Bách bệnh từ tâm mà sinh ra, bách bệnh cũng có thể từ tâm mà điều trị. Nuôi dưỡng một tâm thái tốt đẹp chính là linh đan diệu dược tại thế gian.

Dưỡng sinh tốt nhất là dưỡng tâm

Theo quan điểm của cổ nhân, cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh chính là dưỡng tâm. Dù là Đông y hay Tây y, các loại thuốc chữa bệnh chỉ chữa bề mặt; không trị được nguồn gốc bệnh. Điều cơ bản nhất của sức khỏe chính là ở tâm. Mọi phương pháp đều sinh ra từ tâm, tâm tịnh, cơ thể sẽ tịnh; vì vậy nếu mắc bệnh, đừng cứu chữa bên ngoài, hãy dựa vào hệ thống phục hồi của cơ thể.

Nếu đạo đức của một người không tốt, thì dù có uống tiên đan diệu dược, cũng không thể kéo dài tuổi thọ.
Dưỡng sinh tốt nhất là dưỡng tâm

Vào năm Triết Tông triều Tống, Tô Thức (tự Tử Chiêm, hiệu Đông Pha cư sĩ, nên còn gọi là Tô Đông Pha. Nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống) cùng hai nguyên lão trong triều là Lương Đạo, Lưu Chí bị cách chức tới Lĩnh Nam.

Lúc đó khí hậu nơi đây vô cùng ẩm ướt, dịch bệnh hoành hành. Hai vị nguyên lão sau khi tới đây lần lượt bị bệnh và qua đời. Duy chỉ có Tô Thức bách bệnh không xâm nhập, bình an vô sự. Tính tình ông khoáng đạt, cởi mở, vui vẻ, đi tới đâu cũng có thể ăn ngon ngủ ngon. Những thứ gì khí độc, dịch bệnh dường như đều không ảnh hưởng tới ông. Người khác thì luôn thở dài thở ngắn, lo lắng ủ rũ buồn rầu vì thời tiết và dịch bệnh; còn ông lại ung dung bình thản nói: “Mỗi ngày ăn 300 quả vải, không từ chối làm người Lĩnh Nam”.

Lạc quan là một loại linh đan diệu dược tại thế gian

Lâm Ngữ Đường, văn học gia nổi tiếng Trung Quốc từng nói, Tô Đông Pha là một người sống vô tư tới “không thuốc gì có thể bằng”. Ông có thể thông tỏ kiếp nhân sinh, luôn mỉm cười với cuộc sống, thản nhiên với hiện thực. 

Khi bị cách chức tới Hải Nam, vì nhàm chán muốn sao chép và viết sách nên cùng con trai đi nhặt củi bán kiếm tiền mua mực. Lần nọ không cẩn thận khiến cả đống củi bị cháy; đám cháy lớn tới mức hai cha con phải gọi người chữa cháy nếu không thì cháy nhà. 

Tô Quá, con trai ông nghĩ rằng cha mình vì thế sẽ rất chán nản. Chẳng ngờ, Tô Thức nói một câu: “Cháy thật là tốt. Lần này than nhiều tới dùng không hết rồi”.

Tô Thức là một người như vậy, luôn tìm vui trong khổ nạn; tìm chút ngọt ngào dù ở bước đường cùng. Dựa vào chút ngọt ngào đó để vượt qua những ngày tháng đen tối, mịt mù. 

Sau khi ở Hải Nam một thời gian, kẻ thù chính trị của ông là Trương Đôn thấy ông sống quá thoải mái; liền cử người tới gây sự, đuổi ông ra khỏi nơi ở dành cho quan viên. 

Tô Đông Pha không có nhà ở, liền vào rừng ngủ. Con trai ông buồn chán thất vọng, còn ông lại nói: “May mà Trương thừa tướng cách chức đuổi ta tới Hải Nam; nếu tới nơi khác, sống trong rừng có lẽ sẽ lạnh chết mất”.

Bất cứ sự việc gì nếu học cách nhìn vào mặt tích cực; cuộc sống của chúng ta mới có thể rộng mở, thông suốt.

Vật tùy tâm chuyển, cảnh tùy tâm tạo

Tô Đông Pha cả đời bị vùi dập khốn cùng, đi từ bắc tới nam chịu không ít khổ hạnh. Tuy nhiên chỉ dựa vào chút tinh thần lạc quan của mình, ông có thể sống tới 65 tuổi, thọ hơn nhiều với các văn nhân cùng thời.

