Con đường cầu Phật chữa bệnh của một cán bộ viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Đi khắp nơi cầu Phật chữa bệnh, tốn bao nhiêu tiền đều không hiệu quả. Cuộc đời cán bộ viện kiểm sát nhân dân chỉ thay đổi từ khi biết đến Pháp Luân Công.
Bác Đào Thị Yến, sinh năm 1949, quê Hưng Yên, hiện đang sống tại Thanh Trì, Hà Nội. Bác nguyên công tác tại Viện kiểm sát tỉnh Hải Hưng, sau tách tỉnh thành Hưng Yên. Bác sinh ra trong gia đình có nề nếp, trí thức. Chồng bác là cán bộ sĩ quan quân đội và là thương binh. Cuộc đời của bác không có gì đặc biệt cho đến ngày người chồng bị tai biến, liệt nửa người, phải có người chăm sóc, khi mới 56 tuổi.
Đứng trước việc chồng mắc bệnh, bản thân cũng bệnh tật đầy mình, một nách nuôi 3 con ăn học, một mình phải lo toan tất cả. Tâm, thân đều mệt mỏi. Bế tắc bác tìm đến con đường tín Phật, mê tín dù lúc đó bác đang làm trong ngành kiểm sát…
- Vượt qua quãng đời nghiện ma túy, tìm về với Phật Pháp
- Món quà từ Thiên thượng ban tặng người phụ nữ mồ côi cả cha lẫn mẹ
Nội dung chính
Những chuyến hầu đồng xa nhà, cầu Phật chữa bệnh không linh
Lúc bác Yến 49 tuổi, bác trai 56 tuổi thì bị tai biến, liệt nửa người. Từ năm 1998 đến năm 2012, trong suốt 14 năm này, bác trai liên tục phải cấp cứu tại bệnh viện 108. Một thân vừa phải chăm chồng, nuôi dạy con khôn lớn, vừa phải làm việc nhà nước, làm thêm,… khiến bác Yến luôn trong tâm trạng buồn phiền, đau khổ. Thấy mình khổ quá, không biết ăn ở thế nào mà phải chịu nhiều nỗi tai ương, vất vả như vậy…
Muốn tìm con đường may mắn nào đó, bác Yến tìm đến thầy bói, bà đồng. Thầy nào cũng nói dựa: “Không cúng bái thì không cứu được chồng con đâu”. Vốn đang công tác, lại làm bên luật, xử án từ việc mê tín đến các vấn đề trong xã hội, giờ lại tin vào bói toán? Không còn cách nào, bác Yến vẫn theo đoàn hầu đồng đi khắp tỉnh thành. Vì sợ ảnh hưởng đến công việc, bác phải đi hầu xa. Đồng Đăng, Yên Bái, Cửa Ông,… nơi nào cũng có bước chân của bác. Tiền đổ vào không biết bao nhiêu. Dù khấn xin đến mỏi miệng, dù tiền cúng tiến không ít nhưng bệnh chồng chẳng khỏi mà bệnh của mình lại tăng thêm…
Mắc nhiều thứ bệnh, mong tìm pháp môn chân chính để tu
Bác Yến mắc nhiều bệnh: Tiền đình, trĩ nội, trĩ ngoại, đau nửa đầu bên phải; bệnh gan, thận, viêm đa khớp, huyết áp, đường ruột; bệnh gai đôi cột sống đi không ngay ngắn, đau đớn nhất vào mùa đông… Bệnh nguy hiểm nhất có thể gây mất mạng là bệnh bướu cổ, bazado đã biến chứng vào tim, tay chân run. Tháng nào bác cũng đi bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Thuốc uống từng nắm, chữa bệnh này chưa khỏi lại đến bệnh khác. Tiền lương lĩnh về chỉ đủ mua thuốc. Lưng bác khòng xuống, mặt mũi nhăn nheo, đau khổ. Theo như bác nói, lúc ấy bác như một bà già đau khổ vì sút 14kg, người teo tóp, xanh xao,…
Hầu đồng không tác dụng, bác quyết định tu sang Phật giáo. Cầu Phật chữa bệnh là con đường duy nhất lúc này với bác. Bác tu Thiền Tông, Tịnh Độ,… Ngày ngày đọc kinh sách, thành tâm cầu Phật chữa bệnh nhưng bệnh chẳng tiêu tan…
Hơn 20 năm quy Phật, chẳng có điều gì thay đổi đến với gia đình bác. Người chồng vẫn nằm liệt giường, thân bác thì tàn tạ vì bệnh tật, tiền thì cạn túi. Trong một lần leo được lên núi Yên Tử, tưởng đứt mạch máu não, bác khẩn cầu Đức Phật. “Xin Ngài cho con gặp được Pháp chân chính để tu, chứ con tu nhiều môn mà bệnh chẳng khỏi. Cuộc đời thấy khổ quá rồi…”
Pháp môn chân chính độ người có đủ duyên
Sau lời khẩn cầu chân chính ấy, vào đầu năm 2012, một người bạn gọi điện cho bác. Người bạn nói có một môn tu rất tốt, tu môn này không những tâm tính tốt, tốt cho cả sức khỏe…
Một bạn trẻ tên Tùng đã xuống tận nhà giúp bác tập động tác và đọc sách. Bác rủ thêm hàng xóm luyện công cùng. Sau một tuần tập, bác bị “miệng nôn trôn tháo”, trời đất đảo lộn. Đi mà cứ như đi lộn ngược, bước đi là ngã; chân tay thì sưng to, đau đớn không đi được. Sợ quá, bác đi bó thuốc, bó chặt chân vì cứ đứng dậy là ngã… Một số học viên đã đến và giúp bác hiểu ra chuyện gì. Đây chỉ là phản ứng tốt của thân thể sau khi luyện công; những vật chất xấu đang được đào thải ra nên phải chịu khổ một chút.
