Du khách Tây Tạng khiến người hướng dẫn viên bất ngờ
Một hướng dẫn viên du lịch ở Bắc Kinh đã có cơ hội dẫn một nhóm du khách Tây Tạng. Qua trải nghiệm, anh rút ra kết luận sâu sắc về vấn đề đức tin.
Ấn tượng của hướng dẫn viên du lịch về người Tây Tạng chủ yếu đến từ phim ảnh, truyền hình hoặc những định kiến về sự sạch sẽ, tính tình và học vấn của họ.
Khi người hướng dẫn viên này lần đầu tiên nhìn thấy những khách du lịch từ Tây Tạng đến thăm Bắc Kinh, trông họ đúng như những gì anh ấy nghĩ. Họ có nước da khá sẫm và nhìn già hơn tuổi thực. Thậm chí không có ai có một chiếc vali tươm tất.
Tuy nhiên, sau khi quan sát các du khách Tây Tạng cư xử trong vài ngày tiếp theo, người hướng dẫn viên nhận ra rằng ấn tượng đầu tiên của mình đã sai.
Sự cố xảy ra trong chuyến du lịch
Ngày đầu tiên không có lịch trình gì để cả nhóm có thể ổn định khách sạn và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi du khách Tây Tạng đến khách sạn, lễ tân cho biết không đủ phòng cho cả đoàn. Họ được đưa đến khách sạn thứ hai. Tại khách sạn thứ hai cũng không sắp xếp được phòng. Vì vậy, họ đã đi tiếp đến một khách sạn thứ ba.
Ngay sau khi các du khách Tây Tạng dọn đồ tại khách sạn thứ ba, người lễ tân ở khách sạn đầu tiên gọi lại. Họ nói rằng có đủ phòng cho cả đoàn. Người quản lý của cơ quan du lịch quyết định rằng nên quay trở lại khách sạn đầu tiên. Tổng cộng, cả nhóm mất 5 tiếng để trở về khách sạn đầu tiên.
Các du khách Tây Tạng không khó chịu với tình hình và an ủi hướng dẫn viên
Hướng dẫn viên lo ngại rằng các du khách sẽ tức giận về rắc rối này; thậm chí có thể yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên, họ mỉm cười và cảm ơn khi anh ấy xin lỗi. Người điều phối của nhóm thậm chí còn an ủi người hướng dẫn và nói với anh ta rằng mọi thứ sẽ ổn thôi.
Cả nhóm đến Tử Cấm Thành vào ngày hôm sau. Sau khi đi bộ một lúc, hướng dẫn viên muốn kiểm tra xem có ai bị lạc phía sau không. Khi quay lại, anh vô cùng ngạc nhiên thấy đoàn người chia thành hai hàng thẳng tắp đi sau anh.
Các du khách Tây Tạng cũng rất trật tự khi lên và xuống xe. Không có ai xô đẩy và chen lấn để có được chỗ ngồi tốt hơn. Hướng dẫn viên chỉ cần hỗ trợ những người gặp khó khăn khi leo cầu thang. Và khi anh làm như vậy, họ luôn cảm ơn anh với một nụ cười tử tế. Họ khác với các nhóm anh từng dẫn. Thông thường, nếu một khách du lịch nói lời cảm ơn, vẻ mặt của họ khá thờ ơ.
Du khách Tây Tạng hành xử tốt vì họ có đức tin mạnh mẽ
Sau một vài ngày, người hướng dẫn viên bắt đầu đánh giá cao đức tin mạnh mẽ; lòng sùng kính Đức Phật; và tấm lòng biết ơn của nhóm du khách Tây Tạng. Nếu họ không mang theo thứ gì đó, họ sẽ luôn cầm một chuỗi hạt cầu nguyện.
Một ngày nọ khi đang tham quan một cung điện, người điều phối viên nhóm nói chuyện với người hướng dẫn viên về nghiệp và luân hồi. Người hướng dẫn viên bắt đầu nhận ra rằng đức tin của họ là căn nguyên khiến họ bình tĩnh và thờ ơ trước những bất hạnh nhỏ nhoi trong cuộc sống vốn gây rắc rối cho những người bình thường.
Vào ngày cuối cùng của chuyến đi, hướng dẫn viên đã tiễn các du khách Tây Tạng tại ga xe lửa. Họ tặng anh một món quà, và mọi người đều bắt tay anh. Hướng dẫn viên lưu luyến không muốn nói lời tạm biệt… Khi người điều phối nhóm tiến đến bắt tay anh, hướng dẫn viên đã ôm anh ấy như thể một người bạn thân quen.
Từ cuộc gặp gỡ nhóm du khách Tây Tạng đó, người hướng dẫn du lịch đã hiểu ra sự khác biệt giữa người có đức tin và người không có đức tin. Anh nhận ra rằng một người không cần phải có một tôn giáo, nhưng một người cần có đức tin.
Nguồn: Nspirement
Xem thêm: