9 loại thiền định phổ biến: Phương pháp nào dành cho bạn?
Trên thế giới hiện nay có khoảng 9 loại thiền định phổ biến, nhưng không phải loại nào cũng phù hợp với tất cả mọi người.
- Lớp học thiền trực tuyến miễn phí đang được nhiều người quan tâm
- Tác dụng tuyệt vời của thiền định đối với sức khỏe
Thiền định là một phương pháp cổ xưa giúp con người kết nối nội tâm. Nhiều nghiên cứu cho thấy thiền định có thể mang đến nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần; giúp cải thiện hệ miễn dịch, khiến tinh thần tươi vui.
Tuy nhiên mỗi loại thiền định lại có yêu cầu khác nhau, đòi hỏi các kỹ năng và tư duy riêng biệt. Vậy làm thế nào để biết bản thân phù hợp với loại thiền định nào?
“Đó là những gì bạn cảm thấy thoải mái và những gì bạn khao khát được tập luyện”, Mira Dessy, một thiền sư và chuyên gia dinh dưỡng toàn diện chia sẻ.
Có 9 loại thiền định đang được phổ biến ngày nay đó là:
- Thiền chánh niệm
- Thiền tâm linh
- Thiền tập trung
- Thiền động
- Thiền niệm chú
- Thiền siêu việt
- Thư giãn cơ tiến bộ
- Thiền tâm từ
- Thiền quán
Nội dung chính
1. Thiền chánh niệm
Thiền chánh niệm bắt nguồn từ Phật giáo và là phương pháp thiền được nghiên cứu rộng rãi nhất ở phương Tây.
Trong thiền chánh niệm, bạn để ý đến từng suy nghĩ nhỏ của mình khi chúng vừa xuất hiện. Bạn không đưa ra bất kỳ nhận xét nào về những suy nghĩ này mà chỉ quan sát và ghi nhớ nó.
Loại thiền định này kết hợp sự tập trung với nhận thức. Trong khi quan sát bất kỳ cảm giác, suy nghĩ, hoặc cảm giác nào của cơ thể, bạn có thể tập trung vào một đối tượng hoặc là hơi thở để duy trì chánh niệm.
Thiền chánh niệm phù hợp với những người không có thầy hướng dẫn, vì bạn có thể dễ dàng thực hành một mình.
2. Thiền tâm linh
Thiền tâm linh phổ biến trong gần như tất cả các tôn giáo và tâm linh truyền thống. Các phương pháp thiền tâm linh vô cùng phong phú đa dạng, nó tùy thuộc vào các truyền thống tâm linh trên thế giới.
Theo một nghiên cứu vào năm 2017, thiền tâm linh chú trọng vào việc phát triển nhận thức sâu hơn về ý nghĩa tâm linh hay tôn giáo; đồng thời kết nối với vị Thần, Phật, Sáng Thế Chủ của họ. Có thể kể ra một vài ví dụ như: Lời cầu nguyện, chiêm niệm của Cơ Đốc giáo; Sufi dhikr (tưởng nhớ đến Chúa); Thực hành Kabbalah của người Do Thái.
Phương pháp thiền định này có thể thực hành tại nhà hoặc nơi thờ tự. Nó phù hợp cho những người tìm kiếm sự phát triển tâm linh.
3. Thiền tập trung
Thiền tập trung bao gồm sự chú tâm sử dụng bất kỳ giác quan nào trong số 5 giác quan. Ví dụ như bạn có thể tập trung vào những thứ bên trong như hơi thở; hoặc bạn cũng có thể thực hiện một số động tác bên ngoài để gia tăng sự chú ý.
Có thể kể đến một vài phương pháp như: Đếm hạt trong chuỗi hạt Kim Cang; nghe tiếng cồng; nhìn chú tâm vào ngọn lửa nến; đếm nhịp thở; nhìn thẳng vào mặt trăng.
Phương pháp thiền này về lý thuyết thì có thể đơn giản, nhưng khi thực hành thì có thể sẽ gây đôi chút khó khăn cho những người không quen tập trung lâu.
Nếu tâm trí bạn thường xuyên rong ruổi không tập trung được thì phương pháp này có thể phát huy tác dụng; nó có thể tăng cường sự chú ý của bạn.