Theo quan điểm dưỡng sinh của cổ nhân, tu dưỡng đạo đức nên đặt ở vị trí hàng đầu. Người có nhân đức, thì trong lòng bình yên; tâm thái cân bằng ổn định và ý chí không rối loạn. Nhờ đó âm dương luôn luôn cân bằng, khí huyết luôn điều hòa; nên chính khí đầy đủ và bệnh tật không thể phát sinh.

Từ xưa Đông y vẫn coi dưỡng sinh là bộ phận trọng yếu trong phòng chống bệnh tật, tăng cường sức khỏe, kiềm chế lão suy và kéo dài tuổi thọ.
Tâm thái lạc quan, vui vẻ có thể kích thích tiềm năng và sức sống của một người

Cơ thể bị bệnh là do tâm suy yếu, tà bên ngoài xâm nhập. Tâm suy yếu là do tâm hồn hỗn loạn, cơ thể không khỏe, có nhiều điều bất an. Ham ăn, ham thắng, ham được, ham vui là đủ để gây bệnh. Không có được những điều ham muốn, đây gọi là sân. Tham và sân sẽ khiến lòng không yên, khí không ổn định, ảnh hưởng đến gan mật, chấn động kinh mạch, rối loạn ngũ tạng; lúc này những cái không tốt bên ngoài sẽ xâm nhập vào, đây chính là nguyên nhân gây bệnh.

Tâm thái lạc quan, vui vẻ có thể kích thích tiềm năng và sức sống của một người, khiến người ta không dễ dàng bị đánh bại. Lạc quan chính là tiên đan, là linh đan diệu dược tại thế gian.

Khoan dung là van giảm áp lực

Chuyện rằng, có thầy thuốc nọ dẫn đệ tử ra ngoài du lịch và nói cậu ta mang theo một cái gùi. Thầy thuốc nói với cậu ta: “Mỗi người cậu gặp trên đường đi; nếu căm ghét họ hãy bỏ vào trong đó một hòn đá”.

Đi được nửa tháng, chiếc gùi sau lưng đệ tử đã chất đầy đá khiến cậu vừa đi vừa thở hổn hển. 

Thầy thuốc lại nói với cậu: “Nếu cảm thấy mệt mỏi, hãy vứt bỏ những hòn đá kia đi”. Đệ tử cuối cùng thở phào nhẹ nhõm bước theo thầy. 

Vị thầy thuốc lại nói: “Mỗi hòn đá đại diện cho một người mà con căm ghét; người con ghét càng nhiều, con sẽ càng cảm thấy mệt. Hãy thử học cách tha thứ và bao dung người khác, tâm mới có thể thanh thản, nhẹ nhõm”.

Cả đời bị vùi dập trong tranh chấp phe phái, Tô Thức có mâu thuẫn với rất nhiều người. Tuy nhiên ông nói: “Thiên hạ này không có ai là không tốt”. 

Dù người khác đối xử với ông thế nào, ông không hề oán giận họ. Đây chính là sự tu dưỡng cũng là trí huệ của kiếp nhân sinh; cũng là sự khoan dung tận trong tâm của ông. 

Khi Vương An Thạch thực hiện cải cách, để thúc đẩy thực hiện thay đổi, từng mâu thuẫn với Tô Đông Pha. Khi đó, Tô Đông Pha ra đề cho khóa thi là: Tư Mã Viêm Tần Võ Đế bình định nước Ngô, vì độc đoán mà đánh chiếm giành thắng lợi; Hoàng đế Phù Kiên thời Tiền Tần thảo phạt Đông Tấn, vì độc đoán mà diệt vong.

Khoan dung, tha thứ, thông cảm bỏ qua là linh đan diệu dược để ta sống ung dung, tự tại.

Khi đó đúng vào lúc Vương An Thạch độc đoán chuyên quyền, ông cho rằng Tô Thức phê bình mình, nên sắp xếp người thân tín vạch tội Tô Đông Pha. Dù cuối cùng không tìm được chứng cứ phạm tội, nhưng Tô Thức vẫn bị rời khỏi kinh thành, đảm nhận chức vụ ở nơi khác. Hai người vì thế mà kết oán với nhau. 

