Làm thế nào để những đứa trẻ ‘con anh, con tôi, con chúng ta’ có thể chung sống trong một mái nhà? Bí quyết chính là có một người mẹ hiền chăm sóc chúng.

Cô Nga kể lại: “Nhìn những đứa trẻ quây quần bên nhau, thương yêu nhau, khó ai có thể tưởng tượng nổi đó là những đứa trẻ con anh, con tôi và con chúng ta trong gia đình tôi. Điều đặc biệt là chúng chưa hề nói với nhau nặng lời chứ đừng nói là cãi cọ nhau như trong các gia đình bình thường khác.”

Khi chúng tôi hỏi bí quyết nào có được điều đó thì người mẹ hiền đôn hậu, dịu dàng ấy trả lời một câu rất giản dị: “Mình hết lòng thương yêu chúng nó thì ai nỡ đối xử tệ với mình!” Cô Nga quả thật là người phụ nữ “chưa tu đã ở trong đạo”.

Lấy chồng, gánh nặng gia đình vất vả

Cô Nguyễn Thị Nga sinh năm 1955, sống tại phố Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Cô sinh trưởng trong một gia đình nông dân có 5 anh em. Vì nhà nghèo, đông con, nên mới 15 tuổi cô Nga đã khai tăng một tuổi để thoát ly đi làm công nhân ở nông trường Tam Thiên Mẫu của ủy ban nông nghiệp Hà Nội đóng ở trên đất Thuận Thành.

Đến năm 1978, khi vừa 23 tuổi cô bén duyên với một anh chàng đẹp trai ga lăng ở phố Dâu. Sau đám cưới, cô phải xin nghỉ công tác để thực hiện nghĩa vụ làm dâu trong gia đình: phụ việc cho mẹ chồng vừa bán phở, vừa bán giải khát. Sau 3 năm thì mẹ chồng cô mất vì vất vả quá dẫn đến lao lực không qua khỏi.

Bà ra đi để lại cho cô 7 miệng ăn. Bố chồng đã già, chị gái chồng có tật khoèo tay, chân đi lê lết, không làm được gì cả. Em trai chồng đang ở trong quân ngũ. Khốn nỗi nhà đã nghèo, cô lại là người mắn đẻ, sinh liên tiếp 4 con, 1 trai và 3 gái.

Nhưng chồng cô ham mê cờ bạc, phá phách, chơi bời theo tệ nạn xã hội thời ấy. Bao nhiêu đồ đạc trong nhà, phụ tùng xe đạp đều “đội nón ra đi”. Cuối cùng anh ấy cũng bỏ nhà ra đi học nghề bói toán, hành nghề với các cô gái trẻ hơn đang nhỡ nhàng và có con với một cô bồ trong số ấy, bỏ lại cả 5 mẹ con cô.

Cô lại phải “đầu đội vai mang” vừa làm mẹ, vừa làm cha, vừa làm dâu nuôi bố chồng và bà chị chồng tật nguyền. Quá vất vả vì một mình cáng đáng nuôi 7 miệng ăn, còn chồng thì chơi bời hư hỏng, vô trách nhiệm nên cô quyết định làm đơn ly dị cho đỡ vướng bận tâm.

Lên đò lần hai, nuôi cả con chồng

3 năm sau, tình cờ cô gặp anh Cường, một người bạn cũ của chồng. Anh hỏi thăm: “Đông bây giờ đang ở đâu và làm gì?” Được biết về người bạn thân tệ bạc của mình, anh thấy xót xa, thương cảm cho cô Nga.

Lại nói về hoàn cảnh của anh cũng khá đặc biệt: 2 người vợ nhưng cũng chỉ sinh cho anh một cô con gái, mà gia đình nhà anh thì nặng về lễ giáo phong kiến muốn anh phải có con trai để nối dõi tông đường. Anh muốn làm bờ vai cho mẹ con cô Nga nương tựa vì “mẹ goá, con côi” thường hay bị bắt nạt. Thế là năm 1994, gia đình nhà anh Cường đã sửa soạn lễ xin đón cô về làm dâu. Nhưng lúc này cô vẫn là trụ cột trong gia đình vì chưa có ai thay thế.