4. Thiền động
Nói đến thiền động thì có thể mọi người sẽ nghĩ đến yoga. Tuy nhiên loại thiền này còn có nhiều hình thức khác nhau: Đi dạo; làm vườn; khí công; Thái cực quyền; các hình thức vận động nhẹ nhàng khác.
Đây là một hình thức thiền chủ động, trong đó việc chuyển động sẽ giúp bạn kết nối sâu hơn với cơ thể và giây phút hiện tại.
Thiền động sẽ phù hợp cho những người muốn tìm thấy sự bình yên trong hành động và nâng cao nhận thức về cơ thể.
5. Thiền niệm chú
Thiền niệm chú phổ biến trong nhiều giáo lý, bao gồm cả truyền thống Ấn Độ giáo và Phật giáo. Phương pháp thiền này sử dụng âm thanh lặp đi lặp lại để giải tỏa tâm trí. Nó có thể là một từ, cụm từ, hay là một âm thanh nào đó. Một trong những từ phổ biến nhất là “Om”.
Bạn có thể niệm thần chú to hoặc nhỏ. Sau khi niệm một thời gian thì tâm trí bạn sẽ tỉnh táo hơn và có thể hòa hợp với môi trường xung quanh. Điều này cho phép bạn có những trải nghiệm sâu sắc hơn về nhận thức.
Có người thích thiền niệm chú vì họ cảm thấy tập trung vào một từ thì dễ hơn là vào hơi thở. Có người thì lại thích cảm giác rung động của âm thanh trong cơ thể.
Phương pháp này có thể phù hợp cho những người không thích im lặng và thích sự lặp lại.
6. Thiền siêu việt
Thiền siêu việt là chủ đề thường được nghiên cứu trong cộng đồng khoa học.
Maharishi Mahesh Yogi đã sáng lập ra phương pháp thiền này như là một cách để làm dịu tâm trí; giúp tạo ra trạng thái tĩnh lặng và bình yên. Nó dành cho những ai muốn có một cách tiếp cận dễ dàng hơn với nội tâm
7. Thư giãn cơ tiến bộ
Thư giãn cơ tiến bộ còn được gọi là thiền quét toàn thân hay thiền quét cơ thể. Nó giúp giảm căng thẳng trong cơ thể và thúc đẩy sự thư giãn.
Về cơ bản, phương pháp này bao gồm việc từ từ co thắt và thư giãn từng nhóm cơ tại một thời điểm trên toàn cơ thể.
Đôi khi bạn cũng được khuyến khích tưởng tượng ra có một làn sóng nhẹ nhàng chảy trong cơ thể để giúp giải phóng bất kỳ căng thẳng nào.
Phương pháp thiền này thường được dùng để giảm căng thẳng và thư giãn trước khi đi ngủ.
8. Thiền tâm từ
Thiền tâm từ là phương pháp giúp tăng lòng từ bi, khoan dung, sự chấp nhận đối với bản thân và những người khác.
Nó thường bao gồm việc mở rộng tâm hồn để đón nhận tình yêu thương từ người khác. Sau đó gửi những lời chúc tốt đẹp đến những người thân yêu, bạn bè, người quen và tất cả những người khác.
Phương pháp thiền này có thể sẽ rất hữu ích với những người thường có cảm xúc tức giận hay phẫn uất.
9. Thiền quán
Thiền quán hay thiền quán tưởng là một phương pháp tập trung vào việc nâng cao cảm giác thư thái, bình yên và tĩnh lặng bằng cách hình dung ra những cảnh, hình ảnh hoặc con số tích cực.
Bạn có thể tưởng tượng ra một cảnh sống động và sử dụng cả 5 giác quan để thêm nhiều chi tiết nhất có thể.
Còn có một hình thức quán tưởng khác, nó yêu cầu bạn tưởng tượng rằng mình đang thành công với những mục tiêu cụ thể; việc này giúp tăng cường sự tập trung và động lực.
Nhiều người sử dụng thiền quán tưởng để cải thiện tâm trạng của họ, giảm căng thẳng và tìm đến sự bình yên trong tâm hồn.
***
Ngoài 9 phương pháp thiền định phổ biến ở trên, còn có một phương pháp thiền định hiện đang được nhiều người quan tâm, với hơn 100 triệu người theo tập trên thế giới. Đặc biệt là bạn có thể tham gia học online hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn quan tâm thì có thể vào đường link tại đây để được hướng dẫn cụ thể hơn.
Theo Healthline
Xem thêm video: