Một người Công giáo tu luyện Pháp Luân Công thì sẽ có gì khác biệt? Dưới đây là hành trình tu luyện đầy gian nan mà cũng lắm hạnh phúc của tôi.

Như đã giới thiệu ở Phần 1 về quá trình tôi biết đến Pháp Luân Công. Ở phần 2 này tôi sẽ chia sẻ về hành trình hơn 10 năm tu luyện Pháp Luân Công của tôi: 

Từ những sai lầm chết người, đến hạnh phúc trong mâu thuẫn khác biệt

Dù là người rất gia trưởng và độc đoán, nhưng tôi vẫn tự cho rằng ở mức độ chấp nhận được. Sau những phát hiện qua nhiều trải nghiệm cụ thể thiết thân về Pháp Luân Công, nhưng vì thiếu kiềm chế, tôi đã bị làm hại bởi tâm hoan hỷ (quá vui mừng phấn khích). Tôi bày tỏ ý định muốn dẹp bỏ bàn thờ Chúa. Dù chưa là giông bão, nhưng ngay lập tức, sóng gió đã nổi lên. Gia đình cho rằng, tôi đã bị điên loạn, hoặc tâm thần đang có vấn đề và kịch liệt phản đối. Tôi biết mình đã sai lầm nghiêm trọng.

Sai lầm ấy đã gây ra những hệ lụy tồi tệ: Hình ảnh Pháp Luân Công bị bôi nhọ; thành kiến xấu về Pháp môn là không thể tránh khỏi. Đến nỗi rằng, ngay trong những phút đầu tiên của bài giảng Thứ nhất, khi nói về 43 và 44 tuổi, Sư phụ của tôi đã bị những nhận xét không mấy tích cực; trước hết từ ngay vợ mình, vì tôi thường mở máy để nghe giảng trên mạng mà nhà thì chật, lại chỉ có một cái máy, khi mở lên ai cũng có thể nghe.

Hết sức đau lòng, nhưng không muốn tranh cãi; vì biết sai lầm của mình đã gây ra thành kiến xấu. Và, khi đã “không ưa thì dưa cũng có dòi” là điều không lạ.

Người công giáo; Người công giáo Việt Nam; Công giáo là gì; hành trình tu luyện
Tâm hoan hỷ đã khiến tôi có một số hành động hơi cực đoan

Tu luyện thiết thực từ những hành động nhỏ nhất

Từ đó, tôi rút ra bài học xương máu rằng, vẻ đẹp Pháp Luân Công không thể chỉ là những lời nói suông, dù hay ho và đúng đắn đến đâu; mà phải được minh chứng bằng những hành động thiết thực trong đời sống của chính mình. Phải tu sửa tâm tính, chuyển hóa nếp nghĩ và thay đổi đời sống; nghĩa là hoàn toàn lột xác.

Sau đó, trong âm thầm, tôi suy nghĩ rồi quyết định dứt khoát bỏ hẳn bia rượu. Đây là một thói quen và thú vui lớn, vốn đã gắn bó từ rất lâu. Rất, rất khó chịu, nhưng rồi cũng qua thật nhanh.

Và trong thinh lặng, tôi tự động tình nguyện rửa chén, lau nhà, giặt đồ và thực hiện tất cả những việc không tên khác một cách tích cực. Những việc ấy là rất bình thường với mọi người, nhưng với tôi thì không bình thường chút nào; vì từ nhỏ đến giờ, tôi chưa một lần thực hiện.

Thời kỳ đầu, cùng với vợ, tôi vẫn đi lễ bình thường; nhưng với tâm thế đang thực hiện một công việc, trong lòng vẫn thầm niệm Pháp. Đi, để phù hợp tối đa với xã hội người thường và cũng để ‘nội tướng’ vui lòng.

‘Nội tướng’ nói nhiều lời khiến tôi động tâm

Thời kỳ tiếp theo, nội tướng vẫn không vui nổi, khi thấy tôi không đi xưng tội rước lễ; ngay cả những ngày lễ được cho là rất lớn và vô cùng quan trọng. Bà xã càng không vui và đi đến thất vọng khi biết quyết tâm của tôi. Cuối cùng, hoàn toàn tuyệt vọng, nhiều lần bà khóc và đã có những lời chấn động tâm can:

“…Tôi yếu lắm rồi, và sẽ chết không nhắm mắt nếu ông vẫn từ chối ơn Chúa”

Hoặc

“…Tôi thấy mình bị lừa, bởi ông không thực hiện lời thề hứa trên bàn Thánh năm xưa. Ông là Giuđa phản bội, là kẻ bán Chúa…”

“…Gia đình mình thật vô phúc khi ông bỏ Chúa, rối đạo. Làm sao giáo dục con cháu sau này…” Trong nước mắt, bà thổn thức lo lắng.

