Những câu chuyện nhân quả báo ứng tưởng chừng như chỉ có thể xảy ra trong truyện; nhưng lại diễn ra và tồn tại ở đời thường như một lời cảnh tỉnh với bất kỳ ai.

Cổ nhân tin rằng con người làm việc gì cũng đều sẽ có nhân quả báo ứng, thiếu nợ cái gì phải hoàn trả cái đó. Trong sách cổ Trung Quốc cũng có rất nhiều nội dung về vận mệnh và nhân quả báo ứng; làm điều thiện cứu người được quả báo tốt, làm điều ác hại người bị báo ứng ác báo; răn dạy con người tuân theo Thiên lý, làm nhiều việc thiện thì mới gặp cơ hội tốt. Bởi vì trên đầu ba thước có Thần linh, nếu con người làm việc thiện thì không cần hỏi đến chuyện tương lai; người tốt thì Thần nhất định sẽ che chở cho họ. Trong sử sách có rất nhiều câu chuyện như vậy, dưới đây là một số minh chứng về thiện ác báo ứng.

Kính Phật hành thiện được Thần minh bảo hộ

Vào thời Bắc Tống, Hàn Kỳ từ nhỏ đã thích làm việc thiện và giúp đỡ người khác; một lòng hướng Phật, nói lời chính trực, không thích bông đùa, tính tình thuần phác. Ông giữ chức quan can gián trong ba năm, dám mạo phạm để khuyên nhà vua. Nếu phàm là việc không thích hợp và không cần thiết, ông sẽ không nói; nhưng mỗi khi ông nói ra thì đều phân biệt rõ ràng thị phi, quy chính lại pháp luật, trung thành và chính trực, tránh xa những kẻ tiểu nhân nịnh bợ. Ông làm quan hơn 70 năm, xử lý công việc trước sau cẩn thận không sai sót chỗ nào.

Năm Bảo Nguyên thứ hai, vùng Tứ Xuyên hạn hán nghiêm trọng; số người mất mạng vì đói ngày càng nhiều; Hàn Kỳ được cử làm quan Giám sát. Sau khi đến Tứ Xuyên, trước tiên ông cho miễn giảm thuế, bắt giam những tham quan không làm tròn chức trách; bãi bỏ hơn trăm chức quan dư thừa. Sau đó ra lệnh lấy hết lương thực trong kho của quan phủ địa phương phân phát cho bách tính khó khăn; ở các nơi nấu cháo đặc cứu cứu đói cho hơn 1,9 triệu người. Mọi người vô cùng cảm kích và nói: “Sứ giả tới rồi, chúng ta lại được cứu sống rồi.”

Những câu chuyện về luật nhân quả báo ứng đáng suy ngẫm

Về sau, ông được cử đi nhậm chức ở Trung Sơn; khi qua sông Sa, người dẫn đường trở về báo rằng mực nước sông phía trước bỗng dâng cao. Hàn Kỳ vội hạ lệnh chuẩn bị tàu thuyền vượt sông, quả nhiên nước dữ, sóng cao như núi; khiến tàu thuyền như sắp bị nhấn chìm. Những người đi theo đều thấy khiếp sợ. Lúc này đột nhiên có con Long Thần chặn dòng nước lớn ở thượng nguồn nên nước sông lập tức yên tĩnh trở lại; đợi đến khi Hàn Kỳ và những người đi cùng an toàn qua sông, dòng nước mới trở lại dữ dội như trước. Mọi người đều nói là do Hàn Kỳ thường xuyên làm việc thiện nên được cứu giúp.

Tâm tồn thiện niệm nhất định sẽ có thiện quả

Vào thời nhà Minh, ở Phụng Dương, tỉnh An Huy, có một người đàn ông tên là Trịnh Chiếu. Ông ngưỡng mộ các bậc thánh nhân và tự mình thực hành Đạo của các bậc thánh hiền. Mỗi ngày, ông đều dốc hết sức mình làm việc thiện giúp đỡ người khác, cứu giúp người hoạn nạn, không từ chối làm việc thành tựu cho người khác; hơn mười năm qua ông vẫn kiên trì làm như vậy. Vì vậy người ta gọi ông là người đại thiện. Ông yêu cầu bản thân phải nghiêm khắc với chính mình. Ông không dám tùy tiện với những gì mình nghe thấy, cùng với lời nói và hành động của mình. Ở nơi không ai nhìn thấy thì ông vẫn duy trì trạng thái thận trọng như vậy.

Tích đức hành thiện sẽ cải biến vận mệnh, phúc trạch tròn đầy
Những điều tốt đẹp và cát tường sẽ thuận theo thiện tâm mà đến.

Một hôm, vào buổi tối, ông nằm mơ thấy mình lên trời; thấy các thiên thần đã sắp sẵn chỗ ông cho ông; họ nói: “Ông vốn số mệnh nghèo khó, nhưng vì làm việc thiện nên đã sai khiến hai vị thần phúc và lộc đi theo ông; sau này ông sẽ ngồi chính chỗ này.” Từ đó, Trịnh Chiếu đi đâu cũng được hưởng phúc; con cháu hưởng vinh hoa phú quý; cuối đời cũng như vậy.

Trinh Chiếu kiên trì một lòng hướng thiện, luôn kiên trì đến cùng nên về sau chứng được quả vị Tịnh dục chân nhân. Đây chính là minh chứng cho đạo lý những điều tốt đẹp và cát tường sẽ thuận theo thiện tâm mà đến.