Lấy nhau được 6 tháng, lúc này cô Nga có thai thì chú Cường vừa lo lắng, vừa ái ngại cho hoàn cảnh của cô nên muốn đón cô về để cùng nhau xây dựng kinh tế. Đúng lúc này chú em chồng cũ của cô vừa được ra quân trở về địa phương. Cô trao trả cái gia đình mà cô đã gánh vác gần 20 năm và mang theo đứa con gái út 5 tuổi về nhà chồng mới. Lúc này 3 đứa con đầu của cô cũng đã khôn lớn nên cô để lại bên đó.

Câu chuyện người mẹ hiền của những đứa trẻ

Về ở với chồng mới, cô thuê một căn nhà ở cổng viện vừa ở, vừa bán hàng ăn, vừa lo liệu kinh tế để có trách nhiệm nuôi tất cả 6 đứa con…Trời chẳng phụ lòng người, cô sinh được một cậu con trai khôi ngô tuấn tú với người chồng mới.

Vợ cả của anh Cường thấy cô sinh được con trai thì bà ấy bỏ sang Trung Quốc để lại đứa con gái ruột. Cô Nga vẫn nuôi dạy con chồng tử tế rồi sau đó gả chồng cho cháu. Khi nó sinh con, cô lên tận Bắc Giang để chăm sóc mẹ con nó như con ruột của mình khiến vợ chồng cháu và cả gia đình nhà chồng cháu đều cảm phục về cách cư xử rất bao dung và nhân hậu của cô, khác hoàn toàn với điều mà dân gian truyền miệng: “Mấy đời bánh đúc có xương”…

Giáo dục gia đình là gốc rễ của mọi sự thành bại trong đời người
Người mẹ hiền là gốc rễ của gia đình hạnh phúc. (Ảnh minh họa: Epochtimes).

Lại nữa, đứa con gái thứ hai của cô cũng vất vả, lấy chồng được 5 năm thì theo vết xe đổ, chồng nó cũng chơi bời phá phách nên chúng nó bỏ nhau. Cô phải mang đứa cháu ngoại về chăm sóc và lo cho nó đi xuất khẩu lao động ở bên Nhật. Sau đó cậu con trai chung của cô chú cũng sang Nhật xuất khẩu lao động với chị nó.

Sau nhiều vất vả, sức khỏe người mẹ sa sút

Cuộc sống quá ư vất vả, cực nhọc, lam lũ từ tấm bé cho nên khi đứng tuổi thì trong cô xuất hiện nhiều bệnh tật. Chưa đến 60 tuổi cô bị gai đôi cột sống, thoái hóa 4 đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, viêm và trào ngược dạ dày… Cô uống rất nhiều thuốc Đông, Tây y cũng không khỏi. Đang chán nản thất vọng gặp cô Phạm hơn cô mấy tuổi, là một người bạn hàng xóm trước đây mắc rất nhiều bệnh suốt ngày sắc thuốc mà nay thấy cô ấy tự nhiên khỏe và đẹp ra. Cô hỏi:

     – Chị uống thuốc gì mà dạo này khỏe đẹp ra thế?

Lúc ấy cô Phạm mới tu được vài ba tháng. Cô Phạm giới thiệu Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp cho cô.

Sau hơn 3 năm, vẫn còn một hiểu lầm về Pháp Luân Công ở Việt Nam
Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp (ảnh: Nguyện Ước)

Đầu tiên cô Phạm hướng dẫn cô luyện công và nhờ một đồng tu mua hộ cô cuốn Chuyển Pháp Luân và cuốn Đại viên mãn Pháp. Nhận được sách về, cô đọc ngốn ngấu. Càng đọc càng thấy hay, không muốn rời cuốn sách. Sau đó hai cô cứ học Pháp chung với nhau. Một hôm cô Nga hỏi cô Phạm:

   – Ở gần đây có ai học môn này không chị nhỉ?

