Giữ tâm kiền tịnh, mọi phiền nhiễu trong đời sẽ tự nhiên được hóa giải
Nếu nội tâm của một người kiền tịnh và quang minh, người đó có thể nhìn thấy và cảm nhận được thế giới bên ngoài cũng trong sáng và tốt đẹp.
- Nội tâm tĩnh lặng là thể hiện của người có tu dưỡng
- Sự tu dưỡng bắt đầu từ những tiểu tiết – 5 quy tắc ngầm trong giao tiếp
Người kiền tịnh vô tư, không vướng mắc
Một người kiền tịnh làm việc gì cũng không trì hoãn hay chần chừ. Họ không bối rối, hỗn loạn. Họ có thể thoát khỏi những ràng buộc bên ngoài, không bị cảm xúc chi phối, cũng không bị hãm nhập vào vòng danh lợi mà suốt ngày luẩn quẩn giữa được và mất.
Trong đời người, chúng ta sẽ gặp phải đủ chuyện khác nhau. Gần như mỗi lần mở mắt vào buổi sáng, sẽ đều gặp phải vấn đề mới xuất hiện. Dường như, bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra chuyện, có khi là những trở ngại bất ngờ, hay những lợi ích dễ dàng có được. Nhưng sự việc bạn gặp phải dù lớn hay nhỏ, dù tốt hay xấu, bạn cũng đừng quá để ý và quá coi trọng nó.
Trong cuộc sống bạn sẽ luôn gặp phải những điều không như ý hay những người “quái gở” xuất hiện. Những người kiền tịnh hiểu được rằng không nên để tâm vào những chuyện vụn vặt và hãm mình trong những cảm xúc tiêu cực.
Tâm hồn kiền tịnh của họ sẽ “ước thúc” bản thân tránh khỏi phiền não và những rắc rối không đáng có trong cuộc sống. Họ hiểu được rằng không nên vướng vào những người “quái gở”. Như Trang Tử đã nói “Hạ trùng bất khả ngữ băng”. Có nghĩa là không thể bàn chuyện băng giá với côn trùng mùa hạ, cũng giống như chẳng thể bàn luận chuyện trời cao với chú ếch ngồi nơi đáy giếng.
Một người kiền tịnh có thể thoải mái và không so đo những gì được và mất trong cuộc sống. Họ có khuôn phép và có năng lực tự mình thanh lọc bản thân. Bản thân họ giống như một dòng sông chảy mãi. Những rắc rối chỉ như chiếc lá rơi trên dòng sông, sẽ nhanh chóng bị cuốn trôi đi và trả lại sự thanh khiết ban đầu.
Người kiền tịnh lương thiện và không có tà niệm
Tăng Quốc Phiên nói rằng, điều hạnh phúc nhất là làm điều thiện mà không cầu người khác biết đến. Người xấu trong tâm luôn có tà niệm. Kỳ thực, họ cũng là những người chịu thống khổ nhất trong nội tâm.
Bởi vì hành vi thiện thuộc về tính dương, thuộc về phương diện quang minh, cởi mở. Còn hành vi ác thuộc về tính âm, căng thẳng và kèm theo cảm giác sợ hãi, đau đớn.
Người có thiện niệm thì nội tâm trong sạch và quang minh, cho dù là tinh thần hay thân thể của họ đều trở nên tường hòa, an lạc. Bởi vì, thiện niệm có thể kích thích dương khí trong cơ thể và xua tan u uất trong lòng.
Một người kiền tịnh đi đứng ngay thẳng và làm việc một cách quang minh lỗi lạc. Ngẩng đầu không hổ với trời, cúi đầu không thẹn với người. Những người như vậy sẽ có tấm lòng rộng mở, trong sáng vô tư, như cầu vồng sau mưa, như ánh sáng ấm áp sau ngày đông giá lạnh.
Khi trong tâm kiền tịnh, vạn vật tự nhiên sẽ rõ ràng
Người kiền tịnh thì an nhiên và không phóng túng.
Trang Tử nói: “Hư thất sinh bạch, cát tường chỉ chỉ.” Chỉ có phòng trống mới sáng sủa, phòng đầy đồ đạc thì không có ánh sáng chiếu ra, như vậy, những điều hạnh phúc và tốt đẹp mới liên tục xuất hiện. Đây là “Phong thủy kiến” của Trang Tử.
Tâm của một người giống như một ngôi nhà trống, được dọn sạch những thứ lặt vặt và rác rưởi, quét sạch bụi mù mịt, thì tâm sẽ tràn ngập ánh nắng và kết quả tất nhiên là tốt lành.
Nội tâm của người kiền tịnh sẽ không bị dục vọng chi phối, không quá mê đắm, không buông thả bản thân. Người có nhiều dục vọng thì tư chất nông cạn. Nếu một người chìm sâu trong biển dục vọng, tham lam vô độ thì sẽ đánh mất linh tính, hiểu biết, trí tuệ, hơn nữa, họ sẽ bỏ lỡ nhiều cơ duyên tốt đẹp và phúc báo trong cuộc đời.
Một tâm hồn tim kiền tịnh và an nhiên mới có thể nuôi dưỡng trí tuệ, tâm linh và phúc báo trong cuộc đời.
Dục vọng như lửa, không kiềm chế thì sẽ đốt cả đồng cỏ. Dục vọng cũng như nước, không kiềm chế thì sẽ dâng ngập cả bầu trời. Dục vọng quá sâu, nội tâm tất nhiên sẽ trở nên bẩn thỉu và xấu xa, con người vì vậy cũng sẽ trở nên nản lòng nhụt chí. Những phúc, lộc, thọ, hỷ và tài mà đáng lẽ phải có trong sinh mệnh cũng sẽ cạn kiệt không còn nữa.
Vì vậy, con người muốn trở nên kiền tịnh thì phải học cách kiềm chế dục vọng của mình. Có câu nói “an thiền chế độc long”, chính là phải dùng tấm lòng kiền tịnh, an nhiên để chế ngự “rồng độc” dục vọng.
Chỉ có con mắt kiền tịnh mới có thể nhìn thấy cảnh đẹp, chỉ có tâm hồn kiền tịnh mới có cảm xúc trong sáng. Kiền tịnh là một loại cảnh giới của con người và là một loại tu dưỡng của đời người.
Theo Sohu