Chốn Bồng Lai là cách nói để chỉ nơi ở của Thần tiên – nơi không chỉ có cảnh đẹp mà còn là chốn thanh tịnh cuả thiên giới. Cổ nhân từng ghi chép lại những sự việc nơi thiên giới và mối liên hệ của thiên giới với nhân loại. Đó là những tình huống chân thực mà họ nhìn thấy, không phải là tưởng tượng.

Câu chuyện “Bát Tiên quá hải”

chốn bống lai
Câu chuyện về tám vị tiên vượt sông trở thành huyền thoại. (Ảnh: Trithucvn)

Nhắc tới chốn Bồng Lai, ta nhớ tới câu chuyện “Bát Tiên quá hải”. Chuyện rằng, Vương Mẫu nương nương mở yến hội bàn đào. Bà mời các vị thần tiên cùng tới tham dự. Sau khi dùng tiệc xong các vị tiên lên thuyền. Lã Động Tân đột nhiên nảy ra ý tưởng kỳ lạ: Ông đề nghị mọi người không ngồi thuyền mà mỗi người hãy tự nghĩ cách để qua bờ bên kia.

Đầu tiên, Hán Chung Ly ném cây quạt ba tiêu xuống nước, rồi nằm ngửa trên đó để mặt quạt trôi đi. Lý Thiết Quải tháo bầu hồ lô đeo bên mình rồi thổi hơi vào. Chiếc hồ lô biến thành lớn nổi trên mặt nước như một con thuyền lướt sóng.

Hà Tiên Cô cũng ném lá sen xanh xuống nước, lá sen hoá lớn. Hà Tiên Cô nhảy lên lướt sóng đuổi theo Lý Thiết Quải. Lam Thái Hoà ném chiếc giỏ trống, đáy giỏ vừa chạm mặt nước liền có hoa tươi nở rực rỡ. Lam Thái Hòa tay cầm phách ngọc rẽ sóng mà đi.

Hàn Tương Tử ném ống sáo rồi nhảy lên ống sáo trôi đi. Hàn Tương Tử miệng thổi sáo, chân đạp sáo sang bờ bên kia. Lã Động Tân ném cây bảo kiếm, trong vòng một trượng, sóng biển lặng yên.

Tào Quốc Cữu tháo chiếc dây lưng ném xuống. Ông đứng trên dây giống như đứng trên lưng con rồng đang lắc đầu vẫy đuôi, rẽ sóng mà tiến. Trương Quả Lão cầm ngư cổ, từ tốn từ trong tay áo lấy ra một con lừa giấy, làm phép biến thành lừa thật rồi cưỡi ngược mà đi.

Hán Vũ Đế đặt tên núi Thần là Vọng Tiên

Bồng Lai
Bồng Lai là nơi Hán Vũ Đế du ngoạn sơn thủy và nhìn ra biển.(Ảnh: TND)

‘Bồng lai” là một địa danh (Không phải tên nơi ở của Thần tiên), tư liệu sớm nhất có thể được tìm thấy trong “Thông Điển” của Đỗ Hựu đời nhà Đường:”Hán Vũ Đế ở nơi đây nhìn thấy núi bồng lai trên biển, nên xây dựng thành lấy tên như vậy”.

Hán Vũ Đế xác thực đi tuần tra xuống phía đông tới Bồng Lai vào năm Nguyên Quang thứ hai (133 TCN). Ông nhìn thấy núi Thần chưa gặp bao giờ, xây dựng một tòa thành nhỏ đặt tên “Bồng Lai”.

Theo ghi chép trong Bồng Lai huyện chí đời nhà Thanh, tiền thân của cổ lầu thành cũ Bồng Lai (nằm cách cầu Họa Hà ngày nay 50m về phía tây) là cửa phía đông của thành cổ, tên gọi “Vọng Tiên”, là nơi Hán Vũ Đế du ngoạn sơn thủy và nhìn ra biển.

Tương truyền, mực nước ở đây không lên không xuống dù tất cả sông biển đều đổ về. Trên mặt nước mênh mông có 5 ngọn núi thần đang trôi nổi. Đó chính là Đại Dư, Viên Kiệu, Phương Hồ, Doanh Châu và Bồng Lai.

Bồng Lai tiên sơn trong truyền thuyết và thần thoại

Núi Bồng Lai
Bồng Lai – Ngọn núi thần thoại của Trung Hoa.(Ảnh: Dantri)

Núi Bồng Lai là tên ngọn núi Thần tiên trong truyền thuyết và thần thoại Trung Hoa. Đây là nơi cư ngụ của các vị tiên nhân. Theo Liệt Tử Thang Vấn có ghi chép: Ở phía đông của Bột Hải có một nơi vực sâu muôn trượng.

Thực tế đây là một sơn cốc không đáy gọi là Quy Khư. Mặt đất hình bát cực. Nước chảy ở giữa bốn phương tám hướng của bầu trời. Sông ngòi ao hồ nơi đất liền và nước nơi hệ ngân hà đều hội tụ về đây.

Mỗi ngọn núi cao và rộng khoảng 3 vạn dặm. Phần bằng phẳng trên đỉnh núi cũng hơn 9 ngàn dặm. Các hòn núi cách nhau khoảng 7 vạn dặm. Trên mỗi núi đều có lâu đài lầu các nguy nga xây toàn bằng hoàng kim và bạch ngọc.

Hoa thơm cỏ đẹp, cây trái thơm ngon bốn mùa không dứt. Hoa trái ở đây ăn vào thơm tho và trường sinh bất tử. Năm ngọn núi chính là nơi ở của các vị Thần tiên.

Chốn Bồng lai- cảnh đẹp tựa cõi tiên

Núi Bồng Lai cũng có tên gọi Phòng Khâu Sơn, Vân Lai Sơn. Núi cao hai vạn dặm, rộng bảy vạn dặm. Nước biển xung quanh núi trong sạch và cạn. Trong nước có những viên đá nhỏ giống như ngọc như vàng. Các vị thần tiên thường sử dụng nó.

Phía đông núi Bồng Lai có nước Uất Di Quốc. Nơi đây thường xuất hiện sương mù màu vàng. Nhiều vị tiên đều nói mây và sương mù trên bầu trời vương quốc này đều xoay tròn. Mây lúc cao lúc thấp, giống như xây nhà cao trên núi.

Mặt phía nam núi Bồng Lai có nước Hàm Minh. Người ta thường kết lông chim dệt thành xiêm y. Hoặc lấy nước của sương mù để uống. Họ lại dùng vàng, bạc, ngọc hoàn màu xanh, pha lê, lửa, hình vẽ tảo biển để trang trí trên thềm nhà.

Ở đó còn có cả nước đá và nước sôi. Người nào uống loại nước này có thể sống đến nghìn tuổi. Có một loại cỏ lau màu đỏ. Loại cỏ này có thể dệt thành chiếu ấm và mềm như thảm làm bằng lông. Lại có một loại trúc nhỏ như học, lá trúc màu xanh, thân trúc màu tím, cây trúc to như trân châu.

Đất phía dưới những cây trúc có cát và đá vụn, mịn và nhỏ như bột, gió nhẹ lướt qua làm những cành và lá trúc cuồn cuộn lên xuống, cát mịn bị gió thổi bay giống như sương mù, tiếng lá chúc xào xạc như tiếng chuông ngân. Đây là nơi những bậc tiên nhân thường đến ngắm cảnh, vui chơi.

Nơi hội tụ nhiều loài vật quý

Bồng Lai
Chốn Bồng Lai nơi hội tụ nhiều loài vật quý. (Ảnh: tanphukhanh)

Còn có một loại ốc lớn tên Khỏa Bộ. Loại ốc này cõng cái vỏ của nó và lộ thân thể mà đi. Khi lạnh nó lại chui vào trong vỏ. Trứng của loài ốc này bám trên đá thì mềm. Khi dùng tay lấy nó thì biến thành cứng. Chỉ khi có vị quân chủ anh minh xuất hiện, loài ốc mới trôi dạt vào bờ biển.

Phía nam núi Bồng Lai có một loại chim tên Uyên Ương. Hình dáng chim giống chim nhạn, bay lượn qua lại giữa những đám mây. Móng của loài chim này không chạm đất, sinh ở trong động đá. Cứ 10.000 năm giao phối một lần, sau đó đẻ trứng và nở ra chim con. Loại chim con này 1000 năm sau mới có thể ngậm lông vũ tập bay.

Có một loại chim tên là Hồng Nga. Lông giống như chim nhạn, hình dáng giống chim thu. Trong bụng chim không có ruột, lông mau mọc trên xương, cũng không có da thịt. Con đực và con cái của loài chim này có thể đẻ trứng bằng cách nhìn nhau.

Loại chim này chỉ đi theo một bầy, chúng lựa chọn con có lông mao dài nhất là đầu đàn. Cứ mỗi thời đại của một vị minh quân hiền thánh hiền thống trị, chim uyên ương sẽ bay tới vùng ngoại ô của thủ đô nước đó.

Núi Bồng Lai và chốn Bồng Lai có phải là một?

Tiien cảnh
Núi Bồng Lai và chốn Bồng Lai là khác nhau.(Ảnh:tinhhoa)

Theo ghi chép trong sách sử, trước thời vua Chuyên Húc là giai đoạn “Nhân Thần đồng tại”. Nghĩa là trời và đất là tương thông với nhau. Do đó người thế gian có thể nói chuyện với những bậc Thiên nhân trên thời. Các vị Thần tiên cũng thường du ngoạn xuống thế gian.

Tuy nhiên, sua khi Chuyên Húc đế lên kế vị. Việc đầu tiên ông làm là phái Thiên thần Trọng Hòa Lê cắt đứt đường thông đạo nối liền giữa trời và đất. Trọng Hòa Lê tuân mệnh hành sự. Ông một mặt nâng bầu trời lên mặt khác lại ấn mặt đất xuống dưới thật sâu. Cứ như vậy, trời và đất vốn cách nhau không xa thì dần dần bị tách biệt.

Qua đây có thể thấy, núi Bồng Lai và chốn Bồng Lai không phải hoàn toàn giống nhau. Núi Bồng Lai là ghi chép thực tế về thiên giới và không gian khác của cổ nhân. Nhưng liệu đây có phải những ảo cảnh trong chốn Bồng Lai tiên cảnh đối ứng ở nhân gian tại không gian khác hay không? Điều này vẫn còn là bí mật chưa được biết tới.

Theo Sound of hope