Tây Du Ký là một trong 4 tác phẩm vĩ đại nhất của văn học cổ điển Trung Hoa. Thông qua hành trình đi thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng mà điểm hóa rất nhiều điều cho thế nhân ngày nay.

Ôn dịch là lời cảnh báo cho thế nhân

Tháng 12 năm ngoái, tại một ngôi chùa nhỏ kín đáo dưới chân núi Nam Lĩnh, có một vị hòa thượng tự xưng là có công năng, đã nghiên cứu rất nhiều về pháp sư Huyền Trang đời Đường; ông chia sẻ với tôi về chính sự trong và ngoài nước. Ông nói, ôn dịch là do nhân loại có yêu ma ứng nghiệp mà đến, bao gồm trường hợp của tổng thống Hoa Kỳ; khi chính nghĩa không được biểu dương, dịch bệnh sẽ gia tăng nhanh chóng; kêu gọi con người không được thì trời sẽ tới làm. 

Ông nói, 3 tộc người trên thế giới là người da trắng, da đen và da vàng, tất cả những người bán mạng vì ‘Cộng đảng’ (Đảng Cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ) và cái bóng chính phủ của chúng, đều là xấu. Nhân vật quyền lực trong tay bọn chúng có ý đồ nô dịch thế giới; tương lai của chúng là không lạc quan. Một loại khác là có tín ngưỡng với Thần, tuân theo phép tắc truyền thống, thân thể họ là màu trắng; họ được dẫn dắt tới tương lai bằng văn hóa và sinh hoạt chính thống mà họ nắm giữ. Phái trung gian là màu xám, im lặng đối với bất cứ điều gì, không tỏ thái độ gì, kỳ thực là đang rất ích kỷ, cũng là rất nguy hiểm.

Cách nói “Cộng đảng? Cái bóng chính phủ” của ông khiến tôi cảm thấy thu hút. Tôi hỏi: “Ông có cảm thấy hứng thú đối với cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ không?”

ĐCSTQ là mối đe dọa cho toàn thế giới

Bầu cử Mỹ chính là một lần lựa chọn của con người thế gian
Bầu cử Mỹ chính là một lần lựa chọn của con người thế gian (ảnh: NTDVN).

Ông nói, không phải là hứng thú, mà là sự lựa chọn của nhân loại rất quan trọng. Ông cũng chia sẻ, mỗi ngày bái Phật đều cầu xin Phật Tổ cho Cộng đảng nhanh chóng diệt vong; Cộng đảng có liên quan tới cái bóng chính phủ Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ nếu tìm đến với Cộng sản thì thế giới còn nguy hiểm hơn nữa.

“Ông là người xuất gia, đây chẳng phải tham dự chính trị sao?” Tôi hỏi.

Ông nói: “Tôi là một người thuộc thành phần xã hội, hiểu rõ thế sự và tu Phật; đây không phải tham dự chính trị. Ví dụ hiện nay tôi đang dịch Kinh Phật của pháp sư Huyền Trang đời Đường, tôi sẽ mượn câu chuyện Tây Du Ký để nói rõ cho anh. Thầy trò Đường Tăng trên đường thỉnh kinh đi qua các nước Bảo Tượng, Ô Kê, Xa Trì, Tiểu Nhi Quốc…, Tôn Ngộ Không giúp Quốc vương tiêu diệt yêu quái, khiến quốc gia tiêu tai giải nạn, quân thần thân tâm khỏe mạnh; thậm chí còn cứu mạng Quốc vương… 

Những việc này có phải là tham dự chính trị không? Nhiều Quốc vương yêu cầu Đường Tăng ở lại nhường ngôi, pháp sư có ở lại không? Tôn Ngộ Không có phải vì Quốc vương mà tiêu diệt yêu quái không? Tôi có nguyện vọng và mong muốn quyền lực địa vị không?”

Tây Du Ký ẩn chứa rất nhiều đạo lý nhân sinh

Điều này khiến tôi liên tưởng tới một nhóm người tu luyện khác trong xã hội Trung Quốc Đại lục; họ thường xuyên giảng chân tướng (nói sự thật) cho người dân trong nước. Tôi có nhận được nhiều tin tức của họ, chủ yếu là nói về thủ đoạn Cộng đảng muốn hủy diệt nhân loại. Tôi cũng từng hỏi họ: “Các bạn làm điều này chẳng phải tham dự chính trị hay sao?” 