Tích đức hành thiện sẽ cải biến vận mệnh, phúc trạch tròn đầy

Vào thời nhà Thanh, ở huyện Thuận Đức, tỉnh Quảng Đông, có một người tên là Ôn Nhữ Thích đỗ tiến sĩ vào năm Càn Long thứ 49. Có ông thầy xem tướng phán rằng đời này ông chỉ có thể làm đến chức quan tứ phẩm. Năm Càn Long thứ 59, con đê lớn nhất Quảng Đông bị vỡ. Ôn Nhữ Thích về quê lo tang sư cho cha mẹ và tận mắt chứng kiến ​​cảnh bách tính trôi dạt khắp nơi. Ông đã lấy toàn bộ gia sản và tổ chức quyên góp để xây dựng lại con đê. Ngoài ra, ông còn mở lớp dạy kinh sách Nho gia miễn phí v.v… làm việc thiện và khuyến khích người người làm việc thiện.

Sau này khi trở về kinh, thầy tướng số ngày trước trông thấy tướng mạo của ông đã thốt lên rằng: “Ông về quê hương chắc đã gieo nhiều phước đức; nếu không thì dung mạo và cốt cách làm sao có thể thay đổi nhiều đến vậy.” Ông có thể thăng quan lên đến chức nhị phẩm. Ôn Nhữ Thích kể lại những việc mình đã làm; nghe xong thầy tướng số cười nói: “Tướng do tâm sinh, tương lai của ông có hy vọng vô cùng!”

Những câu chuyện về luật nhân quả báo ứng đáng suy ngẫm
Tích đức, hành thiện sẽ cải biến vận mệnh, phúc trạch tròn đầy.

Về sau, Nhữ Thích làm đến chức quan chủ khảo Quảng Tây, Tứ Xuyên, Sơn Đông; và được thăng đến chức Binh bộ thị lang. Con trai là Ôn Thừa Đế, năm Đạo Quang thứ 6 đỗ Tiến sĩ; vào viện Hàn lâm với chức quan Hình bộ chủ sự. Người ta đều nói chuyện này là do nhà họ Ôn lấy thiện để cứu giúp thế nhân nên mới có được phúc trạch tròn đầy như vậy.

Xem mạng người như cỏ rác nên bị tổn thọ và mất đi phúc lộc

Thượng thư Tô Đĩnh đời Đường khi còn trẻ, có người xem tướng cho ông và nói: “Ông có thể làm quan đến Thượng thư; có thể làm đến chức quan Nhị phẩm”. Sau đó, khi trở thành quan tam phẩm đến chức Thượng thư thì ông bị bệnh nặng.

Ông tìm đến thầy tướng số xem vận mệnh, thầy tướng nói: “Thọ mệnh của ông đã tận, không cách nào kéo dài thêm.” Tô Đĩnh thuật lại chuyện trước đây có người xem tướng cho mình. Thầy tướng số nói: “Lúc đầu thì quả đúng là như vậy; nhưng khi làm quan ở Quế Châu, ông đã xử tử hai người. Bây giờ hai người đó đang kháng cáo kêu oan ở âm phủ; quan sai đã rút ngắn tuổi thọ của ông hai năm; nên ông không thể lên đến chức quan nhị phẩm.”

Trước đó khi Tô Đĩnh còn làm quan ở Quế Châu, có hai tiểu quan sai kháng cáo huyện lệnh; nhưng Tô Đĩnh lại vì bao che cho huyện lệnh mà xử tử hai tiểu quan sai. Tô Đĩnh nhớ lại sự việc lúc đó chỉ còn biết thở dài hối tiếc rồi qua đời.

Phạm pháp nhận của đút lót làm liên lụy đến đời sau

Thời Đường ở vùng Giao Chỉ có một người tên là Tá Phiền Quang. Một buổi trưa nọ, ông đang làm việc ở trang viên, bỗng nổi cơn sấm sét; Phiền Quang cùng con trai và con chó vàng mà họ nuôi đều bị sét đánh chết. Trong khoảnh khắc ấy, vợ của Phiền Quang bỗng thấy một Đạo sĩ nhấc bổng cô lên và ném cô đi nơi khác nên thoát chết.

Có người hỏi cô ấy: “Nguyên nhân của chuyện này là sao?” Vợ Phiền Quang kể: “Trước có hai người đến khiếu kiện, Phiền Quang bắt giam vào ngục. Sau đó kẻ không biết đạo lý mua chuộc Phiền Quang nên được thả ra. Người chính trực bị đánh đập và buộc phải nhận tội. Đồ ăn thức uống của họ là do Phiền Quang lấy đem cho con trai và con chó vàng. Khi hai người bị giam trong ngục đói, họ nói rằng nhất định phải tố cáo với Thiên Đế.” Mấy ngày sau, Phiền Quang gặp phải quả báo này.

Những câu chuyện về luật nhân quả báo ứng đáng suy ngẫm
Tích đức, hành thiện không chỉ là tạo cho mình vận mệnh tốt mà còn tích phúc đức cho con cháu đời sau (ảnh: Pixabay).

Thiện ác hữu báo chính là thiên lý. Chúng ta có thể thấy rằng, trong cuộc sống thực tế, ai tin có luật nhân quả báo ứng đều tự giác đi làm việc thiện tích đức; không chỉ là tạo cho mình vận mệnh tốt mà còn tích phúc đức cho con cháu. Phàm những ai không tin vào luật nhân quả báo ứng thì thường làm điều xấu hại người để làm lợi cho mình; không tích đức hành thiện, kết quả là phí công bản thân mà bỏ mất phúc đức; còn làm liên lụy đến con cháu sau này; hậu quả của việc thương thiên hại lý thì không thể tính được.

Do vậy, Đạo làm người thì cần phải có nhận thức đúng đắn về luật nhân quả báo ứng; phải kiểm soát được tâm niệm của bản thân và hết thảy hành vi xem có phù hợp với Thiên lý hay không thì mới có thể có được vận mệnh tốt, tiền đồ sáng lạn.

Theo Minh Huệ Net