Sau đó, Vương An Thạch từ quan ẩn cư tại Kim Lăng; Tô Đông Pha cũng gặp trắc trở, nhiều lần chìm nổi, gập ghềnh. 

Trên đường đến nơi mới nhận chức, Tô Thức cố ý tới thăm

Vương An Thạch. Hai người cùng nhau trèo đèo lội suối, vân du thành cổ; mọi ân oán xưa kia từ đó xóa bỏ. 

Bản tính đã thiện thì bệnh tật từ trong ra ngoài đều không sinh ra, biến loạn và tai họa cũng không có lý do phát sinh
Khoan dung, tha thứ, thông cảm bỏ qua là linh đan diệu dược để ta sống ung dung, tự tại

Tô Thức thậm chí còn nói: “Khuyến ngã thí cầu tam mẫu trạch, tòng công dĩ giác thập niên trì”. Nghĩa là: Ta sớm nên từ quan, tìm vài ba mẫu đất, cùng ông an nhàn sống tại Kim Lăng.

Kiếp người quả thật rất ngắn ngủi, trong nháy mắt sẽ qua đi. Hãy dùng thời gian cho những điều tốt đẹp. Suốt ngày chỉ ghi nhớ hận thù, trách móc chỉ có thể khiến bản thân ta rơi xuống vực sâu. 

Rộng lượng là thuốc miễn dịch

Có người nọ ngày ngày ngồi trong sân, buồn phiền lo lắng vì một cái cây: 

Bốn góc sân thêm một cái cây chính là chữ “”困” Khốn (Khốn khổ, khốn đốn); là điềm xui xẻo, không tốt lành. 

Có người nghe thấy vậy khuyên: “Chỉ cần chặt bỏ cái cây đó đi là được mà”

Người kia lại nói: “Vậy trong vườn chỉ còn lại người, chính là trở thành chữ “囚” Tù (cầm tù, bỏ tù).

Dưỡng tâm là có ý chỉ việc tu luyện tâm tính. Trong Cố Cung (Tử Cấm Thành) có một tòa mang tên “Dưỡng tâm điện”.
Khi gặp những khó khăn nghịch cảnh, đừng ngại hãy hướng ánh mắt nhìn ra xa hơn (ảnh: Pixabay)

Cho đến ngày nọ, ông ta gặp một thiền sư. Thiền sư nói: “Vườn này nhỏ quá, ông hãy nhìn ra ngoài vườn mà xem, trời đất quả là bao la rộng lớn, không có khốn khó bao vây”.

Đôi khi chúng ta không thể buông bỏ những chấp trước; không gạt bỏ được những danh, lợi, tình chỉ vì chúng ta không thể bước ra khỏi nghịch cảnh. 

Một người đứng đủ cao, nhìn đủ xa, mới có thể không bị những điều trước mắt vây khốn; mới có thể trở nên thông suốt, sáng tỏ rộng lượng. 

Khi một người nghĩ không thông, không thể vượt qua những khó khăn nghịch cảnh trước mặt, đừng ngại hãy thử hướng ánh mắt nhìn ra xa hơn; mở rộng không gian và thời gian của bản thân, nhìn lại những điều mình đã gặp phải. Lúc này bạn sẽ cảm nhận được, những điều được mất kia đều không là gì cả; những buồn vui đều chỉ là phù vân. 

Linh đan diệu dược chính ở tâm mỗi người

Thế sự vô thường, hiểu rõ được điểm này; tự thân chúng ta sẽ có được khả năng miễn dịch ở mức độ nhất định. Dù cho mưa bão to lớn tới đâu quấy nhiễu; tâm cũng bất động không dậy sóng, không buồn, không lo, không sợ. 

Tăng Quốc Phiên từng nói: “Trị bệnh ở tâm cần lấy hai chữ “rộng lớn” làm thuốc; trị bệnh tại thân lấy hai chữ “không thuốc” làm thuốc”

Bách bệnh đều tự tâm sinh, một nụ cười có thể giải tỏa ngàn vạn buồn lo. Bởi vậy, trong cuộc sống hỗn loạn đầy tranh đua, đấu đá; luôn giữ một tâm thái bình thản, tốt lành chính là linh đan diệu dược cõi nhân gian.

Theo Visiontimes