Họ nói họ không có cương lĩnh và mục tiêu chính trị; chỉ là muốn nói Trung Cộng (ĐCSTQ) với thuyết vô thần phản Thiên, phản địa, phản nhân loại, không những dùng bạo lực và dối trá bức hại họ mà còn bức hại tất cả người dân Trung Quốc. Họ đang kể lại sự thực và hy vọng mọi người có thể thanh tỉnh phân biệt rõ thiện ác chính tà; giữ vững chính nghĩa và bản tính lương thiện của mình. Nhóm người này chính là các học viên Pháp Luân Công. 

Tôi nhìn vị hòa thượng này với con mắt khác. Tôi ở trong chùa hơn 10 ngày, cùng ông nghiên cứu, đọc giải một cách sâu sắc hệ thống về Tây Du Ký, cặn kẽ trao đổi. Sau khi về nhà đọc lại tác phẩm, tôi phát hiện đây không chỉ viết ra rất nhiều đạo lý “cuộc sống nhân sinh”, đối diện với tà ác và các loại tai họa người ta phải làm sao mới có thể sống hạnh phúc; hơn nữa cũng tiết lộ nhiều thiên cơ về việc người trở thành Thần; cũng gợi ý dẫn dắt cho cuộc sống của nhân loại hiện đại. Dưới đây là tư tưởng mà bản thân tôi đã ngộ được, xin chia sẻ cùng độc giả. 

Từ việc học Đạo của Tôn Ngộ Không nhìn nhận sự không tầm thường của sinh mệnh 

Tôn Ngộ Không vốn là con khỉ sinh ra từ tảng đá, mang nhiều bản tính tiên thiên
Tôn Ngộ Không vốn là con khỉ sinh ra từ tảng đá, mang nhiều bản tính tiên thiên (ảnh: Facebook).

Tây Du Ký là bộ tiểu thuyết tường thuật về quá trình tu luyện. Có người nói trong lịch sử không có nhân vật Ngô Thừa Ân; đó là tên do hậu thế đặt ra với ý nghĩa tri ân vâng mệnh Thiên Thượng. Dù người đó có thật hay không, thu thập và biên tập nên bộ tiểu thuyết này là một trong những người tu Đạo không tầm thường. Tại sao tác phẩm Tây Du Ký được nhiều người yêu thích như vậy, nó tất phải phù hợp với mặt “Chân” trong nhân tính con người. Tôi tạm thời nhìn nhận đây là một câu chuyện chân thực, từ đó mà xem xét ý nghĩa của nó đối với cuộc sống hiện đại ngày nay. 

Trước tiên bắt đầu nói từ nhân vật chính Tôn Ngộ Không. Tôi cho rằng đây là nhân vật xuất hiện tại thế gian sớm hơn Đường Tăng; còn là sinh mệnh được sắp đặt một cách hệ thống để truyền bá văn hóa tu luyện. Vì sau này Ngộ Không phải trải qua trăm ngàn khổ cực trên con đường tu luyện, nên khi vừa được sinh ra đã được trưởng thành một cách tự do, vui vẻ, bản lĩnh đặc biệt giúp Ngộ Không có thể trở thành vua một cách thuận lợi và oai phong. 

Muốn tu Đạo trước tiên phải học cách làm người

Tuy nhiên, nó vẫn chỉ là một con khỉ đá, trong sinh mệnh có yêu tính, nên trải qua 10 năm gian nan khổ cực, chỉ dựa vào cái bè kết bằng cây tùng khô và cây gậy trúc một mình vượt 2 biển lớn Đông Tây Dương; trải qua Nam Thiên Bộ Châu, Tây Ngưu Hạ Châu. Sau đó tại đây học đi đứng sinh hoạt của con người, mặc quần áo, đi giày, học lễ nghi của con người tại thành thị; tập nói tiếng con người, tập sinh hoạt ăn ở như con người, cuối cùng đến học đạo tại núi Linh Đài Phương Thốn.

Con đường này của Lão Tôn, kỳ thực điều học được không phải là cách mặc quần áo, hay ăn uống mà là đạo đức, phẩm chất làm người. Nói rõ hơn một chút chính là muốn tu đạo trước tiên cần học cách làm người. Ít nhất cần có nhân phẩm và lễ tiết để làm một người tốt. Đương nhiên, con đường cầu đạo này cũng chính là nhắc nhở chúng ta, việc cầu pháp cầu đạo là không hề dễ dàng; cần có nghị lực to lớn và ý chí vững chắc.

Trên hành trình tu luyện này, Ngộ Không “thấy con người thế gian đều là vì danh vì lợi, không một người nào biết vì sinh mệnh mình”. Nhân sinh quan của người tu Đạo và kẻ phàm phu tục tử nơi cõi hồng trần là không giống nhau. Điều này cũng nói rõ, đối với người học Đạo thì căn cơ cũng rất quan trọng. 