Rất đau lòng khi phải nghe những lời đại loại như thế. Vì tôi không phải gỗ đá và luôn rất mực yêu thương trân trọng một nửa của mình.

Dù vậy, không buông tay, bà vẫn kiên trì cầu nguyện. Hàng ngày, bà thường khóc khi đi dâng lễ và luôn đẫm nước mắt cầu nguyện cho tôi “Trở lại ân nghĩa Chúa”. Đặc biệt, bà rất sợ tôi bị “mất linh hồn, sa địa ngục”. Bà thường tích cực kêu cầu Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II từ khi vị này được Giáo hội Công giáo phong Thánh, vì đó là người rất thân mến và hết sức gần gũi của bà.

Công giáo việt nam; Công giáo la mã; Công giáo và thiên chúa; hành trình tu luyện
Bà xã sợ tôi bị “mất linh hồn, sa địa ngục”

Tôi lựa lời giải thích cho bà xã

Lần kia, chúng tôi đi Đà Lạt tĩnh dưỡng. Vì sau khi bị tai biến não, bà rất yếu với di chứng “nói ngọng, đi không vững”. Tạm trú ở nhà thờ lớn Đà Lạt, bà vẫn đi lễ một mình. Ở đây, đi đến đâu thấy chúng tôi luôn tay trong tay, nhiều người đã nói “ …Ông bà thật hạnh phúc…”, bà thinh lặng nhưng mắt lấp lánh niềm vui.

Tất nhiên, tôi không hoàn toàn im lặng. Hương, tên người con gái lớn, tôi vẫn lấy tên con gái để gọi nội tướng mình. Thỉnh thoảng, tôi nhẹ nhàng rủ rỉ:

“Này Má Hương, tất cả các đạo luật và giáo lý nhiêu khê với nhiều chương, nhiều khoản của mọi tôn giáo và tín ngưỡng, đều nằm gọn trong 3 chữ Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công. Thực hiện cho tốt ba chữ này là đủ. Đơn giản thế, nhưng không hề là dễ dàng, phải học và thực hành vất vả suốt cả đời đó Má Hương”.

Tôi vẫn đang ‘xưng tội’ hàng giờ

Khi bà nhắc phải đi xưng tội, tôi ôn tồn trả lời:

“Trong Thánh lễ, khi đọc tới Kinh Sám hối, mỗi người đều tự đấm ngực 3 lần và đọc rằng: ‘…Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng…’ như một cái máy được rập khuôn, đầy tính hình thức, không chút biểu cảm.

Hỏi thật Má Hương, trong cả trăm cái máy như thế, có được mấy người đủ dũng cảm, đủ chân thành để sáng suốt nhận lỗi về mình trong 3 lần đấm ngực rất tượng trưng kia? Cái công thức mang tính đóng khung như thế, tôi đã thực hiện mấy chục năm rồi. Nay quá nản, đến gần như sợ hãi, không còn chút nào hứng thú.

Này Má Hương, khi tôi ngồi yên thinh lặng, chính là lúc tôi nhìn lại mình; tự kiểm điểm bản thân để nhận ra những yếu kém và thiếu sót; rồi tự điều chỉnh sửa sai. Quá trình này gọi là ‘Hướng nội, là quy chính bản thân’ đấy. Như vậy, tôi không chỉ xưng tội mỗi tuần hoặc mỗi tháng một lần, mà là hàng ngày hàng giờ…”.

Công giáo và cơ đốc giáo; Công giáo ở việt nam; Công giáo la mã là gì; hành trình tu luyện
Người tu luyện Pháp Luân Công thường xuyên hướng nội để tìm ra sai sót của bản thân

Để người nhà lý giải được, cũng là một quá trình gian nan

Lần khác, tôi lại từ tốn: “Đi luyện công cũng là ‘làm việc đền tội’ theo cách nói của bà. Vì khi ngồi Thiền là ‘Tiêu trừ nghiệp lực’, chân thường đau lắm như bà đã biết. Thánh lễ chỉ khoảng 1 giờ, còn luyện công 2 buổi, mỗi buổi 2 giờ 30 phút, vậy là 5 giờ/ngày. Chẳng cần nói nhiều, Má Hương tự hiểu”

Bà nghe, nhưng nét mặt chỉ giãn ra đôi chút, không hoàn toàn thoải mái. Bà không thể hiểu và càng không chấp nhận được, kiểu sống đạo mà không đến nhà thờ.

