Câu nói “một ngày phương trời, nghìn năm mặt đất” cũng không phải là vô căn cứ, những câu chuyện đi xuyên thời không ở dưới đây sẽ minh chứng cho điều này.

Vương Chất lạc vào tiên cảnh

Thời nhà Tấn, ở vùng Giang Nam có một người tên là Vương Chất. Một hôm, anh đi lên núi đốn củi. Trong lúc sơ xuất, anh đã đi vào trong núi Thạch Thất ở vùng Tín An (nay là thuộc huyện Cù, tỉnh Chiết Giang). Không có mấy người dám đặt chân đến vùng núi này, đây là một nơi yên tĩnh, hoang vắng và tách biệt với thế giới bên ngoài; không khí trong lành, suối chảy róc rách, ánh nắng nhẹ nhàng chiếu rọi, hệt như chốn bồng lai tiên cảnh.

Anh cứ đi mãi đi mãi cho đến khi bắt gặp một ông lão và một đồng tử đang chơi cờ vây trên tảng đá lớn bên cạnh khe suối. Vương Chất rất thích chơi cờ nên đã dừng lại xem. Anh bỏ chiếc rìu đốn củi xuống đất và chú ý xem các quân cờ di chuyển.

Vương Chất xem cờ, vì quá tập trung, nên không biết là mình đã xem trong thời gian bao lâu nữa.

Đi xuyên thời không; Người đi xuyên không gian; Đi xuyên không gian
Ở nơi hoang vu bỗng xuất hiện hai người đang đánh cờ (ảnh minh họa wantubizhi)

Xem xong một ván cờ tiên, trăm năm đã trôi qua

Đột nhiên đồng tử ngẩng đầu lên nói với Vương Chất: “Đã đến lúc anh về nhà rồi.”

Lúc này Vương Chất mới giật mình nhớ ra là mình lên núi để đốn củi. Anh cúi người nhặt lấy chiếc rìu thì thấy cán rìu đã mục nát; lưỡi rìu sắc bén cũng bị gỉ sét và nhấp nhô không đều nhau.

Vương Chất cảm thấy kinh ngạc, trong tâm không thể hiểu nổi: “Chẳng phải mình mới chỉ xem xong một ván cờ thôi sao! Làm sao mà cán rìu lại mục nát như thế, lưỡi rìu thì gỉ sét thế này!” Sau đó anh đi xuống núi trở về thôn làng; anh phát hiện khung cảnh toàn bộ thôn làng đã thay đổi. Trong thôn cũng không có người nào nhận ra anh. Vương Chất đến hỏi thăm, một vài trưởng bối trong làng nói rằng những điều anh vừa nói là chuyện của một trăm năm về trước.

Vốn là Vương Chất đi vào núi Thạch Thất đốn củi đã lạc vào thế giới thần tiên và gặp được hai vị Thần tiên đang chơi cờ. Một ngày phương trời, nghìn năm mặt đất, mặc dù Vương Chất chỉ ở lại trong núi một lúc nhưng thế gian con người đã trải qua trăm năm lịch sử rồi. Câu chuyện thần kỳ này đã được lưu truyền cho đến ngày hôm nay. Hiện nay núi Thạch Thất cũng được người đời gọi là núi Lạn Kha; “Lạn kha” có ý tứ chỉ cán rìu mục nát.

Con tàu mất tích ở “tam giác Bermuda”

Vượt thời gian; Không gian khác là gì; Các không gian khác
Tam giác Bermuda (ảnh minh họa guardian)

Tháng 8 năm 1981, một con tàu du lịch của Anh quốc mang tên “Sea Breeze” khi đi xuyên qua “Tam giác quỷ Bermuda” thì bỗng dưng biến mất. Lúc đó. Sáu người thủy thủ trên tàu cũng đột nhiên biến mất không thấy dấu vết. Tuy nhiên, điều khiến cho người ta khó hiểu hơn là, 8 năm sau khi mất tích thì con tàu này lại xuất hiện trở lại như một kỳ tích ở vùng biển Bermuda! Hơn nữa, sáu người thủy thủ trên tàu vẫn sống sót và bình an vô sự.

Sáu người này không hề biết là 8 năm đã trôi qua kể từ lúc họ đột nhiên biến mất. Họ chỉ thấy lúc đó như bị mất đi cảm giác. Họ cảm thấy là mới chỉ trải qua một khoảng thời gian rất ngắn. Nhân viên điều tra nói lại với họ là 8 năm đã trôi qua rồi; nhưng họ không cách nào tin được điều đó. Cuối cùng, họ cũng chỉ có thể thừa nhận sự thật.

Cho đến khi nhân viên điều tra hỏi họ rằng vào ngày hôm đó đã làm những gì thì sáu người đều im lặng, không nói lời nào. Bởi vì họ chỉ cảm thấy đó là một khoảnh khắc trôi qua rất ngắn ngủi; dường như là chưa làm được gì cả. Cho dù sáu người này chưa thể trả lời đầy đủ câu hỏi của nhân viên điều tra nhưng một chuyên gia về UFO người Úc tên là Hartman lại vô cùng hứng khởi. Ông cho rằng đây là ví dụ và nguồn tư liệu tốt để tiến hành nghiên cứu thâm sâu hơn về “đường hầm thời gian”.

Đi xuyên thời không

Đi xuyên thời không: Xem một ván cờ tiên, trăm năm đã trôi qua
Khoa học đã nghiên cứu về sự tồn tại của nhiều chiều không gian và thời gian khác nhau (ảnh minh họa min)

Mặc dù hai câu chuyện kể trên diễn ra ở hai thời đại cách nhau khá xa, nhưng chúng đều khai mở cho chúng ta bí ẩn về chiều không gian và thời gian khác. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu về sự nhanh chậm của thời gian trong các chiều không gian khác; chỉ là chưa có thể làm thực nghiệm một cách cụ thể. 

Trong văn hóa tu luyện ngàn xưa của Thần, Phật và Đạo, vẫn luôn nói đến thế giới thần tiên, cõi cực lạc, thiên đường… đây không gì khác hơn là đang nói đến những thời không khác nhau. Tuy nhiên, để có thể đi đến những nơi đó thì lại yêu cầu người tu luyện đạt đến một cảnh giới nhất định; phàm nhân thì không thể đặt chân đến những nơi này. Liệu đây có phải là nguyên nhân chính khiến khoa học hiện đại chưa thể đột phá không gian khác?

Dù sao đi nữa, đi xuyên thời không cũng không phải là chuyện hoang đường; rất nhiều câu chuyện chân thực cả xưa và nay đã minh chứng cho điều này.

Theo Minh Huệ