Người muốn thành tựu điều gì thì đều phải bỏ ra công phu

Bồ Đề Tổ Sư từ sớm đã nhìn ra căn cơ của Tôn Ngộ Không
Bồ Đề Tổ Sư từ sớm đã nhìn ra căn cơ của Tôn Ngộ Không (ảnh: Pinterest).

Chính trong quá trình học đạo này của Tôn Ngộ Không, tiểu thuyết Tây Du Ký đã nêu lên không ít đạo lý. Muốn làm việc lớn chính nghĩa là không hề dễ dàng. Cho dù vốn là sinh mệnh do thiên thượng an bài, cũng phải trải qua nhiều khảo nghiệm và tôi luyện mạo hiểm. 

Bồ Đề Tổ Sư là người có công năng Túc Mệnh Thông (nhìn được những điều trong tương lai và quá khứ), đương nhiên biết lai lịch của Hầu vương, nên sai đồ đệ đợi ngoài cửa đón người tới cầu đạo; rồi lại sai người đuổi Ngộ Không đi.

Đương nhiên đây là có ý muốn thăm dò, cũng chính là muốn nói việc bái sư là không dễ dàng. Trong các đồ đệ, tâm tính của Ngộ Không rất tốt, tâm rất thành thật, hơn nữa ngộ tính là tốt nhất; chỉ cần Sư Phụ gõ vào đầu 3 cái đã ngộ ra nửa đêm canh ba tới học thuật trường sinh bất lão. Điều này khiến Bồ Đề Tổ Sư rất vui, vì ngộ tính của người học Đạo thậm chí còn quan trọng hơn căn cơ. Đây có lẽ cũng là nguyên nhân Tổ Sư đặt cho Thạch Hầu tên gọi Ngộ Không. Phật gia giảng không, Tổ Sư có thể biết được cuối cùng đồ đệ này của mình sẽ nhập Không môn. 

Tác giả của Tây Du Ký phải là một người tu luyện

Có người sẽ nói, đây chỉ là Ngô Thừa Ân hư cấu mà viết ra. Phần trước tôi đã đề cập, tác giả của bộ tiểu thuyết nhất định là một người tu luyện rất tốt. Ông đã nêu ra “chân lý” của một phần nào đó trong tu luyện, phù hợp với một tầng thứ nhất định. Tuy nhiên, Tôn Ngộ Không ở nơi Tổ Sư học đạo rốt cuộc chỉ mới học được “Thuật”, chưa loại bỏ được ma tính; khó tránh khỏi việc hiển thị 72 phép biến hóa trước mặt các đồ đệ khác. Đối với người tu đạo, tâm lý hiển thị là điều đại kỵ; do đó Ngộ Không bị Tổ Sư đuổi về Hoa Quả Sơn. 

Việc tu Đạo trước đây là nghiêm túc. Trước khi đuổi, Tổ Sư cũng cũng đưa ra một lời ám chỉ khác: Người tu hành, mở miệng thần khí tản, lưỡi động sẽ sinh thị phi, cần tu khẩu. Thiên mục của ông sớm đã nhìn thấy tương lai Tôn Ngộ Không sẽ gây họa (Đại náo thiên cung), do đó nhắc nhở một lần nữa: “Ngươi về xứ cũ ắt làm việc chẳng lành, nhưng lành hay dữ tùy ngươi đeo họa lấy. Ta chỉ cấm nhà ngươi đừng xưng là đệ tử của ta, nếu ngươi nói nửa lời thì sẽ bị thu hồi phép và hồn của ngươi sẽ bị giam cầm nơi địa ngục”.

Sư Phụ cũng không được tùy tiện nhận đồ đệ

Ở đây, đằng sau tiết lộ một đạo lý, vì tầng thứ có hạn, Tổ Sư không có trách nhiệm hoặc năng lực tiêu trừ ma tính của Ngộ Không. Tuy nhiên không phải bởi Tổ Sư sợ sau này Ngộ Không phạm lỗi sẽ liên lụy bản thân, mà chính là muốn ám chỉ, sư phụ không thể tùy tiện nhận đồ đệ. Duyên thầy trò cũng chịu ảnh hưởng của thiên lý, thần thông đánh không lại tội nghiệp lớn.

Việc học Đạo trong quá khứ, đồ đệ đề cao tầng thứ không phải vì cầu bản sự; đây là một trong những yếu tố quan trọng để có thể trở thành thầy trò. Bởi vì cầu bản sự là biểu hiện của sự tự tư, là điều đại kỵ. Đạo vốn giảng đại tự tại, là tự nhiên, sinh mệnh ở cảnh giới cao hơn vô tư không vụ lợi. 

Tôn Ngộ Không dù sao cũng là sinh ra từ một tảng đá, học được bản sự ở Tà Nguyệt Tam Tinh động; trong sinh mệnh vốn vẫn còn tồn tại ma tính. Điều này có thể nhìn thấy trong cuộc sống tại Hoa Quả Sơn. Ban đầu, Ngộ Không xưng vương tại đây, đây cũng trở thành thế giới trong phạm vi của sinh mệnh này. Sau khi học đạo của Bồ Đề Tổ Sư trở về thì nơi đây đã trở thành thế giới của các loại yêu quái; chúng đuổi hết con cháu của Ngộ Không ra khỏi núi. Hỗn Thế ma vương còn chiếm Thủy Liêm Động. Sau khi Ngộ Không đánh bại chúng, quái thụ tại 72 động đến bái kiến Hầu vương, sau đó cùng nhau luyện võ.  

Những chấp trước của Tôn Ngộ Không đã tạo thành ma nạn sau này

Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung
Cảnh trong phim Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung (ảnh: Kknews).

Từ đây có thể thấy, tương lai của Tôn Ngộ Không tất có nạn, ma tính càng lớn, đại nạn càng nhiều. Đặc biệt sau khi đoạt được gậy như ý từ long cung, lại hội ngộ cùng bảy huynh đệ là Ngưu Ma Vương, Giao Ma Vương, Bằng Ma Vương, Sư Đà Vương… ngày đêm ăn uống, nhảy múa say sưa. 

Một thế giới đầy ma quỷ như vậy, Tôn Ngộ Không không nhập Không môn làm sao có thể bảo toàn tính mệnh, làm sao có thể thành được đại sự? Lão Tôn có thể không phạm lỗi không? Có thể không đại náo thiên cung không? Bồ Đề Tổ Sư có thể tha thứ không? Tuy nhiên chính là sinh mệnh này, cuối cùng vẫn có thể thấy Phật Pháp vô biên; từ bi có thể cứu độ tất cả các sinh mệnh hoàn lương, sinh mệnh bất hảo hơn nữa thì Phật Pháp vẫn có thể độ được.

Tôn Ngộ Không cuối cùng đã học được thuật trường sinh bất lão; khi linh hồn bị đưa tới “U minh giới”, Ngộ không nói với Thập Đại minh vương: “Lão tôn ta tu Tiên Đạo, thọ mệnh cùng trời đất, vượt lên trên tam giới, ra ngoài ngũ hành, tại sao lại bắt hồn ta?” Đây là một câu nói trong giới tu luyện; chính là chú định đây là một sinh mệnh không như bình thường. Về sau tuy gặp phải các loại ma nạn nhưng vẫn bảo toàn được tính mệnh.

Tây Du Ký không ngừng điểm ngộ cho thế nhân

Rất nhiều sắp đặt trong giới tu luyện và thiên cơ tu luyện không ngừng được ám thị trong bộ tiểu thuyết, điểm ngộ cho hậu thế; cũng chính là để xem nhân loại có thể hiểu được ý nghĩa thực sự của kiếp nhân sinh hay không. Người có thể ngộ được, sẽ suy ngẫm về ý nghĩa của sinh mệnh. 

Sinh mệnh con người ngoại trừ thành phần vật chất (bắp thịt, xương cốt, máu, nội tạng…), cảm giác sinh lý, thể nghiệm tình cảm; còn có phẩm đức, tinh thần, tư tưởng; mà 3 loại trước thì động vật cũng có. Thuyết tiến hóa mà ĐCSTQ đang không ngừng tuyên truyền hiện nay, chính là nhấn mạnh, tuyên dương 3 loại trước mà coi nhẹ 3 loại sau.

Con người khi bị ham muốn hưởng thụ vật chất kích động, sẽ không ngừng trở nên biến dị, thú hóa. ĐCSTQ không ngừng đề cao tiền tài, quyền lực, phát triển, tình dục, tư lợi… khiến người ta mơ màng như say rượu; khiến dịch bệnh hoành hành như hiện nay. Trong con mắt của Thần, con người ngày nay đã mất đi đức hạnh và tinh thần làm người, đã giống như động vật rồi; không có dụng tâm đề cao cảnh giới về tâm tính, đạo đức; đây chẳng phải là điều đáng buồn hay sao?