Tôi hướng dẫn cho bà các động tác tập công. Bà rất cố gắng ngồi xếp bằng song bàn, kiết già (hai chân bắt chéo) đến nỗi phải lấy gối đá đè lên chân, nhưng thành công rất chậm. Chân cứng, bà đau quá. Dù vậy, bà vẫn rất thích tập công, vì thực sự khỏe người, rất cụ thể thiết thân.

Tiểu học và Đại học

Tôi tự ghi âm được hơn 500 bài viết trên trang Minh Huệ để học hỏi những kinh nghiệm từ các đồng tu Trung quốc và trên khắp thế giới. Tôi thường mở lớn để nghe và tất nhiên, nhờ đó bà có thêm kiến thức về Pháp môn. Cũng đủ để bà biết rằng, khi ngồi Phát chánh niệm là sử dụng Phật pháp thần thông. Vì vậy, mỗi khi thấy tôi thinh lặng, ngồi xuống, làm thế tay để Phát chánh niệm, bà rất trân trọng.

Bà nhiệt tình khuyến khích: “…Ngài Lý Hồng Chí là một vị Thánh do Chúa dựng nên. Như vậy, vẫn thờ Chúa và cùng theo Ngài Lý Hồng Chí thì càng tốt chứ sao…”

Tôi thinh lặng không giải thích. Tôi nghĩ duyên phận của mỗi người là khác nhau. Bà không thể tin và cũng chẳng thể hình dung, đó là vị thần vô cùng vĩ đại.

Công giáo và thiên chúa giáo; Theo công giáo; Theo đạo công giáo; hành trình tu luyện
Các học viên Pháp Luân Công đang luyện bài công pháp số 5

Kinh Thánh và Kinh Phật

Xưa kia, Chúa Giêsu và Đức Phật khi giáng trần chuyển sinh, ngay cả họ hàng và người thân đều không thể nhận ra. Cũng vậy, hôm nay, vị thần vĩ đại kia đến trần gian không giống chút nào với suy nghĩ và cách hình dung của nhân loại, nhưng chỉ những ai đủ duyên phận mới nhận ra Ngài mà thôi.

Hơn 2000 năm trước, vì trình độ và nhận thức của nhân loại thời đó, cả Chúa Giêsu và Đức Phật đều không thể nói hết với con người những điều cần nói. Chúa Giêsu từng nói “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi” (Ga 16,12). 

Dụ ngôn kể rằng, một lần kia, cầm nắm lá trong tay, Đức Phật hỏi các đệ tử rằng “Lá trong tay ta nhiều, hay lá trên rừng nhiều”. Các đệ tử đáp “Lá trên rừng nhiều”. Đức Phật ôn tồn bảo “Cũng vậy, điều ta thụ đắc giống như lá trên rừng; còn điều truyền đạt cho các con chỉ như nắm lá trong tay mà thôi”.

Một điều rất quan trọng là, cả Phật và Chúa đều không đích thân tự mình viết Kinh Thánh hoặc Kinh Phật. Lịch sử ghi lại, Chúa Giêsu chỉ viết duy nhất một lần… trên cát, khi Ngài đang ngồi cúi đầu trong vụ xử án người phụ nữ ngoại tình. Kinh Thánh được viết qua vài thập niên, sau ngày Chúa về trời. Kinh Phật thì muộn hơn, khoảng 500 năm sau khi Đức Phật nhập diệt.

Là học sinh tiểu học trên hành trình tu luyện tâm tính

Qua hơn 2000 năm, đến nay, các tôn giáo lớn không còn như thuở đầu theo ý của các Đấng giáo chủ sáng lập. Chẳng mấy khó khăn để nhận ra điều này. Ngày nay, nó quá nặng nề về hình thức, rất ồn ào và mang đầy tính khoa trương để che phủ phía sau là quyền lực, quyền bính và quyền lợi. 