Lúc ấy cô mới biết cô Trầm là người giới thiệu Đại Pháp cho cô Phạm. Thế là một nhóm học Pháp ba chị em hình thành ở nhà cô Nga.

Người mẹ hiền đang luyện bài Công Pháp số 5
Cô Nga đang luyện bài Công Pháp số 5 (ảnh: Nguyện Ước).

Người mẹ hiền tu luyện, cả nhà được hạnh phúc

Thấy cô Nga từ khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ngày một trẻ, khỏe ra thì chồng cô Nga từng là người theo chủ nghĩa vô thần tuyệt đối nhưng nay cũng đã thay đổi. Chú rất ủng hộ cô tu luyện. Cứ đến buổi học Pháp chung chú đều đun nước giúp cô. Có những buổi ba chị em học Pháp muộn chú đều chủ động nấu ăn. Khi cô lên Bắc Ninh trông cháu cho các con thì cứ ngày mai đến buổi học Pháp nhóm, thì hôm nay chú đã nhắc cô: “Ngày mai anh lên đón về nhé!”

Cô Nga còn chia sẻ: “Khi đứa con trai út của mình cũng sang Nhật Bản với chị nó được mấy tháng thì mình cũng bước vào tu luyện Đại Pháp. Mình vô cùng biết ơn Sư Phụ Lý Hồng Chí. Từ khi mình tu luyện Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp gặp rất nhiều may mắn. Nhất là các con làm ăn gặp rất nhiều may mắn và gia đình hạnh phúc.

Người mẹ hiền của những đứa trẻ
Cô Nga và các cháu của mình (ảnh: Nguyện Ước).

Năm 2019 khi dịch Covid đang hoành hành khắp nơi trên thế giới, cướp đi biết bao nhiêu mạng sống thì con trai cô lúc đó nơi đất khách quê người cháu cũng nhiễm Covid. Cả nhà rất lo lắng, bất an vì chị nó ở một thành phố khác… Nhưng rất may mắn là cháu bị rất nhẹ, chỉ ở trong phòng và uống thuốc mấy hôm là khỏi.

Còn chồng cô – chú Cường trước đây bị mỡ máu, tiểu đường, huyết áp cao. Tuy chưa tu luyện nhưng chú được hưởng lợi ích từ Pháp do vợ mình tu luyện. Nay chú đã không còn bị mỡ máu, huyết áp và tiểu đường đã ổn định. Chú rất ủng hộ cô tu luyện.

Đại Pháp đã thay đổi hoàn toàn một đại gia đình

Bản thân cô Nga đã 7 năm không còn dùng đến thẻ bảo hiểm y tế. Mới tu được 3 tháng cô đã đi lại bình thường không còn đau đớn gì nữa, trong khi trước đây đau chân, muốn leo cầu thang cũng không leo lên được. 4 đứa con cô (2 trai, 2 gái) đều tập trung ở Bắc Ninh giúp đứa con gái thứ 3 kinh doanh vàng bạc đá quý. Việc kinh doanh của chúng ngày càng thuận lợi.

Cô Nga nói trong ngân ngấn nước mắt: “Đại Pháp đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bản thân tôi và đại gia đình”. Sắp đến ngày 13 tháng 5 – ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới, cũng là ngày sinh nhật Sư Phụ Lý Hồng Chí, cô muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người Thầy tôn kính- người Thầy của pháp môn Pháp Luân Đại Pháp – đã thay đổi cuộc đời cô, một sinh mệnh may mắn nhất trong 7 tỉ người trên trái đất này.

Quý độc giả muốn giao lưu chia sẻ về Pháp Luân Đại Pháp có thể liên lạc với cô Nga qua số điện thoại 0976 283 831. Hoặc cũng có thể vào trang web chính của Pháp Luân Đại Pháp https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn chi tiết hơn về Pháp môn này. 

Xem thêm: