Gia đình không hạnh phúc, đến khi lấy chồng lại gặp phải hoàn cảnh tương tự, cuộc đời đầy oán hận của cô Xòe chỉ tìm thấy lối thoát khi gặp được Phật Pháp.

Vòng lặp số phận

Phải chăng là vòng lặp số phận? Khi mà dường như mỗi bước đi của cô Vũ Thị Xòe (sinh năm 1954, hiện ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đều theo dấu chân của mẹ cô. Mẹ cô Xòe sinh 9 lần nhưng chỉ nuôi được một mình cô, về sau bố cô đi lấy vợ khác, mẹ một mình vất vả nuôi cô khôn lớn.

Thấy hoàn cảnh gia đình éo le, cô muốn lấy một người chồng có thể ở rể để cùng cô chăm sóc mẹ khi về già. Hàng xóm nhà bên có một nhóm bộ đội đóng quân, trong nhóm đó có một chàng trai quê ở Hà Nam để ý đến cô. Khi chú ngỏ lời, cô nói chú phải ở rể để có thể chăm mẹ thì chú đồng ý. Năm 1973, cô chú kết hôn. Sau 2 lần sảy thai, tháng 10 năm 1974, cô sinh con gái đầu lòng. Năm 1976, 1978 cô lại sinh tiếp 2 cô con gái nữa. 

Vì sinh liền 3 cô con gái, chồng lại khao khát có con trai nên chú thường xuyên khó chịu với cô. Cô làm gì chú thấy cũng không thuận mắt. Nhiều lúc chú còn thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với cô. Mẹ cô thấy vậy thường động viên cô thương các con mà bỏ qua cho chồng.

Chú cũng muốn lấy vợ khác để sinh con trai nhưng mẹ chồng cô bực mình nói: “Tao chỉ có cái Xòe là con dâu. Bao giờ cái Xòe chết thì đón 3 đứa cháu về cho tao nuôi!” Tuy nhiên chuyện không có con trai cũng chỉ là cái cớ, năm 1981, cô sinh được một người con trai nhưng chú vẫn đối xử tệ bạc với cô như trước. Lúc này cô không thể nào lý giải được, nên cứ phải nhẫn chịu và mang nỗi oán hận trong lòng.

Cuộc đời đầy oán hận; Lời giải cho cuộc đời đầy oán hận
Nhiều lúc chú còn thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với cô Xòe (ảnh minh họa Politiforum)

Không khí gia đình lúc nào cũng căng thẳng, các con cô sợ bố nên lúc nào cũng nem nép. Thấy khổ quá, không chịu được nữa, cô xin ly hôn với chồng. Nhưng khi ban hòa giải đến làm việc thì chồng cô cứ một mực xin lỗi rồi hứa từ nay trở đi sẽ không bao giờ như thế nữa! Thương các con cô lại tha thứ cho chồng.

Khi mẹ cô mất được ba năm, chú bảo: “Tôi chăm bà như đã hứa. Việc của bà đã xong, gia đình nhà mình chuyển về Hà Nam.” Cô cùng các con khăn gói theo chú về quê. Nhưng tính cách chú không thay đổi một chút nào, cô qua xin mẹ chồng để về quê ngoại ở. Các con cô đều muốn theo mẹ nhưng cô không dám, cô chỉ mang đứa con gái út theo. 

Mấy đứa con ở với bố một thời gian thì cũng không thể nào chịu được, hai cô con gái của cô đã trốn bố về với mẹ. Cậu con trai viết thư nhắn mẹ xuống đón càng sớm càng tốt. Vì đón thẳng chú không cho nên cô hẹn con trai cứ đi học như hàng ngày rồi các chị đón ở cổng trường.

Năm 1996, cô về ở nhờ nhà bố và dì được 3 tháng, cô xin họ hàng mỗi nhà một hai cây tre nhờ anh trai nuôi và chị dâu dựng cho mẹ con cô ngôi nhà nhỏ trên mảnh đất mà cô chú trước đây xin xã để ở. Thế là năm mẹ con cô ở với nhau. Cũng năm này, chú lấy vợ hai. Nhưng cuộc sống của vợ chồng chú cũng không được hạnh phúc.

