”. Nghĩ là làm, ông dùng dầu ăn chiên thức ăn bị hỏng lên. Người nhà khuyên ông không nên ăn, ăn vào nhỡ đau bụng. Ông không nghe, vẫn ăn. Ông cho rằng: “dẫu có vi khuẩn thì cũng bị rán chết rồi, mùi vị thức ăn vẫn rất ngon, chưa bị mất mùi, vứt đi thì tiếc lắm.”

Ăn xong không lâu, bụng ông bắt đầu đau. Ông vẫn cho rằng đó chỉ là vấn đề tiêu hóa không tốt. Mỗi bữa ông ăn ít hơn và uống thuốc hỗ trợ tiêu hóa là khỏi. Nhưng mấy ngày trôi qua, bụng ông vẫn đau. Cuối cùng không chịu được ông phải đi viện. Số tiền khám bệnh và mua thuốc lớn hơn nhiều so với giá trị thực phẩm bị hỏng. Hơn nữa, thân thể chịu đau đớn, mất ăn mất ngủ mấy ngày qua khiến ông bơ phờ, mệt mỏi. Thật đúng là, cái được chẳng bỏ cái mất, tiền mất tật mang. Lão Trương đã rút ra được bài học của mình, chớ có tiếc rẻ những thực phẩm đã ôi thiu.

Tham lãi suất lớn mà mất tiền gốc

Cô Ngô tiết kiệm, dành dụm trong nhiều năm được một khoản tiền nhàn rỗi. Số tiền này mục đích cô dùng để dưỡng già. Cô không muốn gửi số tiền này vào ngân hàng vì lãi suất thấp. Cô tính toán làm cách nào để có lãi cao hơn và quan tâm đến các sàn giao dịch tài chính.

Trên thực tế, các sàn giao dịch tài chính điện tử rất khó phân biệt được thật giả. Bằng hình thức nào thì chúng đều mang tính chất kinh doanh đa cấp. Dù lợi nhuận ban đầu khả quan nhưng cuối cùng đều rút khỏi thị trường theo phương thức “kế hoạch lừa bịp”. “Anh thích tiền lãi của nó, nó thích tiền vốn của anh”, nhưng sự đầu tư này mang rủi ro rất lớn.

tham bát bỏ mâm, thấy lợi trước mắt mà mất cả gia tài
Tham cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến hậu quả lâu dài (ảnh Paxibay)

Nhiều người khó cưỡng lại lợi nhuận ban đầu mà nó mang lại. Cô Ngô cũng khó tránh khỏi cám dỗ của khoản lãi kếch xù này khi đã quan tâm đến thị trường chứng khoán. Cô bắt đầu đầu tư vào nhiều dự án.

Đúng như tính toán, một số dự án giai đoạn đầu giúp cô kiếm được một chút tiền. Nếu dừng lại kịp thời thì cô có chút lợi nhuận, nhưng lòng tham của con người không bao giờ là đủ, cô muốn kiếm được nhiều tiền hơn nữa. Kết quả, có bao nhiêu tiền vốn cô đổ hết vào đầu tư, cuối cùng mất trắng. Một chút lợi nhuận ban đầu làm mồi nhử, để rút hết tiền của người đầu tư, là cách của kẻ lừa đảo. Đúng là, “thả sợi dây dài bắt con cá lớn”.

Tham danh lợi để mất đi sinh mệnh

Cảnh sát Dương, hăng hái, cống hiến sức lực cho chính quyền. Trên giao nhiệm vụ gì anh ta đều nỗ lực hoàn thành, cái đích anh muốn đạt được là sự thăng quan tiến chức. Một ngày kia, chính quyền ra chính sách đàn áp những người dân theo tín ngưỡng. Một loạt những tội danh được gán ghép cho những người dân lương thiện để hợp thức hóa cuộc đàn áp. Bản thân cảnh sát Dương cũng hiểu rõ người dân theo tín ngưỡng là điều tốt đẹp, là quyền lợi và có lợi cho xã hội, đất nước.

Nếu thẳng tay bắt bớ, đánh đập, thậm chí đánh đến chết, bằng mọi thủ đoạn, miễn là đàn áp bằng được người theo tín ngưỡng; cảnh sát Dương sẽ được thăng quan, tiến chức, có khoản tiền thưởng khổng lồ… Đứng trước danh, lợi ấy, lòng tham nổi lên, cảnh sát Dương đã chọn cái ác mà vứt bỏ lương tri. Anh ta trở thành tay sai đắc lực cho bộ máy chính quyền, bức hại người dân vô tội.

 danh lợi để mất đi sinh mệnh
Đàn áp tín ngưỡng, nhân quả báo ứng có thể ngay trong đời (ảnh internet)

Đúng như mơ ước, cảnh sát Dương không lâu sau được đề bạt làm giám đốc Sở. Chức vụ càng cao thì sự bức tử lên những người dân vô tội càng lớn. Anh ta đứng trên quyền lực và tiền bạc, danh lợi đều đạt được.

Nhưng một ngày kia, cả gia đình anh giám đốc này nghỉ phép đi du lịch. Trên đường đi gặp tai nạn giao thông, cả nhà gặp nạn, không một ai sống sót…

Lời kết

Những câu chuyện “tham bát bỏ một mâm” như lão Trương, cô Ngô hay anh cảnh sát Dương không phải là ít trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Có thể ngay chính chúng ta nhiều khi cũng tham bát bỏ mâm như vậy.

Người ta thường nói, cuộc đời chính là một câu hỏi trắc nghiệm. Chọn đúng hay sai hoàn toàn tùy thuộc vào bản thân mình. Muốn chọn đúng thì phải biết nhìn xa trông rộng, phải trầm tĩnh để cân nhắc lợi hại, đôi khi phải chấp nhận thiệt hơn. Bởi trong cuộc sống này, trong vũ trụ này không có điều gì là tự nhiên và cho không. Tất cả đều có bàn tay của Thượng Đế sắp đặt mọi chuyện. Không ai cho không bạn, phải có mất mới có được, phải bỏ công sức mới có thành công.

Nếu lão Trương biết ăn vào sẽ đau bụng thì chắc sẽ không ăn; nếu cô Ngô biết có ngày mất hết tiền thì cũng không mạo hiểm mà đầu tư lớn; nếu cảnh sát Dương hiểu ra nhân quả gieo điều ác sẽ nhận hậu quả, đánh đổi mạng sống của cả gia đình chỉ vì danh lợi, chắc hẳn anh ta sẽ lùi bước. Cái gì che mắt họ? Chính là chữ “tham”. Nếu mỗi chúng ta biết buông bỏ, coi trọng lương tri thì mọi chuyện sẽ trở lên tốt đẹp.

Người xưa nói: trời phù hộ người lương thiện. Những người đánh mất lương tri thì cũng đồng thời mất đi sự phù hộ của ông trời. Vậy sao chúng ta không chọn làm một người có đủ lương tri?