Luân hồi: Bác sĩ người Mỹ chết đi sống lại
Luân hồi, nhiều người nghĩ dường như không có thật. Bởi họ chỉ tin vào những gì chính đôi mắt của nhục thân này nhìn thấy. Tuy nhiên, có nhiều người đã có các trải nghiệm tâm linh. Hơn 2500 năm trước, Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng về quy luật luân hồi, nhân quả. Ngày nay các nhà khoa học bắt đầu vén màn huyền bí luân hồi. Những câu chuyện chết đi sống lại đã được ghi nhận và thực chứng.
- Thấy lại 12 kiếp luân hồi trả nợ nghiệp của vị thiền sư
- Luân hồi: Câu chuyện có thật của cụ bà 92 tuổi
- Điều gì đợi con người sau khi chết: 7 cửa ải vào 6 nẻo luân hồi?
Một số học giả, giáo sư nổi tiếng như tiến sĩ y khoa Ian Stevenson, Raymond A. Moody, các tiến sĩ giáo sư Robert Almeder, Hans Holzer, Sylvia Cranston, Carey Williams, H.N. Banerjee, John Van Auken, đã xuất bản các cuốn sách nổi tiếng về các chuyện luân hồi điển hình, trung thực đã được kiểm chứng.
Đặc biệt là giáo sư Sylvia Cranston là một chuyên gia khảo cứu về luân hồi từ 30 năm nay. Bà là tác giả của các cuốn sách nổi tiếng về luân hồi như An East-West Anthology, Reincarnation in World Thought, Phoenix Fire Mystery…Bà đã từng đi diễn giảng tại Hoa Kỳ, Canada, Anh, New Zealand và đã xuất hiện nhiều lần trên phương tiện truyền thông.
Giáo sư Carey Williams, người Hoa Kỳ, chuyên gia y tế, phụ trách nhiều lớp giảng dạy về sự sống chết của con người.
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một câu chuyện trong cuốn “Luân hồi, một góc nhìn dưới giác độ khoa học, tín ngưỡng và xã hội” (Reincarnation, A New Horizon In Science, Religion and Society) của hai tác giả Cranston và Williams do nhà Xuất Bản Julian Press, New York, phát hành năm 1984.
- Thấy lại 10 kiếp luân hồi trả nợ nghiệp của vị thiền sư
- Luân hồi: Câu chuyện có thật của cụ bà 92 tuổi
- Điều gì đợi con người sau khi chết: 7 cửa ải vào 6 nẻo luân hồi
Nội dung chính
Một người chết đi sống lại do bệnh viêm phổi
Đó là câu chuyện lạ lùng của George Ritchie khi còn trẻ, người đã chết đi sống lại do căn bệnh viêm phổi. Sau sự việc này, George Ritchie đã trở thành vị bác sĩ trẻ tuổi nhất tốt nghiệp tại Ðại Học Virginia. Ông đã có một sự nghiệp rực rỡ về sau. George Ritchie là Chủ Tịch Hàn Lâm Viện Nội Khoa và Ngoại Khoa Richmond, chuyên về tâm trí. Ông là Viện Trưởng Viện Tâm Trí của Bệnh Viện Towers ở Charlotsville.
Câu chuyện đặc biệt này xảy ra khi George còn trẻ. Các khoa học gia cũng như các nhà tâm lý học đặc biệt chú ý đến trường hợp này. Bác sĩ Raymond Moody vừa là bác sĩ, vừa là nhà phân tâm học đã bỏ ra 5 năm để nghiên cứu trường hợp này. Ông là tác giả cuốn sách nổi tiếng “Life After Life” (Cuộc sống nối tiếp cuộc sống) có hàng triệu độc giả kể về Ritchie. Câu chuyện có thật này cũng được đưa lên màn ảnh với tựa đề “Vượt lên và trở về” (Beyond and Back). Bộ phim này đã làm chấn động dư luận. George Ritchie cũng đã viết sách về sự việc này của ông, cuốn sách có tên “My life after dying“.