Năm 2001, chú ốm khá nặng, lúc này cô vợ hai đã không ở cùng với chú nữa. Chú nhờ người chở xe máy về nhà cô, bảo cô về chăm mình lúc ốm đau. Thương các con nên cô về chăm. Nhưng chăm thì chăm vậy, chứ cứ uống rượu vào thì chú lại chửi đuổi. Cô chuẩn bị khăn gói về quê thì chú lại xin cô ở lại. Nhiều điều vướng mắc trong cuộc đời mà cô không sao dứt ra được, mãi về sau cô mới hiểu được nguyên nhân của những việc này.  

Các con muốn cô về quê nhưng chú cứ tìm cách giữ lại. Sau này khi chú quá thể thì cô mới dứt khoát về nhà với các con. Năm 2002, chú gọi vợ hai về. Từ đó cô cũng không trở lại Hà Nam lần nào nữa. Một mình nuôi các con khôn lớn.

Năm 2008, cô lấy vợ cho con trai. Lúc này chú rất yếu nên hai mẹ con cô về Hà Nam đón chú. Bố đẻ cô lúc này cũng đang ốm rất nặng. Cưới con hôm trước thì sáng sớm hôm sau bố cô qua đời. Được vài tháng sau thì chú cũng mất. Em chồng cô khi này mới kể với cô là chú bị tiểu đường và u phổi, gia đình chuẩn bị đưa đi mổ nhưng chưa kịp mổ thì đã mất.

Vừa dứt duyên với chồng xong thì người lại bắt đầu đổ bệnh

Cơ thể cô lúc này cũng xuất hiện rất nhiều bệnh tật: Sa dạ dày, co thắt cơ tim, đau đầu kinh niên (cô bị từ năm 17 tuổi), đau lưng khủng khiếp, cô còn bị thoái hóa 5 đốt sống lưng và hai đốt sống cổ, muốn quay thì phải quay cả người. Năm 2010, cô đau lưng không chịu được, đi khám và siêu âm lại phát hiện cô có sỏi thận và gan bị vôi hóa. Do kinh tế khó khăn, tiền mua thuốc không có, cô cứ chịu đau vậy thôi. Khi nào không chịu được thì cô nhờ cô y sĩ ở trong làng tiêm cho cô mũi giảm đau.     

Năm 2015 cô lại thấy tay trái của mình có một cục u ở sát nách (to bằng quả táo), tay cứ tê bì không làm gì được. Đi khám thì bác sĩ bảo khối u đó nằm đè lên các dây thần kinh. Uống thuốc Tây và thuốc Nam đều không đỡ. Cuối năm 2015, cô đau toàn thân, đứng, ngồi, nằm đều không được. Đi một bệnh viện tư ở Hưng Yên, bác sĩ bảo cô bị thoái hóa đốt sống quá nặng, dặn không được mang vác nặng nếu không sẽ bị gãy xương.

Đương lúc ốm đau bệnh tật như vậy thì cô lại có cơ duyên biết đến một Pháp môn giúp khỏi bệnh mà không mất tiền, hơn nữa cô còn tìm ra được lời giải cho nỗi thống khổ của đời mình.

Tìm được lời giải cho cuộc đời đầy oán hận

Tháng 6/2017, bác Huệ hàng xóm giới thiệu cho cô môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công), nói rằng tập luyện có thể giúp cải thiện sức khỏe, khỏi hết bệnh tật, mà lại hoàn toàn miễn phí. Cô Xòe nghe vậy thì mừng quá. Vậy là cô đã bước vào tu luyện kể từ đó.

