Cách cổ nhân đối đãi với người đã làm nhục mình
Khi bị làm nhục mà “tuốt kiếm tương đấu” thì chỉ là kẻ thất phu, nếu như có thể “lùi một bước”, khoan dung, độ lượng thì mới là bậc đại trượng phu.
- Oán hận của con người đáng sợ như thế nào?
- Buông tâm oán hận nhờ hiểu ra căn nguyên của hạnh phúc và khổ đau
Đổng Giáo Tăng, tự là Ích Phủ, là người ở Thượng Nguyên, tỉnh Giang Tô vào thời nhà Thanh. Gia đình anh vốn rất nghèo, một năm nọ, anh một mình mang theo hành lý đến kinh thành để dự thi, trên đường gặp một con thuyền đang đi về hướng kinh thành. Lúc đó, thời tiết nóng nực không chịu nổi, nên Đổng Giáo Tăng liền muốn thỉnh cầu để được đi lên thuyền tới kinh thành, những người khách trên thuyền đã đồng ý.
Một ngày nọ, Đổng Giáo Tăng đang ngồi học ở cạnh ghế lái, trong khoang thuyền có 2 công tử con nhà quan lớn, họ đang uống rượu và ca hát, nghe thấy có tiếng đọc sách bên ngoài thì cảm thấy rất chán ghét, nên bước ra hỏi, “Anh là ai?” Đổng Giáo Tăng nói tên của mình và nói rằng bản thân muốn đến kinh thành để dự thi. Hai vị công tử kia cười nhạo anh và nói: “Anh nghèo khó như vậy, muốn đi thi để có được danh tiếng đúng không?” Những người đi cùng cũng hỏi theo phụ họa và làm nhục anh.
Đổng Giáo Tăng không thể chịu đựng được sự sỉ nhục nên đành phải lên bờ, đi bộ mấy trăm dặm mới bất đắc dĩ thuê được một chiếc xe nhỏ để đi đến kinh thành. Sau này, trong cuộc thi, Đổng Giáo Tăng đỗ Thám hoa, từng đảm nhiệm qua nhiều chức vụ như Biên tu, Lang trung và Án sát sứ Tứ Xuyên. Sau đó vào năm Gia Khánh thứ 9, anh được tiến cử và thăng chức Bố chánh sử Tứ Xuyên.
Năm đó, một công tử từng làm nhục Đổng Giáo Tăng cũng làm quan ở Tứ Xuyên, khi biết Đổng Giáo Tăng được thăng chức làm Bố chánh sử Tứ Xuyên, anh nhớ lại chuyện cũ năm đó, trong tâm cảm thấy rất bất an, nên chuẩn bị từ quan. Đổng Giáo Tăng nghe được chuyện này, liền cho người gọi vị công tử kia đến và nói rằng: “Hàn Tín chịu nhục chui háng không oán hận, ta sao có thể thua kém người xưa? Anh đừng lo lắng chuyện quá khứ nữa”.
Đổng Giáo Tăng khoan dung đối đãi với người khác và không nghĩ đến những việc ác cũ khiến mọi người rất kính phục.
Khổng Tử từng nói: “Bất niệm cựu ác, oán thị dụng hy”. Điều này có nghĩa là nếu không nghĩ đến điều ác cũ thì oán giận cũng sẽ rất ít. Vì vậy, mọi người thường nói khi gặp mâu thuẫn thì “lùi một bước biển rộng trời cao”, đây thực sự là lời vàng ngọc để tránh hận thù, giải quyết oán hận, nếu mọi người so đo khuyết điểm và hơn thua lẫn nhau, thì thực sự “oan oan tương báo bao giờ mới hết”.
“Lấy ác trị ác” và “oan oan tương báo” thì không thể chấm dứt vòng luẩn quẩn báo thù, nhưng “dương thiện bỏ ác” (phát huy bản tính lương thiện và từ bỏ cái ác trong nhân tính) có thể kết thúc vòng tuần hoàn báo thù. Hơn nữa, việc luôn có thể sử dụng mặt lương thiện, ngay chính để đối đãi với người khác thì tự nhiên những tổn thương và oán giận của người khác đối với bạn có thể rèn luyện bản thân bạn trở thành một người có ý chí mạnh mẽ, kiên trì và nhẫn nại.
Theo Vision Times