Trường hợp chết đi sống lại của George Ritchie được thuật lại như sau:
George Ritchie sinh năm 1923. Lúc 20 tuổi, anh là một sinh viên y khoa với hoài bão trở thành bác sĩ. Tuy nhiên anh đã phải gia nhập quân đội. Anh được huấn luyện tại trại Barkeley, Texas. Vì thời đó cần bác sĩ phục vụ quân đội nên George Ritchie được chọn gửi đi học tại Ðại học Y Khoa Virginia.
Không may trước hôm đi, George Ritchie bị bệnh viêm phổi nặng, phải vào bệnh viện điều trị. Thời đó thuốc peniciline được coi là phát minh kỳ diệu nhưng cũng không chữa nổi căn bệnh sưng phổi. Bệnh tình của George Ritchie rất nghiêm trọng.
Người phụ trách trông khu vực George Ritchie điều trị đã thấy George Ritchie không còn dấu hiệu sống. Bác sĩ trực đến khám nghiệm, xác nhận George Ritchie đã chết. Ông ra lệnh làm thủ tục đem George Ritchie vào nhà xác. Chuyện diễn ra sau đó là sự việc lạ lùng thu hút nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới.
George Ritchie chết đi sống lại là một sự việc thật ly kỳ
Bác sĩ Donald G. Francy gọi trường hợp của George Ritchie sống lại là một trong những sự việc lạ lùng và ly kỳ nhất mà ông được biết. Bác sĩ chia sẻ:
“Bệnh nhân George Ritchie đã chết hẳn rồi lại sống lại. Sau đó mạnh khoẻ như bình thường là một trường hợp chưa từng có. Đáng lưu ý là nếu một người bị bệnh tim, khi tim ngưng đập có thể dùng cách này hay cách khác để làm tim đập lại. Nhưng trường hợp của George Ritchie là bị viêm phổi. Cơ thể đã bị nhiễm độc, các cơ quan trong người đều bị phá hủy thì việc làm cho trái tim đập lại không thể thực hiện được. Hơn nữa, George Ritchie đã chết ít nhất là 9 phút, theo lý thuyết thì bộ não hư hỏng sẽ không thể hồi phục toàn vẹn được.”
Về phía George Ritchie, khi đã được xác nhận là thực sự chết nhưng anh lại cảm thấy tinh thần tỉnh táo. Bỗng nhiên anh nhìn thấy thân thể mình được di chuyển đến một căn phòng nhỏ. Lúc này khoảng nửa đêm. Ý nghĩ đầu tiên là anh phải đi chuyến xe buýt sáng sớm để tới Trường Đại học y tại Richmond để kịp dự lễ khai giảng khóa mới. Anh tìm quần áo khắp trong phòng định thay để đến dự lễ khai giảng.
“Tôi đi vòng quanh, rồi lạnh cứng. Có người nào đó đang nằm trên giường tôi kìa! Tôi lại gần, đó là một người đàn ông còn trẻ, tóc mầu nâu cắt ngắn, nằm ngay đơ. Nhưng… không thể như thế được! Chính tôi vừa ra khỏi cái giường này mà. Tôi thắc mắc, khó hiểu sự kỳ lạ này. Thật là quá lạ lùng nghĩ đến việc này – nhưng không còn thời gian nữa!”
Anh đi tìm người phụ trách nơi đây để lấy lại quần áo. Ritchie trông thấy một trung sĩ đang ở ngoài hành lang. Anh chặn lại và nhờngười này giúp đỡ. Nhưng người ấy không thấy anh và cũng không nghe thấy anh nói. Anh ấy cứ tiếp tục đi thẳng khiến anh phải tránh ra nhường lối cho anh ấy đi.
Nóng lòng tới Trường Ðại học y, Ritchie ra khỏi bệnh viện rồi bay theo hướng bắc về Richmond. Anh phân vân không biết đi có đúng đường không.
Cảnh tượng nhìn thấy khi hồn lìa khỏi xác
George kể rằng: “Một con sông rộng ở phía dưới tôi. Tôi thấy có một cái cầu dài, cao và tít đằng xa bên kia sông. Có một thành phố lớn mà tôi chưa bao giờ đến cả. Tôi muốn đáp xuống kiếm người hỏi thăm. Tôi từ từ dừng lại. Ngay dưới tôi có hai con đường chập lại làm một và tôi bị cuốn hút bởi một luồng ánh sáng xanh chiếu ra từ một bảng hiệu gắn đèn nê-ông của một tòa nhà có mái ngói đỏ. Tấm bảng hiệu “Past Blue Ribbon Beer” treo ngay trên cửa sổ và trước nhà bảng hiệu “Cafe” lơ lửng trên cửa ra vào…
Tôi nhìn thấy một người đang bước đi trên con đường nhỏ dẫn vào quán Cafe bán đêm này. Tôi bèn xuống đi bên cạnh và hỏi: “Làm ơn cho tôi biết đây là thành phố nào?”
