Câu chuyện có thật với người vô gia cư
Khi bạn nhìn thấy một người vô gia cư đi xin thức ăn thừa thì bạn có cho hay không? Hay là bạn sẽ tìm cách né tránh phiền phức?
- Nhân quả tuần hoàn: Cứu người cũng là cứu chính mình
- Danh y trong tiệm thuốc nhỏ, cứu người vô tư được phúc báo
Nội dung chính
Người phụ nữ vô gia cư đi xin thức ăn thừa
Vào một đêm tháng 11 năm 2015, cô gái Carmen Mendez và bạn trai đang chờ bữa ăn tại một nhà hàng. Lúc này họ nhìn thấy một người phụ nữ đi qua lại trong đám người; không ngừng hỏi thực khách xem có thể để lại phần thức ăn thừa cho bà được không.
Lúc đó không có ai nguyện ý giúp đỡ người phụ nữ này; họ chỉ muốn tránh né, thậm chí không thèm quan tâm đến sự tồn tại của bà. Trong khi rất nhiều người không chút do dự mà đổ thức ăn thừa vào thùng đựng đồ ăn dư. Carmen tận mắt nhìn thấy tất cả những việc này. Cô cảm thấy rất khổ sở. Ngay lúc đó, cô hy vọng mình có thể làm gì đó cho người phụ nữ này.
Nhìn thấy người phụ nữ bị lạnh nhạt như vậy, Carmen nói với bạn trai, sau khi họ ăn xong mà người phụ nữ vẫn còn ở đó thì họ sẽ để lại thức ăn cho bà ấy.
Không lâu sau, Carmen và bạn trai ăn xong và họ thử ngó xung quanh tìm người phụ nữ trước khi rời khỏi nhà hàng. Nhưng lúc này họ lại không thấy bà ấy đâu. Ngay lúc Carmen định đem đồ ăn dư đổ vào thùng đựng đồ ăn thừa thì có người gọi lại. Cô quay đầu lại thì phát hiện ra người phụ nữ vô gia cư đó. Bà ấy quả nhiên cũng hỏi Carmen như mọi người khác: “Có thể để đồ ăn dư cho tôi không?” Carmen không chút do dự mà gật đầu đồng ý.
Phát hiện bản thân đã xem thường người khác
Khi Carmen quan sát người phụ nữ ăn những miếng thịt gà và khoai tây chiên còn dư của mình, cô đột nhiên nhận ra: “Một kẻ khủng khiếp đang cho người khác ăn thịt gà còn sót lại của mình”. Cô cảm thấy mình không nên đối xử với bà ấy như vậy; không có lý do gì mà để bà ấy ăn thức ăn thừa của mình; bà ấy tại sao lại không được hưởng một bữa ăn tươi mới nóng hổi như những người khác? Dù có là bố thí thì đây cũng là đang xem thường người khác.
Vì vậy, Carmen đã quyết định giúp người phụ nữ đặt một bữa ăn mới, và yêu cầu nhân viên bán hàng không đuổi bà ấy đi và để bà ấy có một bữa ăn ngon. Mặc dù Carmen nhận thấy rằng những người trong cửa hàng cảm thấy phản cảm khi bà ấy ăn trong cửa hàng, nhưng ngay lúc ấy, cô thực sự cảm thấy khổ sở thay cho bà.
Khi người phụ nữ chuẩn bị đứng dậy và rời đi, Carmen đưa cho bà một túi đồ ăn mới. Khi đó người phụ nữ kinh ngạc trước phần thức ăn nóng hổi này. Bà chảy nước mắt nhìn về phía Carmen, ánh mắt tràn đầy sự chân thành và lòng biết ơn. Bà ôm lấy Carmen, Carmen cũng ôm bà thật chặt.
Nhận được phản hồi bất ngờ
Carmen đã chia sẻ trải nghiệm của mình vào đêm đó lên trang Facebook cá nhân. Và thật bất ngờ khi nó thu hút hơn 250.000 lượt thích và gần 100.000 lượt chia sẻ. (Đến thời điểm hiện tại là 986.000 lượt thích và 122.000 lượt chia sẻ).
“Đó là khoảnh khắc tôi sẽ không bao giờ quên”, Carmen viết trong bài đăng. Vào thời điểm đó, bạn trai của Carmen đã bí mật chụp lại khoảnh khắc xúc động này khi cả hai không để ý. Những cảm xúc chân thật thể hiện trong bức ảnh đã khiến mọi người cảm động.
Bằng cách tự nhìn lại chính mình, cô gái đã nhận ra sự thiếu sót của bản thân; và ngay sau đó đã sửa lại hành vi của mình, việc này thật là không dễ dàng. Khi cảm nhận được lòng biết ơn mạnh mẽ của người phụ nữ, cô đã kinh ngạc khi phát hiện ra sự tin tưởng giữa người với người có thể tạo ra sự ấm áp tuyệt vời.
Đừng vội phán xét người khác
Cô cũng nói ở trong bài viết: “Lần sau nếu bạn có gặp người vô gia cư, xin đừng phán xét. Không phải tất cả những người vô gia cư đều là nghiện ma túy hoặc lười biếng mà không có việc làm”.
Trên thực tế, nhiều người vô gia cư có những bí mật không thể nói ra và phải sống một cuộc sống tự ti. Họ không có nơi để về, và không thể tự lo cho bản thân như những người bình thường; nhưng điều đó không có nghĩa là nhân cách của họ có khuyết điểm. Lúc đó, họ chỉ đơn giản là một người cần được giúp đỡ.
Có người vô gia cư thậm chí còn sẵn lòng giúp đỡ người khác mặc dù họ cũng đang rất khó khăn, vậy nên đừng vội phán xét người khác.
Theo Epoch Times