Trong khi đó, Chúa, Phật,Thánh,Thần chỉ nhìn vào lòng người (nhân tâm) mà không cần bất cứ hình thức nào do con người đặt ra. Dù được nhân danh các lý do cao cả và thiêng liêng đến đâu, vì “…Trời xa Đất bao nhiêu, thì ý con người cách xa ý Thượng Đế bấy nhiêu”, Thánh Kinh đã viết rõ ràng như vậy.

Pháp Luân Công không phải là tôn giáo, còn được biết đến với những tên gọi khác là Pháp Luân Đại Pháp, Đại Pháp vũ trụ.

Quả thật, tôi như một học sinh Tiểu học bước vào môi trường Đại học trên đường tâm linh khi gắn bó với Pháp Luân Công. Qua đó, Nhân sinh quan, Thế giới quan, Vũ trụ quan từng bước, đang dần được cải thiện và thay đổi.

TÂM TÌNH MỘT NGƯỜI CÔNG GIÁO GẮN BÓ VỚI PHÁP LUÂN CÔNG: HÀNH TRÌNH TU LUYỆN
Các học viên Pháp Luân Công đang luyện bài công pháp số 2

Thiên đàng nhỏ, hàng ngày tôi đi học

Siêng năng đi luyện công vì biết rõ nghiệp lực sẽ được tiêu trừ khi chịu đau đớn lúc đả tọa (ngồi Thiền), và cũng vì ý thức quỹ thời gian hạn hẹp đời mình. Tôi đến công viên luyện công ngày 2 buổi, thức dậy lúc 3 giờ 30 sáng, không cần đồng hồ báo thức. 

Hàng ngày, nội tướng quan tâm và chuẩn bị cho tôi từng bộ quần áo để tôi “đi học”- tức đi luyện công, theo cách nói của bà. Mỗi khi nghĩ đến từ “đi học” mà bà thường nói, lòng lại thấy vui vui. Con đường tu luyện của tôi không có gì lớn lao hoặc xuất sắc nổi bật. Chỉ là, tích cực làm 3 việc theo yêu cầu của Sư phụ trong điều kiện của mình, không cưỡng cầu điều gì.

Nội tướng của tôi, một người cả đời không biết nói dối. Trong thời buổi đầy đảo điên này, đó không phải là nét son và món quà vô cùng quý giá hay sao? Nhưng đồng thời, mẫu người này dường như vụng về khờ khạo, dễ bị dẫn động dối gạt; vì luôn nghĩ rằng, ai cũng hồn nhiên và đơn sơ chân thành giống mình.

Hiện nay, gia đình tôi là một Thiên đường nhỏ, luôn tràn ngập niềm vui và tiếng cười đùa. Tất nhiên, vẫn tồn tại những bất hòa, cả tranh cãi nữa. Làm thế nào để biến các tranh cãi thành những niềm vui là cả một nghệ thuật, vừa dễ vừa khó.

Nhưng khi thực sự bước vào tu luyện, những điều tốt lành ấy sẽ đến một cách tự nhiên mà không cần chút nào cố gắng. Vì khi thực tâm tu luyện là đã phải hết mình cố gắng rồi.

Tạm kết

TÂM TÌNH MỘT NGƯỜI CÔNG GIÁO GẮN BÓ VỚI PHÁP LUÂN CÔNG: HÀNH TRÌNH TU LUYỆN
Hai vợ chồng bác Trúc Lâm

Đức Phật từng nói đại ý rằng, “…Thắng trăm vạn quân không bằng chiến thắng bản thân, thắng chính mình là chiến công oanh liệt nhất…”.

Một hiền nhân lại bảo rằng, “…Thời thanh niên, tôi muốn thay đổi cả thế giới, nhưng thất bại. Tuổi trung niên, tôi lại muốn thay đổi môi trường xung quanh, song vẫn không thành công. Và nay, khi đã về già, tôi chỉ muốn thay đổi chính mình, nhưng sao khó quá…”.

Pháp Luân Công là Pháp môn có sức mạnh thần kỳ, giúp cải biến và đổi thay nhanh chóng cả Thân thể và Tâm hồn. Tôi tự hào và thấy mình đặc biệt may mắn, vì vào thời mạt thế, mạt Pháp, tôi đã gặp được Pháp môn quá đỗi vi diệu này, ngay vào lúc cuối đời.

Hành trình tu luyện của tôi rất bình thường, không có gì nổi bật xuất sắc và luôn thấy mình kém cỏi, nhưng tôi sẽ cố gắng để ngày một tốt hơn.