Ông ta vẫn tiếp tục đi thẳng… Chúng tôi tới quán cafe. Ông ta xoay tay nắm cửa bước vào. Có lẽ ông ta bị điếc chăng? Tôi lấy tay trái đập lên vai của ông ta. Không có gì cả mà hình như tay tôi vừa để vào khoảng không. Rõ ràng tôi thấy ông ta mà, tôi còn nhận ra ông ta có một chòm râu đen ở cằm cần phải cạo đi nữa.”
Khi đó, Ritchie chợt cảm thấy đi Richmond thật phù phiếm. Không ai thấy và nghe được anh: “Nếu tôi có trở về gia đình thì cũng chẳng ai thấy tôi? Ý tưởng cô đơn xâm chiếm tôi, dù sao tôi cũng phải về ngay nơi mà mọi người thấy tôi và nghe được tôi chứ.’
Rồi George Ritchie nghĩ đến cái xác còn đang ở bệnh viện. Ritchie đã vội vàng quay trở về bệnh viện tại Trại Barkeley. Tới nơi Ritchie đã phải xục xạo tìm lại cái xác nằm tại một trong hai trăm căn phòng của 5 ngàn binh sĩ đang ngủ.
Anh nhớ mình đã đeo nhẫn ở tay. Tìm mãi cuối cùng đã thấy một người chết có bàn tay đeo nhẫn. Lúc đó anh nhận ra thân xác và linh hồn của anh đã ở hai nơi riêng biệt.
Có phải anh đã được gặp thiên thần?
Đột nhiên có một luồng ánh sáng mạnh xuất hiện. Nó sáng đến mức cả triệu bóng đèn cùng bật một lúc. Lúc đó anh nhận ra có một người được làm bằng ánh sáng bước vào phòng. Anh nghĩ con người này tỏa ra sức thần thông hơn bất cứ ai mà anh từng gặp. Anh nghĩ hẳn đây phải là một thiên thần, không phải người bình thường.
Thiên thần ấy hỏi anh đã làm được gì trong đời. Câu hỏi được nhắc đi nhắc lại nhưng anh lẩn tránh. Cuối cùng anh đáp anh chẳng làm được gì trong suốt cuộc đời này.
Rồi thiên thần này đã dắt Ritchie đi đến một nơi nào đó. Ở đó anh nhìn thấy những người khi còn sống nghiện rượu. Nhưng ở nơi này, họ nhìn thấy người khác uống mà không được động đến một cái ly. Anh hiểu có lẽ đây là địa ngục dành cho người nghiện rượu.
Anh còn nhìn thấy những người tự tử vì thất vọng và những người say mê ái dục mà trở thành bất lực. Ritchie theo đạo Tin lành. Tuy đã được nghe những câu chuyện về quả báo nhưng Ritchie vẫn thấy giật mình khi nhìn thấy các cảnh tượng đau khổ của những người đó.
Rồi anh thấy mình đang ở trong một thư viện rộng mênh mông. Nơi đó có nhiều cuốn sách nói về vũ trụ, cuốn Thánh Kinh chỉ là một trong số đó mà thôi.
Thế rồi Ritchie được đưa tới tầng trời thứ ba. Ritchie bị ngất ngây vầng hào quang ánh sáng của một hình người mà sau này Ritchie nghĩ là đó chính là Ðức Chúa Giê su của người Thiên chúa giáo hoặc là Ðức Phật của những người theo Phật Giáo hay Đức giáo chủ Messiah của người Do Thái Giáo. Có lẽ tất cả đều đúng.
Tuy nhiên anh lại không được phép ở đó.
