Văn hóa trà trong chùa
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, trà không chỉ là thức uống giải khát, giúp tinh thần tỉnh táo, mà trở thành văn hóa trà không thể thiếu trong chùa.
- Vì sao cổ nhân lại nói: “Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người”
- Phòng ngừa tai biến mạch máu não bằng một tách trà độc đáo của Đông y
Nguồn gốc văn hóa trà trong chùa
Qua hàng nghìn năm tôi luyện, các yếu tố văn hóa trong nội hàm của trà ngày một tăng lên, các thuộc tính tự nhiên của trà dần được chứa đựng trong yếu tố văn hóa. Phương pháp tu hành của Phật giáo quyết định mối quan hệ không thể tách rời giữa tăng nhân và trà.
Phương pháp tu hành chủ yếu của Phật giáo là Giới – Định – Huệ. Giới chính là yêu cầu tăng nhân không uống rượu, không ăn quá trưa, kiêng thịt và ăn rau. Định và huệ, nói một cách đơn giản, là yêu cầu tăng nhân tĩnh tâm, ngồi tĩnh tọa, trong trạng thái thiền định thì giác ngộ, thấu tỏ đạo lý.
Do đó, người xưa cho rằng nên có một loại chất dinh dưỡng bổ sung vừa phù hợp với giới luật của Phật giáo. Mà công dụng dược lý của trà, như dưỡng tâm, nâng cao tinh thần, thúc đẩy sản sinh nước bọt để làm dịu cơn khát, cũng như giàu chất dinh dưỡng, do vậy trà sẽ trở thành đồ uống lý tưởng của các tăng nhân. Vì vậy, các tăng nhân uống trà và dần dần hình thành văn hóa trà độc đáo trong chùa.
Các hình thức văn hóa trà trong chùa
Phật giáo rất xem trọng đồ uống, việc uống trà đã trở thành một phần quy định của chùa chiền. Lúc đầu, các tăng nhân tiếp thu phương pháp dân gian, đun sôi lá trà, hương liệu, trái cây cùng với nhãn, gừng v.v. được gọi là “trà tô”.
Vào thời nhà Tống, chùa Kính Sơn ở Dư Hàng cũng tổ chức tiệc trà, đồng thời sáng tạo ra “phương pháp điểm trà”, là nghiền búp non lá trà thành bột và pha với nước sôi, có tác dụng quan trọng trong việc thúc đẩy phổ biến phong tục uống trà dân gian. Trong chùa có bố trí một “phòng trà”, là nơi để các thiền tăng trao đổi về Phật lý, tiếp đãi những người cúng lễ cho chùa và thưởng thức trà thơm.
“Trống trà” trong thiền đường của chùa là loại trống dùng để triệu tập các tăng nhân uống trà. Chùa đặc biệt bố trí một “trà đầu” phụ trách đun nước, pha trà, dâng trà đãi khách, hơn nữa sẽ cử một vài “thí trà tăng” đến trước cửa chùa để dâng trà. Trà trong chùa được gọi là “trà tự viện”, thường có 3 công dụng: Cúng Phật, đãi khách và để cho các tăng nhân sử dụng.
Theo quy định, hàng ngày “trà thang” (cháo trà) được dâng trước Đức Phật, được gọi là “điện trà”; uống trà theo thời hạn thọ giới trước sau được gọi là “giới tịch trà”; mời tất cả các tăng nhân uống trà, được gọi là “phổ trà”; trà có được khi đi khất thực hóa duyên được gọi là “hóa trà”, v.v.
Pha trà, uống trà cũng là một hình thức tu luyện
Thông thường ngồi thiền được chia thành 6 giai đoạn, mỗi giai đoạn đốt một nén nhang, sau khi đốt một nén nhang, người giám sát trong chùa sẽ dâng trà 4, 5 lần để tinh thần sảng khoái và loại bỏ sự mệt mỏi do ngồi thiền trong thời gian dài.
Tăng ni trong chùa dùng trà kính Phật, kính thầy, tặng khách, cung cấp trà cho mình và thiện nam tín nữu uống, đàm luận Phật pháp, tu tâm dưỡng tính, tạo thành nghi thức “trà lễ” trang nghiêm. Trong “Phật Đạo trà nghệ” có ghi chép về nghi thức “Trà lễ Phật”: “Nghi lễ Phật trà” là một nghi thức đặc biệt để dâng hương bái Phật, kính Phật kính Sư và nó cũng là một nghệ thuật thưởng trà đặc biệt để pha trà mời khách, kết duyên và làm việc thiện.
Lễ Phật trà được tiến hành trong thiền phòng, trên cơ sở công tác chuẩn bị sẵn sàng mà chia làm 10 trình tự như sau: bước vào, dâng hương quỳ lạy, lễ Phật 3 lạy, bố thí rộng khắp cam lộ, tĩnh tọa thiền định, vén áo rửa tay, pha trà, kính trà dâng trà, thu cốc tiếp chén và hỏi thăm đường về.
Trà cũng là được đặt một vị trí trong Thiền môn, có thể nói pha trà và uống trà khá phù hợp với “Bát chánh đạo” mà Đức Phật đã dạy. Vì khi pha trà phải dùng tâm thái chính niệm, chính định, tập trung tinh thần, mới có màu sắc, hương thơm, vị ngon; thêm vào đó, thái độ uống trà tĩnh lặng cũng giống như ngồi thiền trong tu hành.
Có câu nói “trà thiền nhất vị”, có nghĩa là uống trà và tu thiền là một tư vị, một cách, tâm ý tương thông. Vào thời kỳ hưng thịnh của nhà Đường, thiền sư Triệu Châu, người được mệnh danh là “Triệu Châu Cổ Phật”, không chỉ thích uống trà mà còn thường dùng 3 chữ “uống trà đi” để tiếp đón các tăng nhân, nhờ đó 3 chữ Thiền ngữ này lan truyền khắp các chùa triền.
Theo Vision Times