Đường Tăng phát nguyện và đoạn dứt dục vọng

Đường Tăng xuất gia từ nhỏ, tư tưởng thuần tịnh; đối với thất tình lục dục cũng tương đối mờ nhạt. Kiếp trước vốn là đồ đệ thứ hai của Đức Như Lai; vì không nghe thuyết pháp, khinh thường đại giáo, nên bị cách chức và đầu thai tại Đông Thổ; phải chịu đủ 81 nạn trên con đường mười vạn tám nghìn dặm đi thỉnh kinh. Phật Pháp là vô cùng quý giá, có thể thấy việc tôn kính Phật Pháp quan trọng như thế nào!

Trên đường thỉnh kinh ma nạn trùng trùng; cũng là hành trình để Đường Tăng loại bỏ ma tính trong sinh mệnh. Tự thân cần chiến thắng sự lười biếng, phân tán, chỉ dựa vào thệ nguyện mới có thể thực hiện. Vì thế trước khi bắt đầu hành trình Đường Tăng nhiều lần phát nguyện. 

Khi ở trong chùa trước khi xuất phát, đồ đệ của ông nói: “Thưa sư phụ, người thuyết pháp đã nổi tiếng như vậy; đi Tây Thiên đường xa, có nhiều hổ báo yêu ma; chỉ sợ đi không thể về, khó bảo toàn tính mệnh”. Huyền Trang nói: “Ta đã phát nguyện, không lấy được chân kinh, vĩnh viễn trầm luân trong địa ngục”

Huyền Trang mặc áo cà sa, lên chính điện hành lễ trước tượng Phật mà nói: “Đệ tử Trần Huyền Trang, muốn đi Tây Thiên thỉnh kinh. Tuy nhiên mắt phàm ngu muội u mê, không nhận thức được chân hình Phật sống. Hôm nay lập lời thề: Trên đường nếu gặp miếu thì thắp hương; gặp Phật thì bái Phật; gặp tháp quét tháp. Mong rằng Đức Phật từ bi, sớm hiện trượng lục kim thân; ban cho chân kinh, lưu truyền tại Đông Thổ”.

Lời thề không thể tùy tiện nói ra

văn hóa tu luyện trong Tây Du Ký
Trong Tây Du Ký Đường Tăng đã nhiều lần phát nguyện (ảnh sưu tầm).

Lời thề này không phải có thể tùy tiện nói ra; ý nguyện của sinh mệnh con người cần chính bản thân nói ra mới được tính. Ông trời sẽ căn cứ vào thệ nguyện đó mà an bài sắp xếp cuộc đời mỗi người. Nếu Đường Tăng không lấy được chân kinh, mê luyến nữ sắc và vinh hoa phú quý giữa đường; lúc đó có thể đã rơi xuống địa ngục. Nếu trên đường ông gặp miếu không thắp hương; gặp Phật không bái; gặp tháp không quét, không đủ thành kính; thì có lẽ đã tử vong giữa đường rồi. 

Ngày nay, nhiều đảng viên phải tuyên thệ khi gia nhập ĐCSTQ. Một khi bạn đã giơ tay xin thề với trời, vốn là hành vi của chủ nghĩa hữu Thần; thì tới một ngày bạn phải hoàn thành nó. ĐCSTQ mượn lời của Mao Trạch Đông nói muốn đấu với trời, đấu với đất, đấu với người. Lịch sử đã bước vào năm 2020, virus Vũ Hán (Covid-19) lây lan toàn cầu; nhiều quốc gia Âu Mỹ đã thức tỉnh và muốn tính sổ với ĐCSTQ. 

Thiên tai nhân họa chính là nhân quả báo ứng

Ở Trung Quốc, các loại thiên tai, hỏa hoạn, sấm chớp không ngừng xuất hiện; chính là thiên, địa, nhân muốn tiêu diệt ĐCSTQ; cũng chính là nhân quả báo ứng. Những đảng viên đi theo chúng liệu có bị chôn theo? Thần làm sao tha thứ cho bạn nếu bạn không xóa bỏ lời tuyên thệ này? Khi tuyên thệ có thể là vô tâm; cho rằng đó chỉ là hình thức, nhưng thực tế cộng đảng không phải vô tâm; nó là nghiêm túc đưa bạn vào danh sách. Khi nó bị báo ứng, bạn sẽ vì chúng mà uổng phí sinh mệnh nhỏ bé của mình hay sao?

Những quốc gia có tình hình dịch bệnh đột nhiên tăng nhanh; chẳng phải đều là những nước qua lại thân thiết với ĐCSTQ hoặc im lặng trước thế lực nhà nước ngầm hay sao? Mọi người cũng nên suy ngẫm một chút về điều này.

Còn tiếp…

Tác giả: Thiên Đồng Nhân

(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của Nguyện Ước)

Theo NTDTV