Nhập lại vào thân xác để trở về với sự sống cõi trần gian
Anh trở về nhân gian với cảm giác nuối tiếc. Anh cố gắng nhập vào cái xác đang nằm trên giường cuối cùng anh cảm thấy dường như mình lại chết một lần nữa. Đầu óc mơ màng, cuối cùng khi anh mở mắt ra anh nhìn thấy cô y tá.
Cô ấy nhìn cười với anh và nói “Thật vui mừng ông đã trở lại. Có lúc chúng tôi tưởng không thành công”. Sau này anh được biết rằng khi người trông trông nom bệnh viện chuẩn bị đưa anh vào nhà xác thì nhận ra tay của anh đã bị đổi vị trí. Người này vội báo bác sĩ.
Bác sĩ khám cẩn thận lần nữa và tuyên bố Ritchie đã chết hẳn. Nhưng người trông nom bệnh viện này không đồng ý. Anh ta đề xuất chích cho anh một mũi Adrenalin thẳng và tim. Bác sĩ đã chấp thuận, cuối cùng Ritchie đã sống lại. Về phương diện chuyên môn của y học thì đây là điều không thể. Bởi vì bệnh viêm phổi đã làm tê liệt tất cả các bộ phận trong cơ thể. Một mũi tiêm thuốc kích thích tim sẽ không thể cứu được các bộ phận đó. Vậy nên sự sống lại của anh là một chuyện thần kỳ.
Sau khi ra viện anh gầy đến mức chỉ có da bọc xương. Mất đúng một năm mới hoàn toàn bình phục. Sau đó anh lại tham gia vào quân đội. Khi chiến tranh kết thúc anh đã thi đỗ bác sĩ và trở thành một bác sĩ chuyên khoa vì tâm trí.
Một sự nghiệp thành công theo lĩnh vực nghiên cứu về sống chết của con người
“Khi tôi thi vào chương trình nội trú tại Ðại học y Virginia, một người bạn đã khuyên tôi đừng nên cho Ban tuyển chọn biết chuyện tôi đã từng có linh hồn ly thể vì họ có thể nghi ngờ tôi. Người đầu tiên phỏng vấn tôi là Bác sĩ Wilfred Abse, giáo sư ngành Phân tâm học, Tâm lý học thuộc Viện Tâm trí và là một trong những người đứng đầu ngành Phân tâm học tại Virginia. Ngay khi bước vào phòng Bác sĩ Abse đã nói với tôi:
“Này bác sĩ Ritchie, hình như anh đã được gặp Chúa Giê-su?”.
Lúc đó tôi đã nghĩ rằng tôi không có cơ hội được vào chương trình này nữa. Bác sĩ Abse là người Do Thái. Ông ấy đã trực tiếp phỏng vấn tôi. Tôi đã nói hết sự thật và không dấu diếm chút nào về việc xảy ra tại Trại Barkeley, Texas.
Không thể ngờ là hai tuần lễ sau cuộc phỏng vấn tôi nhận được thư thông báo rằng Ban Tuyển chọn đã chấp nhận tôi vào học chương trình nội trú. Tôi đã trở thành một bác sĩ về tâm trí”.
“Những năm sau này, Bác sĩ Abse trở thành người bạn thân của tôi. Trong một câu chuyện giữa chúng tôi, bác sĩ Abse nói: “Mọi người nơi đây đều biết rõ câu chuyện xuất hồn của anh. Nếu trong cuộc phỏng vấn anh dấu diếm thì tôi đã không chọn anh vì cho anh là một người không có tinh thần vững vàng. Một người như vậy ắt hẳn không thể phân biệt đâu là sự thật, đâu là ảo tưởng.”
Cũng tại bệnh viện này, George Ritchie đã tiến tới chức vụ Viện Trưởng Viện Tâm Trí. Trong những năm về sau, George Ritchie đã có một sự nghiệp thành công. Ông là Chủ Tịch Hàn Lâm Viện Nội Khoa và Ngoại Khoa Richmond, chuyên về tâm trí. Đồng thời giữ chức vụ Viện trưởng Viện tâm trí của Bệnh Viện Towers ở Charlotsville. Ông đã xuất bản cuốn sách “Cuộc sống của tối sau khi chết với lời tựa đề “”9 phút trên thiên đàng dạy tôi cách sống ở nhân gian”. Ông mất năm 2007, thọ 84 tuổi.