Sau khi đọc sách Chuyển Pháp Luân (quyển sách chính của Pháp Luân Đại Pháp), cô mới hiểu ra là tại sao mình lại có bệnh, tại sao mình lại khổ? Cô hiểu rằng, có thể là kiếp trước cô đã đối xử với chú không tốt nên kiếp này mới bị chú đối xử tệ như vậy; cô thấy lòng thanh thản đi rất nhiều, nỗi ấm ức phải kìm nén bao nhiêu năm thì giờ cô đã có thể buông xuống, không còn phải giữ mãi trong lòng nữa.

Tìm được lời giải cho cuộc đời đầy oán hận
Nhờ đọc sách Chuyển Pháp Luân mà cô Xòe đã buông xuống được tâm oán hận của mình (ảnh nhân vật cung cấp)

Sau vài tháng tu luyện Đại Pháp, các bệnh tật của cô cứ dần biến mất lúc nào không hay; cô thấy mình khỏe hơn lúc nào hết, một cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng mà ngay cả hồi còn trẻ cô cũng không có được.

Lần đó cháu ngoại cô bị bệnh quai bị, má sưng to, đang đêm khuya sốt cao, mẹ bé rất lo bảo mai đưa đi viện. Cô bảo bé ra ngồi cùng cô niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”. Sáng hôm sau mẹ cháu gọi cháu dậy để đi viện thì cháu bảo: “Con khỏi rồi, có làm sao nữa đâu mà đi viện!” Từ đó các con cô càng tin tưởng vào Đại Pháp và ủng hộ cô tu luyện.

Tìm được lời giải cho cuộc đời đầy oán hận
Cô Xòe đang luyện bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Đại Pháp (ảnh nhân vật cung cấp)

Chị gái chồng cô là bác Phú, thấy cô tu luyện được tốt nên bác ấy cũng bước vào tu luyện Đại Pháp. Dù tu luyện không đều đặn lắm, nhưng bác ấy bảo với cô là hôm nào tập và học Pháp (đọc Kinh sách Đại Pháp) thì thấy người rất khỏe và nhanh nhẹn, nhưng công việc nhiều nên cũng không có thời gian.   

Có một ngày bác Phú thấy đau bụng dữ dội, người nhà đưa đi cấp cứu, bác sĩ kiểm tra phát hiện trong dạ dày có tế bào ung thư. Gia đình cũng đã chuẩn bị cho điều xấu nhất. Nhưng cuối cùng bác lại không sao. Bác Phú nói rằng, những người cùng cấp cứu với bác hôm ấy chỉ còn lại một mình bác, những người khác đều không qua khỏi; bác hiểu rằng dù bác không tinh tấn tu luyện nhưng Sư phụ đã không bỏ rơi bác, bác thật sự may mắn khi được Sư phụ bảo hộ. Từ khi được ra viện, bác Phú chân chính bước vào tu luyện. Bác tranh thủ mọi thời gian để học Pháp, luyện công.

Hàng ngày cô Xòe dậy luyện công lúc 5 giờ sáng, sau đó cô học Pháp rồi đi làm đồng. Tối về lại tranh thủ học Pháp. Cô nói: 

“Tôi vô cùng biết ơn Sư phụ Lý Hồng Chí. Sư phụ đã giúp tôi hiểu thế nào là người tốt, tôi đã biết nghĩ cho người khác trước khi nghĩ đến bản thân mình, không truy cầu hay oán giận, tôi đã cảm nhận được niềm hạnh phúc khi đem niềm vui và hạnh phúc đến cho người khác. 

Sư phụ đã cứu tôi ra khỏi cuộc đời u ám đầy bệnh tật và oán hận, cho tôi một cuộc đời mới khỏe mạnh và hạnh phúc, quả thực là không tiền vàng nào có thể sánh bằng”. 

Tâm nhẹ nhàng, thân khỏe mạnh, giờ đây cô đã có thể sống hạnh phúc bên con cháu (ảnh nhân vật cung cấp)

Bạn đọc muốn giao lưu, chia sẻ về Pháp Luân Đại Pháp thì có thể liên lạc với cô Xòe qua số điện thoại 0333 028 869. Hoặc cũng có thể vào trang web chính của Pháp Luân Đại Pháp https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn chi tiết hơn về Pháp môn này.