Khi minh bạch và có cách đối đãi chính thường, bác buông sợ hãi. Ngày hôm sau, mọi triệu chứng bệnh hết sạch, người bác khỏe thấy rõ. Những cơn đau do các bệnh của bác cũng vì thế mà giảm nhiều, rồi dần dần hết lúc nào không hay.
Những điều tốt đẹp khi tu luyện Pháp môn chân chính
Ngay sau khi tập Pháp Luân Công, tất cả các bệnh cùng khỏi một lúc khỏi mà không đến viện. Những thứ bệnh mà bác từng cầu Phật chữa bệnh không khỏi thì nay tập Pháp Luân Công đã khỏi hoàn toàn. Từ năm 2012 đến nay đã tròn 10 năm bác Yến tu tập môn này. 10 năm qua bác khỏe mạnh mà không dùng đến một viên thuốc.
Không những khỏi bệnh mà ngoại hình của bác cũng thay đổi. Nay bác đã 75 tuổi nhưng không ai đoán được tuổi của bác. Mỗi lần về họp lớp, gặp lại đồng nghiệp, bạn bè xưa, ai cũng hỏi bí quyết gì giữ được sức khỏe thế, sao nhanh nhẹn thế. Sự chênh lệch giữa những người cùng tuổi rất lớn; những vết sạm rám dày đặc trên khuôn mặt thuở xưa đều không còn, càng tập da bác càng trắng, hồng hào hơn và không nếp nhăn.
Điều kỳ diệu hơn chính là bác trai. Tuy bác trai không nói được nhưng chăm chú nghe bài giảng của Sư phụ mỗi ngày. Sư phụ từ bi đã chăm sóc và cứu giúp. 10 năm người vợ tu luyện cũng là 10 năm người chồng không phải cấp cứu bệnh viện. Người còn khỏe hơn, có nhận thức, bị liệt suốt 24 năm nhưng chân tay không bị teo, da dẻ hồng hào. Đó cũng là điều kỳ diệu và may mắn cho gia đình bác.
Vì sao cầu Phật chữa bệnh, bệnh chẳng khỏi?
Không riêng gì bác Yến, nhiều người ngoài xã hội vẫn đến chùa thắp hương cầu Phật. Nói cầu Phật là đúng vì sau khi dâng hương là những lời cầu xin. Hỏi có Phật hay không? Chắc chắn nhiều người lưỡng lự, không tin nhưng họ vẫn cầu. Người có bệnh thì cầu Phật chữa bệnh, người muốn tiền tài thì cầu xin may mắn, ăn nên làm ra,… Cái gì họ cũng cầu, cũng xin, việc cầu Phật ấy đã thành một cái lệ. Kể cả người chuyên tu, người quy y, người miệng nói tín Phật nhưng hiểu tu là gì thì không mấy ai biết.
Bác Yến nguyên là một kiểm sát viên có học thức nhưng vì hoàn cảnh khổ cũng lạc sang mê tín. Cuộc đời của bác đã trải qua hơn mười năm cầu Phật chữa bệnh không thành. Chỉ khi tu luyện Pháp Luân Công, bác mới hiểu ra vì sao cầu Phật chữa bệnh, bệnh lại chẳng khỏi. Bởi vì, cái gốc là tu tâm, là buông xả và làm người tốt đúng nghĩa. Không tu tâm sao bệnh có thể khỏi?
Pháp Luân Công tu trực chỉ nhân tâm, hướng thẳng cái tâm mà tu. Nguyên lý Chân Thiện Nhẫn là Pháp lý tối cao chỉ đạo người tu. Người tu luyện phải đồng hóa với Chân, với Thiện, với Nhẫn; phải làm được Chân từ suy nghĩ đến hành động, làm việc phải nghĩ đến người khác, luôn từ bi mà đối đãi; gặp khó khăn phải nhẫn, phải bình hòa… Chỉ có thay đổi bản thân, kết hợp với 5 bài công pháp thì cái gốc bệnh tật mới tiêu.
Tu tâm hướng thiện, cuộc đời cán bộ viện kiểm sát sống những ngày thanh thản
Bác Yến cho biết, 10 năm tu luyện, bao điều may mắn đã đến với gia đình. Sức khỏe bác trai tốt là điều quá may mắn. Công việc con cái đều thuận buồm. Con trai lớn làm ở Viện kiểm sát cấp cao, con gái và con trai út đều cán bộ công chức viên chức. Con cháu đều ngoan, không có con nào sa vào tệ nạn. Gia đình bác sống hòa thuận, trên bảo dưới nghe, không có tình trạng mâu thuẫn xảy ra.
Khi chứng kiến người mẹ tâm tính thay đổi kể từ ngày tu luyện, các con đều ủng hộ mẹ tu luyện. Từ một người phải lo toan tất cả nên bác Yến dễ nổi cáu, hay suy nghĩ buồn phiền nhưng nhờ học Pháp, tâm tính bác thay đổi hoàn toàn. Bác luôn vui vẻ, bình hòa, quan tâm, lắng nghe con cái, chủ động mọi việc, sức khỏe tốt khiến con cái không phải lo lắng. Con cháu, từ con dâu vì thế mà luôn gần gũi, chia sẻ và yêu thương nhau.
Câu chuyện của bác Yến thấy rõ một thực tế, cầu Phật chữa bệnh là không có hiệu quả. Tín Phật và tu tâm tính mới là phương pháp chữa bệnh tốt nhất.
BBT để lại số điện thoại của bác Yến giúp bạn đọc dễ liên hệ: 038 6376101. Hoặc nếu muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công thì có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn chi tiết.