Câu chuyện thành ngữ “Gương vỡ lại lành” không chỉ nói về tình yêu chung thủy, mà còn phản ánh nét đẹp trong văn hóa truyền thống xưa.

Đất nước loạn lạc, vợ chồng chia ly

Nhạc Xương công chúa, vợ của Từ Đức Ngôn – môn khách thái tử Trần triều (Nam Trần). Nàng là em gái của Trần hậu chủ Trần Thúc Bảo, là người có tài năng và dung mạo xuất chúng. Khi Từ Đức Ngôn còn là môn khách của thái tử, cũng chính là lúc nhà Trần suy yếu, ông lo lắng thời thế hỗn loạn sẽ không thể bảo đảm an toàn cho bản thân và đất nước.

Vì vậy Từ Đức Ngôn mới nói với vợ: “Với tài năng và dung mạo của nàng, nếu như đất nước bị diệt vong thì nàng nhất định sẽ lưu lạc đến một gia tộc giàu có và quyền lực. Ta sợ rằng hai vợ chồng chúng ta sẽ mãi xa rời. Nếu như duyên phận chúng ta chưa hết thì còn có thể tái ngộ, lúc đó cần phải có một tín vật để nhận ra nhau”. 

Thế là Từ Đức Ngôn bẻ gãy một bên của tấm gương đồng, hai vợ chồng mỗi người giữ lại một nửa. Ông hẹn ước với vợ mình rằng: “Sau này đến ngày rằm tháng giêng, nàng nhất định phải đem tấm gương này ra ngoài chợ bán. Nếu như ta vô tình nhìn thấy nó thì nhất định sẽ đi tìm nàng”.

Gương vỡ lại lành; Gương vỡ lại lành ý là gì; Gương vỡ lại lành là gì
Một ngày vợ chồng trăm ngày ân nghĩa (ảnh minh họa pinterest)

Gương vỡ lại lành

Đến khi nhà Trần diệt vong, vợ của Từ Đức Ngôn quả nhiên lưu lạc vào nhà Việt Công tên là Dương Tố; Dương Tố rất yêu thương nàng. Từ Đức Ngôn phải lang bạt khắp nơi, vất vả lắm mới quay lại được kinh thành. 

Nhớ lời hẹn ước, vào ngày rằm tháng giêng ông đã đến chợ để tìm kiếm. Quả nhiên có một ông lão dáng vẻ giống một người hầu đang bày bán một nửa tấm gương; hơn nữa còn rao giá rất cao, mọi người đều chê cười ông ta. 

Từ Đức Ngôn vừa thấy là nhận ra ngay, liền dẫn ông lão tới chỗ ở của mình, mang cho ông ấy đồ ăn nước uống, thuật lại những gì mình đã trải qua. Sau đó Từ Đức Ngôn lấy ra một nửa tấm gương của mình ghép lại với một nửa tấm gương mà ông lão đó bán, thì đúng là vừa khít với nhau. 

Thủy chung là gì; Thủy chung son sắc; Vợ chồng là duyên số
Gương vỡ lại lành, giữ trọn lời hẹn ước xưa (ảnh minh họa pinterest)

Từ Đức Ngôn còn đề lên gương một bài thơ: “Kính dữ nhân câu khứ, kính quy nhân bất quy; vô phục Thường Nga ảnh, không lưu minh nguyệt huy” (Dịch nghĩa: Người đi gương cũng đi, gương về người không về; Hằng Nga đâu chẳng thấy, chỉ thấy ánh trăng lòe).

Nhạc Xương công chúa sau khi nhìn thấy bài thơ của chồng đã khóc lóc sướt mướt; cảm thấy buồn bã mà không chịu ăn uống gì.

Vợ chồng đoàn tụ

Dương Tố sau khi hiểu được câu chuyện cũng rất thương cảm và khâm phục mối tình chung thủy giữa hai người. Dương Tố liền phái người đi tìm Từ Đức Ngôn tới và quyết định trả lại vợ cho ông; còn tặng cho hai người rất nhiều vàng bạc. Mọi người sau khi nghe câu chuyện này ai cũng phải tấm tắc khen ngợi.

Vợ chồng là duyên trời định; Vợ chồng là duyên hay nợ; Vợ chồng là duyên nợ kiếp trước
Trân quý nhân duyên vợ chồng là tôn trọng Thiên ý (ảnh minh họa pinterest)

Dương Tố làm tiệc rượu tiễn biệt Từ Đức Ngôn và Nhạc Xương công chúa; còn bảo Nhạc Xương công chúa làm một bài thơ: “Linh nhật hà thiên thứ, tân quan đối cựu quan; tiếu đề câu bất cảm, phương nghiệm tác nhân nan” (Dịch nghĩa: Hôm nay là ngày gì lạ thế, phu quân mới ngồi đối mặt với phu quân cũ; ngồi ở đây không biết nên vui hay buồn, lúc này mới hiểu rằng làm người khó lắm thay). 

Sau đó Nhạc Xương công chúa và Từ Đức Ngôn quay trở về Giang Nam. Hai người chung sống với nhau cho đến khi đầu bạc răng long.

Người xưa coi nhân duyên vợ chồng là do trời định. Vợ chồng dù có bất hòa với nhau nhưng rồi “gương vỡ lại lành”, như vậy mới là tôn trọng Thiên ý.

Theo Chánh Kiến